Trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính, doanh nghiệp phải xác định điểm hòa vốn để giảm thiểu rủi ro thua lỗ. Hiểu rõ cách tính điểm hòa vốn là giải pháp giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, xác định khả năng sinh lời và kiểm soát rủi ro hiệu quả. Hãy cùng 1C Việt Nam về khái niệm này thông qua bài viết dưới đây.
Điểm hòa vốn (BEP - break-even point) là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Điểm hòa vốn đại diện cho điểm cân bằng giữa chi phí và doanh thu. Tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không thu được lợi nhuận nhưng cũng không bị lỗ.
>>>> XEM THÊM:
Dựa vào yếu tố chi phí, có 2 loại điểm hòa vốn sau được sử dụng phổ biến trong kinh doanh, bao gồm:
BEP là một yếu tố quan trọng, luôn được nhà quản trị xác định trước khi đưa ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, tùy vào đặc thù kinh doanh và mục tiêu của từng doanh nghiệp để lựa chọn loại điểm hòa vốn cũng như cách tính điểm hòa vốn phù hợp.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Thặng dư vốn cổ phần là gì? Các quy định và công thức tính
Điểm hòa vốn đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định số lượng sản phẩm hoặc doanh thu bán hàng cần đạt được để không bị thua lỗ. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp các nhà quản trị lập kế hoạch tài chính, điều chỉnh giá bán và kiểm soát chi phí hiệu quả.
Điểm hòa vốn được sử dụng trong nhiều mục đích kinh doanh, bao gồm:
Công thức tính điểm hòa vốn theo sản lượng được xác định như sau:
Điểm hòa vốn (BEP) = FC/(S-VC)
Ngoài ra, điểm hòa vốn có thể dùng để tính doanh thu hòa vốn, được xác định bằng công thức:
Doanh thu hòa vốn = FC/ [(S-VC)/S]
Trong đó:
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Để hiểu rõ hơn về điểm hòa vốn là gì và cách tính điểm hòa vốn trong thực tiễn, hãy cùng 1C Việt Nam xem ngay phần ví dụ dưới đây:
Giả sử công ty A đang sản xuất kinh doanh mặt hàng bút với chi phí cố định là 50.000.000đ, chi phí biến đổi là 50.000đ, giá bán mỗi cây bút là 100.000đ/sản phẩm. Hãy xác định số lượng bút mà doanh nghiệp A cần bán để đạt điểm hòa vốn.
Ta có công thức tính điểm hòa vốn như sau:
Điểm hoà vốn = Chi phí cố định / (Giá bán sản phẩm – Chi phí biến đổi trên từng sản phẩm).
= 50.000.000 / (100.000 – 50.000)
= 1.000.000.
Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh 2 sản phẩm A và B. Ta có các thông tin sau:
Trước tiên, ta cần tính lợi nhuận ròng cho từng sản phẩm bằng cách trừ chi phí biến đổi từ đơn giá bán:
Dựa vào kết quả đã tính, ta xác định trọng số của lợi nhuận ròng của từng sản phẩm theo tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng:
Cuối cùng, cách tính điểm hòa vốn của hai sản phẩm sẽ được biểu diễn như sau:
BEP = Tổng chi phí cố định / (Trọng số lợi nhuận ròng của Sản phẩm A + Trọng số lợi nhuận ròng của Sản phẩm B)
= 100.000.000đ / (15.000 + 21.000)
= 2.778 (sản phẩm)
Như vậy, doanh nghiệp cần bán tổng cộng khoảng 2.778 sản phẩm A và B để đạt điểm hoà vốn. Số lượng của mỗi sản phẩm phụ thuộc vào tỷ lệ bán hàng dự kiến (30% sản phẩm A và 70% sản phẩm B).
Phân tích điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp lập kế hoạch ngân sách, quản lý chi phí cũng như hoạch định chiến lược về giá một cách phù hợp nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Có 3 phương pháp phân tích điểm hòa vốn trong lĩnh vực đầu tư, bao gồm:
Doanh thu = Biến phí + Định phí (Tại BEP, lợi nhuận bằng 0).
BEP = Tổng định phí / (Giá bán sản phẩm - biến phí đơn vị).
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Giá bán sản phẩm.
Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí/Số dư đảm phí đơn vị.
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá bán. Trong đó, điểm giao nhau của doanh thu và chi phí là điểm hòa vốn.
Trong đó:
Có thể thấy, điểm hòa vốn là con số quan trọng mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng cần phải nắm rõ để theo dõi lợi nhuận của từng sản phẩm và xác định doanh số bán hàng nhằm tránh thua lỗ và bắt đầu có lãi.
Ngoài ra, phân tích điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp dự đoán trước những yếu tố tác động đến doanh thu nếu thay đổi giá bán, sản lượng tiêu thụ hoặc chi phí. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, cũng như đưa ra quyết định trong việc đầu tư tài sản cố định nhằm tận dụng lợi thế của đòn bẩy kinh doanh.
Thông thường, các giả định thường được sử dụng trong quá trình phân tích điểm hòa vốn, điều này có thể gây ra những khó khăn cho nhà quản trị lẫn doanh nghiệp. Những khó khăn đó bao gồm:
Nhìn chung, điểm hòa vốn là yếu tố không thể thiếu trong phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp. Phân tích và hiểu rõ cách tính điểm hòa vốn sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn kết cấu giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ của 1C Việt Nam, Quý doanh nghiệp đã có thể hiểu và vận dụng vào thực tiễn, từ đó đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nếu còn có gì thắc mắc, vui lòng liên hệ 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: