Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức C2C là gì? Các hoạt động bán hàng chính trong mô hình C2C
1C Việt Nam
(07.05.2024)

C2C là gì? Các hoạt động bán hàng chính trong mô hình C2C

Mô hình C2C ngày càng phổ biến trên thị trường và được các chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Vậy C2C là gì? Các hoạt động bán hàng chính của mô hình này ra sao? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về mô hình C2C trong bài viết dưới đây!

>>> XEM NGAY: Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc áp dụng

1. C2C là gì?

C2C là viết tắt của customer-to-customer, có nghĩa “từ người tiêu dùng tới người tiêu dùng”. Đây là mô hình kinh doanh mà đại diện bên mua và bên bán đều là các cá nhân. Hầu hết các giao dịch này đều được thực hiện trực tuyến thông qua các kênh trung gian như website, sàn thương mại điện tử,...

c2c là gì
C2C là mô hình kinh doanh từ người tiêu dùng tới người tiêu dùng

Mô hình C2C ngày càng được quan tâm vì có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán lẫn người mua. Dưới đây ưu điểm nổi bật của C2C:

  • Chi phí thấp, lợi nhuận cao: Với mô hình bán hàng thông thường, người bán cần trích một phần lợi nhuận để trả cho các đơn vị trung gian như nhà bán lẻ, bán buôn,... Việc mô hình C2C loại bỏ các thành phần này khỏi quá trình bán hàng, sẽ giúp người bán kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ doanh số bán của họ và người mua có thể mua được với giá tốt hơn. 
  • Đăng tin rao bán dễ dàng: Các mặt hàng có thể kinh doanh trên sàn thương mại điện tử C2C rất đa dạng, từ sản phẩm giá trị thấp, xa xỉ phẩm đến cả những sản phẩm đã qua sử dụng không có nhu cầu sử dụng cũng dễ dàng giao dịch tại đây. 
  • Thuận lợi cho cả bên mua và bên bán: Quy trình mua sắm của mô hình C2C diễn ra nhanh chóng trên môi trường online, giúp loại bỏ các rào cản cho người tiêu dùng so với mô hình kinh doanh khác. 

>>>> XEM THÊM: TOP 5 phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp, uy tín

2. Đặc điểm của mô hình C2C

C2C có sự khác biệt rõ nét so với 2 mô hình B2B hay B2C. Dưới đây nhà quản trị có thể phân biệt hiểu rõ đặc điểm cơ bản C2C: 

2.1 Giá bán 

C2C là mô hình kinh doanh mà ở đó các cá nhân sẽ trực tiếp giao dịch với nhau, tự do trao đổi và mua bán sản phẩm. Chính vì vậy các cá nhân có thể hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn và hoàn toàn chủ động trong việc quyết định giá sản phẩm. Nhờ lợi thế này mà một số cá nhân đã chủ động giảm giá bán, để tăng sức cạnh tranh. 

mô hình c2c là gì
Giá sản phẩm bán qua C2C thường rẻ hơn so với hình thức kinh doanh khác

2.2 Nền tảng phổ biến 

Mô hình C2C đã xuất hiện trong khoảng thời gian trước đây, tuy nhiên mô hình này chỉ thật sự bùng nổ khi có sự xuất hiện của các sàn thương mại điện tử. Dưới đây là một số nền tảng phổ biến:

  • eBay: Đây là nền tảng C2C phổ lớn nhất trên thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Trên eBay, người dùng được cho phép đăng sản phẩm tự do để bán hoặc đấu giá.
  • Facebook Marketplace: Đây là nền tảng C2C được tích hợp trực tiếp vào mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook. Việc tận dụng lợi thế của nền tảng sẵn có giúp Facebook Marketplace ngày càng lớn mạnh và thu hút người dùng.
  • Shopee: Nhắc tới C2C ở Việt Nam chắc chắn không thể bỏ qua Shopee - sàn thương mại điện tử thu hút hàng triệu người giao dịch mỗi ngày. Shopee có sự tham gia của rất nhiều thương hiệu trong và ngoài nước, với đa dạng các sản phẩm cùng quy trình mua sắm dễ dàng.
  • Lazada: Lazada nằm trong top những nền tảng mua sắm lớn nhất tại Việt Nam. Những năm gần đây Lazada đã mở rộng các ngành hàng kinh doanh nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào các sản phẩm điện tử chất lượng. 
  • Tiki: Tiki nổi tiếng là sàn thương mại điện tử dành cho những chú “mọt sách” và yêu thích vật dụng văn phòng phẩm. Điểm mạnh của Tiki nằm ở quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt nhằm xác minh nguồn gốc và tính chính hãng của người bán. 
  • Tiktok Shop: Thời gian gần đây, Tiktok Shop nhanh chóng trở thành nền tảng mua sắm trực tuyến được đông đảo người dùng tin tưởng. Người bán xây kênh, gắn link sản phẩm, livestream bán hàng,...thu hút hàng ngàn người mua với đa dạng sản phẩm và mức giá. Đây được xem là phương pháp bán hàng hiệu quả mà người làm kinh doanh không thể bỏ qua. 
C2C là gì?
Shopee, Lazada, Tiki là các sàn thương mại điện tử lớn được yêu thích tại Việt Nam

2.3 Hình thức thanh toán

Hầu hết các giao dịch C2C đều được thực hiện qua cổng thanh toán điện tử. Đây là hệ thống kết nối ngân hàng với các website bán hàng online. Thông qua đó người mua có thể thanh toán cho người bán mà không cần sử dụng tiền mặt. 

mô hình c2c là gì
Hầu hết các giao dịch C2C đều được thực hiện qua cổng thanh toán điện tử

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: Upsell và Cross sell là gì? Nguyên tắc và chiến lược thực hiện

3. Các hoạt động bán hàng chính trong mô hình C2C

Hiện nay có rất nhiều sàn thương mại điện tử được phát triển nhằm cung cấp cho người bán cơ hội đến gần hơn với tệp khách hàng thông qua các hoạt động bán hàng đa dạng. Cụ thể:

  • Giao dịch trao đổi: Là quá trình người dùng thỏa thỏa thuận, trao đổi thông tin hoặc sản phẩm với nhau, thường sẽ thông qua quá trình trao đổi các vật phẩm có giá trị tương đương.
  • Đấu giá: Một số sàn thương mại điện tử sẽ cho phép người bán đặt một mức giá cho sản phẩm của mình. Sau đó, người mua hàng sẽ tham gia vào hoạt động đấu giá và đưa ra mức giá cao nhất để sở hữu sản phẩm. Ví dụ tiêu biểu của hoạt động đấu giá trong mô hình C2C là nền tảng eBay. 
  • Bán tài sản ảo: Tài sản ảo là loại tài sản chỉ có giá trị trên một nền tảng nhất định, không thể sử dụng ngoài thực tế nhưng có thể mua bán, trao đổi và giao dịch như các sản phẩm thực tế khác. Ví dụ là các vật phẩm trong game, người chơi có thể thực hiện trao đổi và giao dịch ngay với những người chơi khác để sử dụng. 
  • Dịch vụ hỗ trợ: Ví dụ có thể kể tới dịch vụ thanh toán trực tuyến Paypal. Thông thường hoạt động C2C sẽ diễn ra giữa các cá nhân xa lạ với nhau, tính đảm bảo thấp và nhiều rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy các hoạt động hỗ trợ đã được phát triển để tạo thêm độ tin cậy và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia vào giao dịch. 
C2C là gì?
eBay cho phép hình thức đấu giá trên nền tảng mua bán trực tuyến

4. Rủi ro khi sử dụng mô hình C2C

Mặc dù C2C có nhiều lợi ích to lớn, đặc biệt là tối ưu chi phí vận hành và giá bán, nhưng mô hình này vẫn tồn tại các rủi ro nhất định:

  • Tỷ lệ lựa đảo cao: Mô hình C2C không có các quy định rõ ràng như các mô hình truyền thống, chính vì thế việc kiểm soát an ninh và đảm bảo quyền lợi cho các bên cũng gặp nhiều khó khăn. Đã xuất hiện vô số các trường hợp kẻ gian dùng các chiêu trò, thủ thuật để lừa gạt cả người mua lẫn người bán.
  • Các bước thanh toán có thể gặp khó khăn: Với các mô hình C2C không được tích hợp sẵn các tính năng thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng thì việc thanh toán có thể sẽ mất thêm chi phí khi phải thông qua các nền tảng thanh toán khác. Không những vậy, việc đăng ký tài khoản thanh toán cũng khá phức tạp và khó khăn. 
  • Khó quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm: Các nền tảng sử dụng mô hình C2C như sàn thương mại điện tử khó kiểm soát chất lượng sản phẩm của người bán do quá trình trao đổi diễn ra trên môi trường online. 
mô hình c2c là gì
Các nền tảng C2C gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm

5. Xu hướng tương lai mô hình bán hàng C2C

Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, mô hình C2C được các chuyên gia đánh giá là sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Dưới đây là một số xu hướng có thể xảy ra trong những năm tới của mô hình C2C: 

  • Tích hợp công nghệ AI: Từ khóa AI được rất nhiều người quan tâm trong 1, 2 năm trở lại đây và đang được ứng dụng vào các lĩnh vực của cuộc sống. Với mô hình C2C, AI có thể hỗ trợ trong việc dự đoán hành vi của người dùng, tối ưu chiến lược tiếp thị cũng như đề xuất các phương án kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đừng quên tận dụng các phần mềm bán lẻ để hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của mình. 
  • Hợp tác cùng mô hình bán hàng truyền thống: Mỗi mô hình bán hàng đều có những điểm yếu nhất định, đối với C2C là tính trải nghiệm thực tế cho khách hàng. Để khắc phục điều này, C2C hoàn toàn có thể kết hợp với các cơ sở kinh doanh truyền thống như cửa hàng, đại lý để tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng, 
  • Mở rộng thị trường kinh doanh mới: Mặc dù ở thời điểm hiện tại, C2C đã được ứng dụng trong khá nhiều mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, nếu có thể tăng độ phủ sang các lĩnh vực mới, C2C có thể thu hút thêm một lượng lớn tệ khách hàng tiềm năng của các thị trường đang bỏ ngỏ, chưa được khai thác. 
  • Tập trung hơn vào tính bền vững: Xu hướng “bền vững” ngày càng được nhiều người quan tâm, từ đó thúc đẩy các chiến lược kinh doanh mới, tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng, mang giá trị sử dụng lâu dài. 
C2C là gì?
AI có thể hỗ trợ trong việc dự đoán hành vi của người dùng

Như vậy trong bài viết trên 1C Việt Nam đã giúp khách hàng hiểu mô hình C2C là gì, cũng như đặc điểm, các hoạt động bán hàng cũng như rủi ro khi áp dụng thực tế. C2C được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai và tạo ra nhiều cơ hội cho các cá nhân tiếp cận tệp khách hàng. Mong rằng doanh nghiệp đã có thêm các kiến thức bổ ích, nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay