Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức CCO là gì? Cách để trở thành một CCO giỏi
1C Việt Nam
(23.09.2024)

CCO là gì? Cách để trở thành một CCO giỏi

Giám đốc kinh doanh CCO là một trong những chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thông qua kỹ năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược sắc bén, đa chiều. Vậy nhiệm vụ cụ thể của CCO là gì? Làm thế nào để trở thành một CCO chuyên nghiệp? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>>> XEM THÊM: BOD là gì? Vai trò của BOD trong việc quản trị doanh nghiệp

1. CCO là gì? 

CCO viết tắt của từ Chief Customer Officer (giám đốc kinh doanh) là vị trí quan trọng trong tổ chức, chỉ đứng sau Giám đốc điều hành (CEO). Theo đó, CCO đảm nhiệm việc giám sát doanh thu, lợi nhuận và ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. 

Ngoài ra, CCO cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ, giúp tăng trưởng nguồn lực, nâng cao chất lượng khách hàng và chiến lược cạnh tranh phù hợp... 

cco
CCO là một chức vị quan trọng trong bộ máy doanh nghiệp

2. Công việc chính của giám đốc kinh doanh CCO

Là người đứng đầu trong bộ phận kinh doanh của tổ chức, vậy nên những nhiệm vụ của của CCO đảm nhận cũng đòi hỏi sự khắt khe và nghiêm ngặt. Dưới đây là 4 công việc chính mà một CCO cần thực hiện:

2.1 Quản lý nhân viên và quy trình thủ tục

Thông thường, CCO sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát, hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho một nhóm nhân viên. Ngoài ra, CCO cũng sẽ thực hiện công tác hướng dẫn đối với các phòng ban đang triển khai các quy trình hoặc thủ tục mới. Qua đó, họ cũng nhận lại được nhiều phản hồi từ các bộ phận khác nhau, từ đó thực hiện các điều chỉnh sao cho phù hợp. 

chief customer officer là gì
CCO chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn nhân viên

2.2 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Mỗi CCO sẽ dựa vào những phản hồi của khách hàng để thiết lập các phương án triển khai mới cho bộ phận bán hàng và tiếp thị, nhằm cải thiện và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.  

2.3 Lập báo cáo đánh giá hiệu quả bán hàng

Đánh giá hiệu quả bán hàng chính là tiền đề cho kế hoạch kinh doanh của CCO. Bên cạnh đạt đủ các tiêu chí về KPI, CCO còn phải giữ chân khách hàng tiềm năng và tìm kiếm thêm nhiều tệp khách hàng mới thông qua những phản hồi tốt về chất lượng sản phẩm của công ty. 

cco
Lập báo cáo đánh giá hiệu quả bán hàng giúp CCO xác định tệp khách hàng tiềm năng

2.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh 

CCO có trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh doanh, đảm bảo sản phẩm/dịch vụ được tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả, giúp tạo ra doanh số và lợi nhuận cho tổ chức. Tuy nhiên, để thiết lập một chiến lược kinh doanh thành công, giám đốc kinh doanh phải khảo sát về thị trường, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Ngoài ra, CCO cũng phải đánh giá các đối thủ cạnh tranh, từ đó thiết lập mục tiêu bán hàng, lên kế hoạch tiếp thị và quyết định các kênh bán hàng. 

Để đảm bảo tính thống nhất và tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh (CCO) cần linh hoạt phối hợp làm việc với các bộ phận liên quan như: Marketing, kế toán, sản xuất… 

>>>> TÌM HIỂU NGAY: CMO là gì? Vai trò của giám đốc Marketing trong doanh nghiệp

3. Các vị trí C-level trong doanh nghiệp

Trong kinh doanh, C-level được sử dụng để mô tả một nhóm giám đốc đảm nhận các vị trí điều hành cấp cao ở tổ chức. Một số chức danh thường gặp trong C-level sẽ là: CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO, CPO, CHRO, CIO,…

Vì có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong tổ chức, vậy nên vị trí này luôn đòi hỏi lượng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế cùng kỹ năng lãnh đạo cực kỳ cao. Một C-level chuyên nghiệp cần có khả năng nhìn ra trông rộng, có tầm nhìn chiến lược để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt. 

Dưới đây là các vị trí C-level và chức danh đảm nhiệm:

  • CAAO: Giám đốc kiến trúc sư ứng dụng
  • CAO: Giám đốc phân tích
  • CAO: Giám đốc tự động hoá
  • CBO: Giám đốc hành vi
  • CBO: Giám đốc thương hiệu
  • CCO: Giám đốc kinh doanh 
  • CDO: GIám đốc bộ phận dữ liệu
  • CDO: Giám đốc bộ phận kỹ thuật số 
  • CEO: Giám đốc thương mại điện tử
  • CEO: Giám đốc hệ sinh thái 
  • CGO: Giám đốc bộ phận tăng trưởng
  • CHRO: Giám đốc nguồn nhân lực
  • CIO: Giám đốc đổi mới 
  • CIO: Giám đốc công nghệ thông tin
  • CISO: Trưởng phòng an ninh hệ thống thông tin
  • CITO: Giám đốc công nghệ thông tin 
  • CKO: Giám đốc bộ phận tri thức
  • CLO: Giám đốc pháp chế
  • CMTO: Giám đốc công nghệ tiếp thị 
  • CPO: Giám đốc sản phẩm
  • CPO: Giám đốc quyền riêng tư 
  • CRO: Giám đốc quản trị rủi ro 
  • CRO: Giám đốc doanh thu 
  • CSO: Giám đốc an ninh
  • CSO: Giám đốc chiến lược
  • CSO: Giám đốc bền vững 
  • CXO: Giám đốc trải nghiệm khách hàng

>>>> ĐỌC THÊM: Chairman là gì? Phân biệt Chairman, CEO và President

4. Những tiêu chí cần có để trở thành CCO

Để trở thành một CCO chuyên nghiệp, ứng viên cần đảm bảo tuân thủ 5 tiêu chí “vàng” sau đây: 

4.1 Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm

Thông thường, công việc của Giám đốc kinh doanh sẽ phải phối hợp với CEO, giám đốc Marketing, giám đốc thương hiệu) và là cầu nối giữa khách hàng và đối tác. Vậy nên, CCO cần tương tác với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác hiệu quả thông qua lời nói hoặc văn bản nhằm đẩy mạnh hiệu quả công việc và đảm bảo mục tiêu chung của tổ chức. 

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa giúp CCO cải thiện mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà cung ứng và người tiêu dùng. Điều này sẽ vô cùng có lợi cho việc duy trì lượng khách hàng ổn định, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và tạo sự uy tín về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

cco là gì
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm luôn được chú trọng đối với 1 CCO

4.2 Phân tích thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh

Ngoài kỹ năng giao tiếp và biết cách giữ chân khách hàng, giám đốc kinh doanh cũng phải thông thạo các thuật ngữ chuyên ngành như: Chỉ số tăng trưởng, quản trị thương hiệu, quản trị chiến lược…và đặc điểm của thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các hướng đi phù hợp, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.  

>>>> XEM NGAY: CFO là gì? Vai trò và lộ trình để trở thành 1 CFO thành công

4.3 Lập kế hoạch, bám sát mục tiêu

Để giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, CCO cần thành thạo các kỹ năng về lập kế hoạch. Điều này đảm bảo các KPI đều được hoàn thành triệt để và đánh giá hiệu quả kế hoạch kinh doanh cũng như hiệu suất làm việc của từng phòng ban, nhân sự trong tổ chức. 

cco
CCO yêu cầu phải thành thạo về các kỹ năng lập kế hoạch

4.4  Khả năng tư duy sáng tạo 

Trong thời đại 4.0, doanh nghiệp luôn phải thường xuyên đổi mới và thay đổi không ngừng để tạo ra các sản phẩm tích hợp tính năng đa dạng, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Do đó, một CCO chuyên nghiệp cũng cần có sự sáng tạo để duy trì và phát triển doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh.

4.5 Khả năng lắng nghe, phản hồi tích cực 

Một CCO chuyên nghiệp sẽ không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, mặt khác, CCO cũng cần trở thành người bạn tin cậy để lắng nghe và thấu hiểu khách hàng. Vừa giúp giữ chân được tệp khách hàng tiềm năng, vừa nhận lại được những phản hồi tích cực về doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay.  

cco viết tắt của từ gì
Hiểu và lắng nghe khách hàng chính là tiêu chí quan trọng để trở thành một CCO thực thụ

Nhìn chung, bài viết đã giải đáp thắc mắc "CCO là gì" cũng như tầm quan trọng của CCO trong sự phát triển của tổ chức. Vậy nên, để trở thành một CCO chuyên nghiệp, ứng viên cần đáp ứng được các tiêu chí về khả năng giao tiếp, phân tích thị trường, lập kế hoạch, tư duy sáng tạo và khả năng lắng nghe khách hàng. Trong hành trình trở thành một CCO tiềm năng, 1C:ERP sẽ là giải pháp đồng hành đáng tin cậy. Được phát triển trên nền tảng công nghệ low-code, 1C:ERP giúp các Giám đốc kinh doanh quản trị doanh nghiệp một cách toàn diện với đa dạng các phân hệ như quản lý kinh doanh, quản lý chi phí, quản lý mua hàng,...Liên hệ ngay 1C Việt Nam để tìm hiểu chi tiết và trải nghiệm giải pháp 1C:ERP thông minh này.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay