Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức 4P trong Marketing là gì? Thành phần và 5 bước xây dựng 4P
1C Việt Nam
(04.10.2024)

4P trong Marketing là gì? Thành phần và 5 bước xây dựng 4P

4P trong Marketing là chiến lược cốt lõi trong tư duy tiếp thị hiện đại của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Trong đó, tập trung vào giá trị và nhu cầu của khách hàng là điều thiết yếu mà bất kỳ chiến dịch Marketing nào cũng phải thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết về 4P trong Marketing là gì cùng các bước xây dựng chiến lược 4P hiệu quả.

1. 4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketing là một mô hình tập hợp các công cụ Marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản như: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Xúc tiến). Thuật ngữ này được E. Jerome McCarthy khái niệm hóa chính thức vào năm 1960 trong cuốn sách Basic Marketing, A Managerial Approach, nhằm giải quyết các vấn đề như sau:

  • Thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Tìm ra nguyên nhân thất bại của sản phẩm/dịch vụ hiện tại.
  • Giải quyết các vấn đề và điều chỉnh nhận thức của người dùng về sản phẩm/ dịch vụ
  • Tăng lợi thế cạnh tranh
  • Hiểu rõ quá trình tương tác của sản phẩm với người tiêu dùng và ngược lại
4p trong marketing
4P trong Marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: 

2. Các thành phần tạo nên mô hình 4P trong Marketing

Mô hình 4P trong Marketing được tạo ra bởi 4 yếu tố chính, các yếu tố này không hoạt động riêng lẻ mà tác động qua lại lẫn nhau. Dưới đây là các yếu tố tạo nên chiến lược 4P trong Marketing:

2.1 Product - Sản phẩm

Product (Sản phẩm) là những gì doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu của Product là đáp ứng nhu cầu khách hàng và thu lại lợi nhuận. Sản phẩm thường là hàng hóa, dịch vụ, địa điểm, sự kiện, thông tin, ý tưởng,...Trong đó, sản phẩm sẽ được chia thành 2 loại chính:

  • Consumer product (Sản phẩm tiêu dùng):

Là loại sản phẩm bao gồm: Sản phẩm thiết yếu (thực phẩm, vật dụng hàng ngày, đồ uống), sản phẩm lựa chọn (áo quần, đồ điện tử, nội thất), sản phẩm đặc biệt (xe hơi cao cấp, vật dụng thiết kế riêng, đồ điện tử, nội thất) và sản phẩm không mong muốn (bảo hiểm, dịch tang lễ, hiến máu).

  • Industrial Product (Sản phẩm công nghiệp)

Sản phẩm công nghiệp bao gồm các loại: Máy móc và thiết bị (máy CNC, máy in 3D, máy công nghiệp), nguyên vật liệu và hàng hóa thô (quặng sắt, bông, gỗ, linh kiện, vi xử lý) và dịch vụ công nghiệp (bảo trì máy móc, tư vấn kỹ thuật, đào tạo nhân viên, logistics).

Nhìn chung, một Product (sản phẩm) sẽ có vòng đời riêng bao gồm 4 giai đoạn:

  • Introduction (Giới thiệu): Là giai đoạn sản phẩm vừa ra mắt, doanh số chưa ổn định.
  • Growth (Tăng trưởng): Sản phẩm được quảng bá rộng rãi, doanh số tăng nhanh và xuất hiện đối thủ cạnh tranh.
  • Maturity (Trưởng thành): Giai đoạn sản phẩm đạt mức ổn định, doanh số tăng trưởng chậm hoặc bình ổn, canh tranh gay gắt.
  • Decline (Suy thoái): Sản phẩm không còn nổi bật, doanh số giảm do thay đổi nhu cầu và sản phẩm khác thay thế.
mô hình 4p trong marketing
Sản phẩm phải đảm bảo thu hút khách hàng và thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

2.2 Price - Giá cả

Trong mô hình 4P, giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Để sở hữu sản phẩm/dịch vụ, khách hàng phải chi trả một khoản tiền nhất định, chi phí đó sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp bán ra. Cụ thể:

  • Định giá thấp: Sẽ khiến khách hàng nghĩ rằng sản phẩm kém chất lượng và giảm lợi nhuận.
  • Định giá cao: Khách hàng sẽ mua ít hơn hoặc mua với số lượng nhỏ.

Trong đó, giá cả sản phẩm phải phù hợp với hình ảnh thương hiệu và chất lượng sản phẩm, xác định phân khúc cao cấp hay bình dân để thực hiện các chiến lược tiếp thị hiệu quả. Một số chiến lược định giá phổ biến có thể kể đến như:

  • Định giá thâm nhập thị trường: Giá thấp để thu hút khách hàng.
  • Định giá hớt váng: Giá cao khi vừa ra mắt và giảm dần sau đó.
  • Định giá cao cấp: Giá cao chú trọng vào phân khúc khách hàng cao cấp.
  • Định giá dựa trên đối thủ: Giá sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh so với đối thủ.
  • Định giá dựa vào chi phí sản xuất: Bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận.
  • Định giá dựa trên giá trị: Giá thành phản ánh giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng.
  • Định giá tâm lý: Đưa ra các con số lẻ như 199.0000đ thay vì 200.0000đ.
  • Định giá combo: Bán sản phẩm theo gói.
  • Định giá theo khu vực: Giá thành sẽ thay đổi theo từng địa điểm.

2.3 Place - Phân phối

Phân phối là hành trình sản phẩm đến tay khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Ngoài ra, phân phối cũng là một cách để doanh nghiệp lựa chọn địa điểm mà khách hàng có thể thấy và mua được sản phẩm. Thông thường, sẽ có hai hình thức phân phối chính: Phân phối trực tiếp và gián tiếp.

  • Phân phối trực tiếp: Sản phẩm được đưa thẳng đến tay khách hàng, thông qua trang web hoặc cửa hàng của doanh nghiệp.
  • Phân phối gián tiếp: Sản phẩm được đưa đến khách hàng bằng các mạng lưới trung gian như siêu thị, đại lý bán lẻ hoặc phân phối.
4p trong marketing là gì
Phân phối là hành trình doanh nghiệp gửi gắm sản phẩm đến tay khách hàng hiệu quả

2.4 Promotion - Xúc tiến thương mại

Xúc tiến trong chiến lược 4P là các hoạt động quảng bá tìm kiếm cơ hội trao đổi, mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm nâng cao doanh số của doanh nghiệp, bao gồm: Các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm thương mại…

Trong thời đại ngày nay, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chiến thuật để quảng bá sản phẩm đến khách hàng tiềm năng như:

  • Quảng cáo sản phẩm trên các kênh truyền hình, đài phát thanh, báo chí…
  • Quảng cáo trực tuyến thông qua các nền tảng xã hội, các kỹ thuật quảng cáo online…
  • Tham gia các sự kiện, triển lãm.
  • Tiếp thị trực tiếp thông qua điện thoại, Email Marketing.

Nhìn chung, Promotion (Xúc tiến) được xem là kim chỉ nam để doanh nghiệp nâng cao doanh số và thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, ý tưởng sản phẩm vẫn chiếm vị trí cốt lõi để doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu, là điểm khởi đầu của mọi chiến lược và là chữ P quan trọng nhất. Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp sẽ là nền tảng để doanh nghiệp phát triển 3 P còn lại là Định giá, Khuyến mãi và Địa điểm. Do đó, khi lựa chọn sản phẩm, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng về một số khía cạnh chính để đưa ra những kế hoạch phù hợp. 

4p trong marketing
Hoạt động xúc tiến là chìa khóa để doanh nghiệp cải thiện doanh số

>>>> XEM THÊM: Chi tiết quy trình phân tích khách hàng mục tiêu bài bản hiệu quả

3. Tầm quan trọng của chiến lược 4P trong Marketing

Mô hình 4P trong Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp triển khai các chiến lược tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Việc áp dụng 4P giúp doanh nghiệp đạt được những thành tựu như sau: 

  • Tạo ra sản phẩm chất lượng

Để chiến lược Marketing Mix 4P đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường mục tiêu, nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Qua đó, giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và nâng cao doanh số bán hàng.

  • Nâng cao giá trị thương hiệu

Chiến lược 4P trong Marketing giúp sản phẩm và thương hiệu được quảng bá rộng rãi, duy trì mối quan hệ và gia tăng sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Chiến lược này không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và uy tín, mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.

  • Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh

Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ở thời đại ngày nay. Do đó, doanh nghiệp cần không ngừng sáng tạo để nâng cao giá trị cung cấp đến khách hàng. Chiến lược 4P trong Marketing sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện điều này một cách hiệu quả.

  • Tạo ra lợi ích cho khách hàng

Bên cạnh đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. việc áp dụng chiến lược 4P trong Marketing sẽ giúp người tiêu dùng nhận được nhiều lợi ích từ sản phẩm/dịch vụ, giá bán, mua hàng thuận tiện và nhiều thông tin hữu ích khác.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Up sale là gì? Các nguyên tắc áp dụng Up sale hiệu quả

4. Trong 4P, cái nào là quan trọng nhất? 

Trong Marketing Mix 4P, sản phẩm là P quan trọng nhất. Phần lớn các Marketer đều cho rằng, Promotion (Xúc tiến) là quan trọng nhất và là chìa khóa để tăng doanh số bán. Tuy nhiên, xét trên thực tế thì yếu tố xác định khách hàng mục tiêu lại là ý tưởng sản phẩm. Sản phẩm là khởi đầu cho mọi quá trình, thu hút khách hàng mục tiêu và cũng là nền tảng để phát triển 3P còn lại, gồm Xác định giá, Xúc tiến và Phân phối. 

5. Các bước xây dựng 4P trong Marketing Mix hiệu quả cho doanh nghiệp

4P trong Marketing là chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra. Để áp dụng hiệu quả phương pháp 4P trong Marketing Mix, doanh nghiệp cần tuân theo 6 bước như sau:

5.1 Bước 1: Xác định USP sản phẩm

USP (Unique Selling Point) là điểm bán hàng độc đáo của một sản phẩm/dịch vụ, giúp thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đây là yếu tố quan trọng khi phát triển chiến lược 4P trong Marketing Mix, để xác định được USP, doanh nghiệp cần tìm hiểu về nhu cầu, sở thích và vấn đề mà khách hàng đang đối mặt về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây còn là giai đoạn doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh về những gì họ đang cung cấp, cũng như tìm hiểu những điểm yếu mà doanh nghiệp có thể khai thác.

4p trong marketing
Apple là một trong những hãng thành công trong việc xác định USP sản phẩm

5.2 Bước 2: Lắng nghe khách hàng

Sau khi xác định USP sản phẩm, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng thông qua các câu trả lời về những câu hỏi sau:

  • Đối tượng nào sẽ mua sản phẩm?
  • Khách hàng có vấn đề nào cần được giải quyết?
  • Họ muốn có sản phẩm gì? Mô tả chi tiết

Tóm lại, nghiên cứu thị trường chính là cách thức phổ biến giúp doanh nghiệp thu thập thông tin khách hàng hiệu quả và vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu. Các nhà quản trị có thể tham khảo các phương pháp như: Thực hiện khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu, thu thập ý kiến của khách hàng thông qua email, website…

4p trong marketing
Hiểu rõ insight khách hàng giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng

5.3 Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Quá trình nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của mình so với đối thủ, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu, đồng thời tìm ra cơ hội và mối đe dọa từ đối thủ. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra các chiến lược cạnh tranh để đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa chiến lược giá phù hợp nhất cho khách hàng của mình.

4p trong marketing dịch vụ
Nghiên cứu đối thủ giúp doanh nghiệp xác định ưu nhược điểm để tìm ra cơ hội cạnh tranh

5.4 Bước 4: Tìm hiểu các kênh phân phối

Trước khi tìm kiếm các kênh phân phối trong mô hình 4P, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi:

  • Khách hàng tiềm năng có xu hướng mua hàng ở đâu?
  • Họ thích sử dụng kênh mua sắm nào?
  • Khách hàng muốn được tiếp xúc với thông tin nào?

Đối với việc chọn kênh phân phối, doanh nghiệp cần xem xét các kênh mà khách hàng thường sử dụng, sau đó tìm cách tiếp cận họ một cách hiệu quả. Một số kênh truyền thông phổ biến có thể kể đến như: Facebook, Youtube, Instagram… Ngoài ra, việc xây dựng một trang web uy tín và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sản phẩm/dịch vụ chỉ được phát triển nhằm phục vụ cho một thị trường cụ thể, việc chú trọng vào một kênh/khu vực địa lý sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào đúng khách hàng mục tiêu.

5.5 Bước 5: Phát triển các chiến lược xúc tiến

Sau khi đã tìm ra khách hàng tiềm năng và tạo ra mức giá cho sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần phát triển các chiến lược xúc tiến (Promotion) phù hợp với mục tiêu và ngân sách để truyền tải các thông điệp về sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng. Từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và hoàn thành được mục tiêu kinh doanh.

5.6 Bước 6: Kiểm tra

Để chiến lược 4P trong Marketing được thành công, doanh nghiệp cần đánh giá xem các yếu tố về Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (Xúc tiến) có khớp với nhau hay chưa. Vì vậy, đội ngũ Marketing cần dành nhiều thời gian để thực hiện đánh giá và đo lượng hiệu quả kết hợp của các yếu tố kể trên một cách thường xuyên. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng hay chưa, giá thành có phù hợp với giá trị của sản phẩm/dịch vụ, vị trí phân phối có thuận lợi cho khách hàng mục tiêu và chiến lược quảng cáo có thu hút khách hàng hay không.

4p trong marketing mix
Doanh nghiệp cần tiến hành rà soát các yếu tố trong 4P đã kết nối với nhau hay chưa

>>>> XEM NGAY: Chăm sóc khách hàng là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có

6. Ưu nhược điểm của mô hình 4P trong Marketing

Mô hình 4P trong Marketing là một công cụ quan trọng và hữu ích cho doanh nghiệp khi triển khai chiến lược tiếp thị. Ngoài những lợi ích có được, mô hình vẫn sẽ tồn tại nhiều điểm hạn chế. Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về ưu và nhược điểm của 4P trong Marketing nhé.

6.1 Ưu điểm

Chiến lược 4P trong Marketing có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Thuận lợi tương tác với khách hàng: Thông qua các phản hồi của khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội, những bài đăng về thương hiệu được mọi người chia sẻ, doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng đang nghĩ gì về thương hiệu và các chiến lược Marketing đang triển khai.
  • Đo lường thông số dễ dàng: Khi triển khai các chiến lược tiếp thị trên các kênh truyền thông, doanh nghiệp dễ dàng đo lường các chỉ số thể hiện mức độ thành công của chiến dịch quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ đo lường thông số hiệu quả còn giúp doanh nghiệp biết được kênh nào thu được kết quả cao, từ đó tạo động lực để triển khai các kế hoạch tiếp theo.
  • Tiếp cận công chúng: Hiện nay có rất nhiều công cụ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng. Trong đó, quảng cáo Google hay Facebook chính là công cụ được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm quảng bá sản phẩm đến với khách hàng và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi sản phẩm của doanh nghiệp.

6.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, mô hình 4P trong Marketing vẫn sẽ tồn tại nhiều điểm hạn chế như: Gây phiền toái, bị khách hàng bỏ qua và cạnh tranh gay gắt.

  • Gây phiền toái: Khách hàng sẽ cảm thấy phiền khi bị theo dõi liên tục và nhận được quảng cáo hoặc gợi ý. Đặc biệt là các gợi ý không phù hợp và xuất hiện nhiều lần sẽ khiến khách hàng khó chịu.
  • Bị khách hàng bỏ qua: Việc tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng chiến lược Marketing rất dễ bị khách hàng bỏ qua. Nếu doanh nghiệp đang chạy quảng cáo trên các nền tảng xã hội, khách hàng sẽ cuộn xuống và bỏ qua quảng cáo.
  • Cạnh tranh gay gắt: Thị trường Marketing vô cùng khốc liệt, vì vậy các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới chiến lược, nội dung hấp dẫn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, nguồn tài chính mạnh là yêu cầu quan trọng cần có để tham gia cuộc chiến này.

7. Một số biến thế của mô hình Marketing Mix

Mô hình Marketing Mix ban đầu có tên gọi là 4p và bao gồm các yếu tố như: Product, Price, Place, Promotion. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển của Marketing, mô hình này đã xuất hiện nhiều biến thể khác nhau, thể hiện sự phức tạp và đa dạng của chiến lược Marketing. Dưới đây là một số biến thể thường thấy của mô hình Marketing Mix:

  • 4C: Mô hình này bao gồm các yếu tố như: Customer Solution (Giải pháp cho khách hàng), Cost (Giá cả), Convenience (Tiện ích) và Communication (Giao tiếp). Thay vì tập trung vào việc tạo ra chất lượng sản phẩm, 4C luôn đặt khách hàng vào vị trí trung tâm của chiến lược Marketing. Điều này tạo ra một góc nhìn hiện đại hơn, đề xuất các giải pháp cho khách hàng, cân nhắc về giá cả, tiện ích cho khách hàng và giao tiếp hiệu quả.
  • 7P: Mô hình 7P mở rộng 4P bằng cách bổ sung thêm 3 yếu tố mới là: Nhân sự (People), Quy trình (Process) và Bằng chứng vật lý (Physical Evidence). Trong đó, nhân sự tập trung đề cập đến vai trò của nhân viên đối với việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng. Quy trình chú trọng đến quá trình sản xuất và cung ứng. Trong khi đó bằng chứng vật lý liên quan đến mọi yếu tố như bao bì và trang thiết bị.
  • 8P: Mô hình 8P bổ sung yếu tố Bao bì (Packaging) vào danh sách 7P nhằm nhấn mạnh vai trò của bao bì sản phẩm trong việc thu hút và tiếp cận khách hàng.
  • 9P: Mô hình 9P cải tiến 7P bằng cách thêm 2 yếu tố Đối tác (Partners) và Vị trí (Positioning). Trong đó, Đối tác tập trung vào việc kết hợp với các đối tác bên ngoài nhằm đem đến giá trị cho khách hàng. Vị trí là cách doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường và trong tâm trí khách hàng.
4p trong marketing mix
Các biến thể của mô hình Marketing Mix hiểu rõ về cách tương tác của khách hàng

8. Một số lưu ý để ứng dụng phương pháp 4P trong Marketing thành công

Ngoài việc hiểu rõ về 4P trong Marketing là gì cùng các bước xây dựng 4P, doanh nghiệp cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây để đảm bảo mô hình mang lại hiệu quả cao nhất.

8.1 Chiến lược về sản phẩm

  • Hiểu rõ sản phẩm

Trong mô hình 4P, doanh nghiệp cần xác định sản phẩm vừa ra mắt hay đã tồn tại trên thị trường. Nếu là sản phẩm mới thì có những điểm gì độc đáo thu hút khách hàng. Nếu sản phẩm đã có sẵn, doanh nghiệp cần cho khách hàng thấy sản phẩm tốt hơn hoặc có giá rẻ hơn so với đối thủ đang cung cấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần biết rõ ưu điểm của sản phẩm của thương hiệu so với các sản phẩm khác ngoài thị trường và công dụng của sản phẩm sẽ giúp ích gì cho công việc, cuộc sống.

  • Xây dựng thương hiệu

Thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được xác định thông qua các yếu tố về đặc điểm, kiểu dáng, màu sắc và mùi vị của sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu thể hiện rõ cá tính riêng của từng sản phẩm. Có rất nhiều cách đặt tên cho sản phẩm, mỗi cách đặt tên sẽ có những ưu và nhược điểm riêng mà doanh nghiệp cần tính toán để tránh rủi ro về thương hiệu và sản phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn đặt tên bằng cách kết hợp thương hiệu với tên riêng của từng sản phẩm. Ví dụ như: Tập đoàn Samsung cho ra mắt các dòng sản phẩm với tên gọi Samsung A5, Samsung Note 5, Samsung S6…

4p trong marketing
Doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu dựa vào đặc điểm của từng sản phẩm

8.2 Chiến lược về giá cả

  • Xây dựng chiến lược giá cả phù hợp:
    • Định giá theo tính năng sản phẩm và thị trường: Giá cả phải phù hợp với giá trị của sản phẩm, sản phẩm càng chất lượng, mẫu mã đẹp thì giá thành càng cao. Nếu giá sản phẩm quá thấp sẽ khiến khách hàng nghĩ sản phẩm kém chất lượng và tính năng không nổi bật so với đối thủ. Ngược lại, nếu giá sản phẩm quá cao thì khách hàng sẽ ít mua hơn, giảm tính cạnh tranh và phát triển của sản phẩm.
    • Định giá theo phân khúc: Nếu sản phẩm dành cho khách hàng cao cấp, sản phẩm có chất lượng cao hoặc phiên bản giới hạn thì sẽ có giá cao hơn mặt bằng chung của thị trường. Nếu sản phẩm về công nghệ thì doanh nghiệp nên định giá theo chiến lược hớt váng, chú trọng vào tính năng nổi bật, đầu tư hình ảnh, quảng cáo và nâng cao giá cả. Nếu sản phẩm hướng đến khách hàng tầm trung thì doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm sao cho phù hợp với túi tiền của họ. Hoặc các sản phẩm có chu kỳ sống lâu như đồng hồ, kim loại thì cần tăng nhanh số lượng, giá thành cạnh tranh giúp doanh nghiệp làm quen với thương hiệu, sau đó sẽ bắt đầu nâng giá thành lên.
  • Thiết lập chiến thuật định giá sản phẩm

Các chiến thuật định giá sản phẩm có thể áp dụng khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới. Có hai hình thức xây dựng chiến thuật định giá:

Xây dựng gói khuyến mãi: Sản phẩm kèm theo sẽ được tặng khi mua sản phẩm chính. Ví dụ như: Khách hàng mua tuýp kem đánh răng sẽ được khuyến mãi thêm bàn chải đánh răng.

Xây dựng chiết khấu, giảm giá sản phẩm: Áp dụng khi khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán ngay, đơn hàng có tổng giá trị trên bao nhiêu tiền… Khi đó doanh nghiệp sẽ giảm giá và chiết khấu phần trăm trên tổng giá trị đơn hàng.

  • Vị trí hợp lý

Khi thực hiện chiến lược 4P trong Marketing, doanh nghiệp không thể bỏ sót việc lựa chọn các vị trí kinh doanh hợp lý, nên lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm/dịch vụ hoặc kết hợp nhiều hình thức phân phối để đảm bảo sản phẩm được đến tay khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể trưng bày sản phẩm tại cơ sở kinh doanh của mình để tạo dựng niềm tin cho khách hàng, có trang web riêng của doanh nghiệp để khách hàng mua được sản phẩm chính hãng với nhiều chính sách ưu đãi.

8.3 Chiến lược Marketing

Chiến lược Marketing cần đảm bảo phù hợp với sản phẩm và chi phí của doanh nghiệp để đạt hiệu ứng rộng rãi. Dưới đây là một số chiến lược tiếp thị phổ biến đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng:

  • Quảng cáo trên truyền hình, báo chí, báo đài.
  • Quảng cáo trên mạng xã hội và các kỹ thuật quảng cáo online.
  • Phát tờ rơi tại các siêu thị, trung tâm thương mại, hội chợ.
  • Tổ chức sự kiện, họp báo hoặc các cuộc triển lãm nhằm giới thiệu khách hàng mới.
  • Tiếp thị trực tiếp qua điện thoại, email hoặc thư từ.
4p trong marketing
Chiến lược Marketing phải đảm bảo phù hợp với sản phẩm và chi phí của doanh nghiệp

9. Case Study chiến lược 4P trong Marketing của thương hiệu Coca Cola

Coca Cola là một thương hiệu nước giải khát được ra mắt vào năm 1886 và nhanh chóng trở thành thương hiệu được nhiều khách hàng lựa chọn, gần như đứng đầu thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Vậy, Coca Cola đã làm thế nào để xây dựng danh tiếng vững chắc? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về các chiến lược mà Coca Cola đã sử dụng tại phần dưới đây:

  • Product (Sản phẩm)

Thương hiệu Coca Cola đã xây dựng thương hiệu với sản phẩm chính là Coca-Cola Classic. Thức uống này đã dần phổ biến rộng rãi và trở nên quen thuộc với mọi khách hàng trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, Coca-Cola liên tục cập nhật và đổi mới sản phẩm trong các chiến lược kinh doanh của mình.

  • Price (Giá cả)

Coca-Cola áp dụng chiến lược giá cả linh hoạt, đa dạng để đáp ứng được nhu cầu của các phân khúc khách hàng và thị trường khác nhau. Ví dụ như  các chiến dịch giảm giá và khuyến mãi trong mùa hè hoặc các dịp lễ để tăng cường nhu cầu và kích thích mong muốn mua hàng của người tiêu dùng.

  • Place (Phân phối)

Coca-Cola xây dựng hệ thống phân phối rộng lớn trên toàn cầu. Vì vậy, các sản phẩm của họ luôn được tìm thấy ở mọi cửa hàng, siêu thị, nhà hàng và quán bar trên khắp thế giới. Ngoài ra, Coca-Cola cũng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà bán lẻ và đối tác phân phối để đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách thuận tiện, dễ dàng.

  • Promotion (Xúc tiến)

Sau cùng, Coca-Cola đã thực hiện các chiến dịch xúc tiến độc đáo và ấn tượng bằng cách sử dụng nhiều phương tiện truyền thông như truyền hình, radio, mạng xã hội và các sự kiện đặc biệt. Ngoài ra, Coca-Cola cũng xây dựng một hình ảnh tích cực thông qua việc tài trợ cho các sự kiện thể thao và văn hóa quan trọng như World Cup, Olympic Games, các buổi hòa nhạc lớn…

4p trong marketing quốc tế
Coca-Cola là một tập đoàn đã thành công trong việc áp dụng chiến lược 4P trong Marketing

10. Hỗ trợ áp dụng mô hình 4P thành công, hiệu quả với giải pháp 1C:ERP

Sau khi áp dụng các chiến lược về 4P trong Marketing kể trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng song song giải pháp 1C:ERP với phân hệ quản lý khách hàng (CRM & Marketing) để tiếp cận khách hàng tiềm năng và chăm sóc hiệu quả nguồn khách hàng đó. Dưới đây là một số tính năng nổi bật mà giải pháp này mang lại cho doanh nghiệp:

  • Tối ưu quy trình hoạt động: Giải pháp 1C:ERP giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, loại bỏ những công việc trùng lặp và các thao tác thủ công, đồng thời tối ưu quy trình trong quá trình ứng dụng phần mềm.
  • Quản lý khách hàng và đối tác dài hạn: CRM trong 1C:ERP cung cấp các công cụ và tiện ích mạnh mẽ giúp doanh nghiệp thu hút, giữ chân khách hàng tiềm năng.
  • Hệ thống báo cáo theo thời gian thực: Nhà quản lý dễ dàng lập báo cáo theo nhu cầu, sẵn sàng hợp cộng các công ty, phòng ban và có thể thay đổi phương án báo cáo mà không cần biết lập trình.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Kiểm tra nhanh chóng mức độ hàng tồn, chính sách vận chuyển và ghi nhận phản hồi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu dịch vụ, đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ khi đến tay khách hàng.
  • Cam kết bảo mật: Khả năng mã hóa dữ liệu, phân quyền chặt chẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin và đảm bảo tính minh bạch về thông tin cũng như lịch sử thao tác của người dùng.
  • Nâng cao hiệu quả đầu tư: Giải pháp 1C:ERP giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành và kiểm soát KPI, trong đó có KPI Marketing. Đồng thời, phần mềm tương thích với hầu hết các phần mềm cần thiết, có giao diện sử dụng trên trình duyệt và winform giống nhau ,sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu giá trị đầu tư cho hành trình chuyển đổi số của mình.
4p trong marketing quốc tế
Giải pháp 1C:ERP giúp doanh nghiệp quản lý quan hệ khách hàng và triển khai các chương trình Marketing hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ về 4P trong Marketing và các bước xây dựng chiến lược 4P mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đang quan tâm. Có thể thấy, việc tìm hiểu chiến lược 4P trong Marketing giúp doanh nghiệp đón đầu thời cơ, tận dụng các yếu tố thị trường để xây dựng thương hiệu phát triển vững bền. Để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp 1C:ERP với phân hệ CRM & Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng và triển khai các chiến dịch Marketing thành công, hãy liên hệ đến hotline: 0247.108.8887, đội ngũ 1C Việt Nam hỗ trợ sẽ nhanh chóng phản hồi!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay