Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Cách hạch toán giảm trừ
1C Việt Nam
(18.07.2024)

Các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Cách hạch toán giảm trừ

Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh tác động đến doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của 1C Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, công thức tính cũng như cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu chính xác. 

1. Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?

Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC, các khoản giảm trừ doanh thu là số tiền được điều chỉnh trừ vào doanh thu bán hàng hóa/dịch vụ trong kỳ kế toán và được ghi vào Tài khoản 521. Tuy nhiên, tài khoản này không bao gồm các khoản thuế được giảm trừ trực tiếp vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp.

Quá trình hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu cần tuân thủ theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các hướng dẫn liên quan. Để đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch, doanh nghiệp cần ghi chép chính xác các chứng từ liên quan.

các khoản giảm trừ doanh thu
 Các khoản giảm trừ doanh thu là số tiền được điều chỉnh trừ vào doanh thu

2. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm những gì?

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm 3 loại sau: 

  • Chiết khấu thương mại: Là số tiền doanh nghiệp giảm giá hàng hóa, sản phẩm cho khách mua với số lượng lớn.
  • Giảm giá hàng bán: Là số tiền doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng khi hàng hóa không đạt chất lượng hoặc không đáp ứng đủ điều kiện trong hợp đồng.
  • Hàng bán bị trả lại: Là số hàng hóa, sản phẩm bị khách hàng trả lại do kém chất lượng, không phù hợp.
các khoản giảm trừ doanh thu
Chiết khấu thương mại không nằm trong các khoản giảm trừ doanh thu

3. Cách tính các khoản giảm trừ doanh thu chính xác 

Để tính các khoản giảm trừ doanh thu, doanh nghiệp cần hiểu rõ các tài khoản hạch toán giảm trừ doanh thu. Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 521 có:

  • TK 5211 - Chiết khấu thương mại (CKTM)
  • TK 5212 - Hàng hóa đã bán bị trả
  • TK 5213 - Giảm giá hàng hóa, dịch vụ

Cấu trúc của tài khoản 521 gồm:

Bên nợ:

  • Số tiền CKTM doanh nghiệp cần thanh toán cho khách
  • Số lượng hàng hóa bị trả lại doanh nghiệp chấp nhận từ khách hàng
  • Doanh thu từ hàng hóa bị trả lại và doanh nghiệp hoàn tiền cho khách hoặc trừ vào vòng quay khoản phải thu từ khách hàng về hàng hóa đã bán

Bên có:

  • Số tiền CKTM, giảm giá hàng bán, doanh thu từ hàng hóa trả lại chuyển sang tài khoản 511.
  • Tài khoản 521 không có số dư vào cuối kỳ.
các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh nghiệp trước tiên cần hiểu rõ các tài khoản hạch toán giảm trừ doanh thu

>>>> XEM THÊM: Unearned revenue là gì? Những lưu ý về Unearned revenue

4. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 200

Cách hạch toán khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200 là quy trình quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong kế toán doanh nghiệp.

4.1. Hạch toán chiết khấu thương mại

Trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT:

  • Nợ TK 5211: Tiền chiết khấu thương mại.
  • Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT cần nộp.
  • Có TK 111, TK 112, TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.

Trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp:

  • Nợ TK 5211: Số tiền chiết khấu thương mại.
  • Có TK 111, TK 112, TK 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách hàng.
các khoản giảm trừ doanh thu
Cách hạch toán giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200 phải đảm bảo tính chính xác

4.2. Hạch toán các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ

Trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT:

  • Nợ TK 5213: Giá trị hàng giảm.
  • Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT.
  • Có TK 111, TK 112, TK 131: Tổng giá trị hàng giảm cho khách hàng.

Trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp:

  • Nợ TK 5213: Giá trị hàng giảm.
  • Có TK 111, TK 112, TK 131: Tổng giá trị giảm cho khách hàng.
các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh nghiệp cần hạch toán các khoản giảm trừ giá hàng bán phát sinh

4.3. Hạch toán hàng hóa bị khách trả lại 

Hạch toán phản ánh khoản doanh thu của hàng bán bị trả lại:

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  • Nợ TK 5212: Doanh thu của hàng bị trả lại giảm.
  • Nợ TK 3331: Giảm số thuế GTGT cần nộp.
  • Có TK 111, TK 112, TK 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế giảm.

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

  • Nợ TK 5212: Doanh thu của hàng bị trả lại giảm.
  • Có TK 111, TK 112, TK 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế giảm.

Hạch toán phản ánh giá trị hàng nhập lại kho và ghi giảm giá vốn của hàng nhập lại kho:

  • Nợ TK 156: Giá trị hàng nhập vào kho.
  • Có TK 632: Giá vốn hàng nhập lại kho giảm.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Chi phí tài chính là gì? Các loại chi phí tài chính và công thức tính

5. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133

Cách hạch toán khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133 không khác biệt nhiều so với cách hạch toán theo Thông tư 200.

các khoản giảm trừ doanh thu
Hạch toán giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133 giúp minh bạch trong kế toán

5.1. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phương pháp khấu trừ

Khoản chiết khấu thương mại được hạch toán theo:

  • Nợ TK 511: Phần chiết khấu cho khách hàng chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Nợ TK 333: Thuế GTGT trên giá trị hàng chiết khấu cho khách hàng.
  • Có TK 131: Giá trị chiết khấu.

Khoản giảm giá hàng bán được hạch toán tương tự như trên.

Khoản hàng bán bị trả lại được hạch toán như sau:

  • Nợ TK 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Nợ TK 333: Thuế GTGT của số hàng đã bán bị trả lại.
  • Có TK 131: Giá trị hàng bán bị trả.

5.2. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Hạch toán các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán tương tự như trên.

Khoản hàng bán bị trả lại được hạch toán như sau:

  • Nợ TK 511: Giá trị hàng đã bán bị trả lại chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Có TK 131: Tổng giá trị hàng bị trả.

6. Nguyên tắc thực hiện các khoản giảm trừ doanh thu

6.1. Nguyên tắc thực hiện kế toán chiết khấu thương mại

Khi thực hiện kế toán chiết khấu thương mại, doanh nghiệp cần tuân thủ theo nguyên tắc:

  • Trong trường hợp hóa đơn GTGT/hóa đơn bán hàng đã thể hiện chiết khấu thương mại cho người mua và giá bán trên hóa đơn đã được điều chỉnh theo chiết khấu: Doanh nghiệp không sử dụng tài khoản này, mà ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá đã trừ chiết khấu (doanh thu thuần).
  • Kế toán cần theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại chưa được phản ánh trên hóa đơn, thường phát sinh trong các trường hợp như chiết khấu lớn hơn giá trị hàng bán được ghi trên hóa đơn, hoặc khi nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng đã tiêu thụ.

6.2. Nguyên tắc thực hiện kế toán giảm giá hàng bán

Bên bán hàng hóa, việc thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:

  • Trong trường hợp hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện giảm giá cho người mua và giá bán trên hóa đơn đã được điều chỉnh theo giảm giá: Doanh nghiệp không sử dụng tài khoản này, mà ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá đã giảm (doanh thu thuần).
  • Các khoản giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hoá đơn được phản ánh vào tài khoản này, như giảm giá do hàng bán kém chất lượng.

6.3. Nguyên tắc thực hiện kế toán hàng hóa bị trả lại 

Đối với các sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng, hoặc hàng bán kém chất lượng, mất phẩm chất, không đúng chủng loại. Khi hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, cần lưu ý nguyên tắc sau: 

  • Kế toán cần theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và loại hàng.
  • Cuối kỳ, các khoản này được kết chuyển sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế.

>>>> ĐỌC THÊM: Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán chính xác

7. Một số lưu ý đối với các khoản giảm trừ doanh thu 

Doanh nghiệp cần lưu ý khi kiểm tra, thanh tra và quyết toán thuế đối với các khoản giảm trừ doanh thu:

  • Với công ty xây dựng, giảm trừ doanh thu chỉ được áp dụng khi đã thống nhất, bàn giao tài sản, không được áp dụng khi vi phạm chất lượng và phải thực hiện bảo hành theo điều khoản hợp đồng.
  • Chiết khấu thương mại cần phải được thể hiện rõ trên hóa đơn hoặc có các văn bản chính sách cho khách hàng.
  • Trong trường hợp hàng bị trả lại, cần có hoá đơn xuất trả từ bên mua để chứng minh.
  • Giảm giá hàng bán không được áp dụng khi không có đăng ký chương trình khuyến mại hoặc khi mức giảm giá vượt quá 50%, theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
các khoản giảm trừ doanh thu
Giảm trừ doanh thu chỉ được áp dụng khi đã thống nhất và bàn giao tài sản

8. Giải pháp quản lý các khoản giảm trừ doanh thu hiệu quả với phần mềm 1C:Company Management

Để quản lý tốt các khoản giảm trừ doanh thu, doanh nghiệp có thể ứng dụng thêm các phần mềm thông minh như 1C:Company Management. Đây là giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện, kết nối được mọi phòng ban lại với nhau, cung cấp hàng loạt các tính năng hữu ích. Trong đó, phần mềm gây ấn tượng với tình năng quản lý tài chính, cho phép doanh nghiệp kiểm soát và tối ưu hóa các khoản giảm trừ doanh thu nói riêng và những chi phí khác nói chung: 

  • Quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Phần mềm cho phép thiết lập đa tiền tệ và nhiều quỹ tiền mặt, nhiều tài khoản ngân hàng để theo dõi và điều chỉnh tình hình tài chính.
  • Kế hoạch thu chi: Hệ thống cho phép lập kế hoạch thu chi theo từng thời điểm, từ đó kiểm soát và thực hiện nghĩa vụ tài chính một cách chặt chẽ.
  • Lập lịch thanh toán: Phần mềm cung cấp lịch thanh toán dựa trên các chứng từ thu và chi tiền dự kiến hoặc theo kế hoạch lưu chuyển tiền tệ khác của doanh nghiệp.
  • Quản lý công nợ: Hệ thống ghi nhận, kiểm tra và phân tích các khoản công nợ với nhà cung cấp, khách hàng một cách chi tiết và tự động tính toán số tiền gốc và lãi cần thanh toán.
  • Theo dõi hợp đồng tín dụng: Phần mềm theo dõi chi tiết từng hợp đồng tín dụng và tự động tính toán số tiền nợ gốc và lãi cần thanh toán theo nhiều phương pháp khác nhau.
các khoản giảm trừ doanh thu
Phần mềm giúp doanh nghiệp kiểm soát khoản giảm trừ doanh thu hiệu quả

Qua bài viết, 1C Việt Nam đã trình bày về các khoản giảm trừ doanh thu với các thông tin về khái niệm, cách hạch toán cũng như nguyên tắc thực hiện hiệu quả cho doanh nghiệp. Nếu có gì thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng phần mềm 1C:Company Management, hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được hỗ trợ. 

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay