CEO là gì? Vai trò và công việc của CEO trong công ty
CEO là thuật ngữ thường xuyên được nhắc tới trong sơ đồ bộ máy của các doanh nghiệp. Vậy CEO là gì? CEO làm những công việc gì? Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. CEO là gì? Vai trò của CEO trong công ty
1.1 CEO là viết tắt của từ gì?
CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, là Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành cao nhất, đại diện pháp luật cho công ty. CEO sẽ làm việc trực tiếp với các giám đốc chức năng trong ban giám đốc để điều hành các hoạt động toàn doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa CEO và những giám đốc bộ phận này sẽ đảm bảo việc thực hiện các chiến lược, quyết định và mục tiêu công ty một cách hiệu quả và phù hợp.
CEO giữ vai trò chủ chốt trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. CEO được ví như người dẫn đường cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có thể phát triển và đi đến thành công.
Vai trò của CEO trong công ty bao gồm:
Trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động trong tổ chức, đảm bảo mọi việc diễn ra trơn tru và đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Phối hợp với ban lãnh đạo xây dựng và điều hành các chiến lược và quản trị như: Chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, chiến lược marketing, chiến lược phân phối, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản lý rủi ro doanh nghiệp
Xây dựng giá trị cốt lõi, phát triển văn hóa doanh nghiệp, xây dựng dựng hình ảnh đẹp và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác, và cộng đồng.
Phê duyệt hoặc trực tiếp đưa ra các quyết định và chiến lược phù hợp với chính sách của doanh nghiệp, quy định pháp luật.
Tạo ra giá trị cho cổ đông.
Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, CEO vẫn có vai trò quan trọng trong việc thu hút và phát triển nhân tài cho tổ chức, nhận diện những nhân sự tiềm năng để thăng tiến trong tương lai. CEO cũng cùng các giám đốc chức năng khác như CHRO, CCO, CFO, CPO, CMO,... xây dựng và triển khai các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tạo nên hệ sinh thái vững chắc cho tổ chức, mang lại doanh thu, giá trị thương hiệu, độ tin cậy và uy tín cho doanh nghiệp.
2. CEO làm công việc gì?
CEO là người quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, đưa ra các quyết định mang tính chiến lược và lập kế hoạch. CEO sẽ chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động và nhân sự của doanh nghiệp, đồng thời là hình ảnh đại diện của tổ chức. Công việc của một CEO thường bao gồm:
Xây dựng chiến lược để thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
Lập kế hoạch và định hướng cụ thể cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Chỉ đạo việc triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt.
Chịu trách nhiệm về lợi nhuận và tăng trưởng của công ty.
Đưa ra đề xuất và phương án để cải thiện hoạt động của doanh nghiệp.
Quản lý, xây dựng và phát triển thương hiệu.
Thiết lập, duy trì văn hóa tổ chức.
Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư.
Đại diện công ty trong các thương vụ ký kết hợp đồng thương mại.
Quản lý và đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty.
Phê duyệt các dự án phát triển sản phẩm và chiến lược tiếp thị.
>>>> ĐỌC NGAY:Kỷ luật là gì? Bí quyết rèn luyện kỷ luật trong công việc
4. Thu nhập của CEO như thế nào?
CEO là một trong những chức vụ cao nhất của tổ chức, chính vì vậy mức lương CEO cũng cao hơn nhiều so với cấp bậc nhân viên. Tùy vào từng doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động, con số này sẽ có sự chênh lệch nhất định. Theo Vietnamnet, mức lương cao nhất của CEO hiện nay có thể lên đến 40,000 USD/tháng. Trong đó, 3 ngành cao nhất bao gồm:
Trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính, mức lương của CEO có hơn 15 năm kinh nghiệm thường dao động từ 15,000 đến 35,000 USD/tháng ở miền Nam và tối đa là 40,000 USD/tháng ở miền Bắc.
Trong ngành bảo hiểm nhân thọ, mức lương của CEO với hơn 15 năm kinh nghiệm thường nằm trong khoảng từ 7,000 đến 40,000 USD/tháng.
Trong lĩnh vực bất động sản, CEO có hơn 15 năm kinh nghiệm thường nhận được mức lương từ 8,000 đến 40,000 USD/tháng ở miền Bắc và cao nhất là 30,000 USD/tháng ở miền Nam.
5. Một số câu hỏi thường gặp về CEO
5.1 Học ngành gì để trở thành CEO?
Để vươn lên vị trí CEO (Giám đốc điều hành) của một công ty hoặc tổ chức, không có một ngành học cố định nào là yêu cầu bắt buộc. Vai trò CEO đòi hỏi một sự tổng hợp đa dạng về kỹ năng và kinh nghiệm, những người đạt đến vị trí này có thể xuất phát từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Dù vậy, một số ngành học và lĩnh vực có thể hỗ trợ phát triển những kỹ năng quan trọng cho vai trò CEO bao gồm:
Quản trị kinh doanh: Ngành này cung cấp kiến thức về các khía cạnh quản lý doanh nghiệp như kế hoạch kinh doanh, tài chính, tiếp thị, nhân sự và quản lý chiến lược.
Quản lý: Học ngành Quản lý giúp bạn nắm vững các kỹ năng quản lý và lãnh đạo, tập trung vào việc đưa ra quyết định và xây dựng các chiến lược doanh nghiệp.
Kinh doanh Quốc tế: Ngành này tập trung vào quản lý kinh doanh toàn cầu, giúp hiểu về thị trường quốc tế và quan hệ quốc tế.
Quản trị Chiến lược: Học ngành này giúp hiểu cách định hướng và thực hiện chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
Quản trị Dự án: Ngành này tập trung vào kỹ năng lập kế hoạch, triển khai và quản lý các dự án trong công ty.
Quản lý Khoa học Dữ liệu: Trong thời đại số hóa, kỹ năng quản lý dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu rất quan trọng cho CEO.
Thương mại quốc tế: Ngành này tập trung vào hoạch định chiến lược kinh doanh và phát triển các thị trường quốc tế.
Nghiên cứu Kinh tế: Am hiểu về các yếu tố kinh tế và thị trường sẽ hỗ trợ việc ra quyết định chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Trở thành CEO không chỉ phụ thuộc vào ngành học, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm và sự kiên nhẫn để phát triển bản thân trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. Sự học hỏi, phát triển và chủ động xây dựng sự nghiệp của bản thân là điều quan trọng để trở thành một CEO.
5.2 CEO cần làm gì để tạo động lực cho nhân viên và duy trì môi trường làm việc tich cực?
Để thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực và động viên nhân viên phát huy tối đa năng lực, CEO cần xây dựng một nền văn hóa công ty mạnh mẽ với những yếu tố sau:
Xác định giá trị cốt lõi: CEO cần thực hiện xác định và truyền đạt rõ ràng những giá trị cốt lõi hiện tại công ty như chất lượng, trách nhiệm, đổi mới và tôn trọng. Những giá trị này sẽ là kim chỉ nam cho hành vi và quyết định của nhân viên và lãnh đạo.
Giao tiếp rõ ràng và trung thực: Khuyến khích giao tiếp mở thường xuyên giữa các cấp nhân viên và cấp lãnh đạo. Điều này giúp xây dựng niềm tin, giảm thiểu hiểu lầm và tạo ra một môi trường làm việc minh bạch.
Công bằng và đối xử tốt với nhân viên: CEO cần đảm bảo mọi nhân viên được đối xử công bằng và tôn trọng. Họ cũng cần chú trọng đến việc giải quyết mâu thuẫn và xung đột một cách công minh và kịp thời.
Phát triển và đào tạo: Thiết lập các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên để giúp họ nâng cao kỹ năng, kiến thức và năng lực làm việc. Đây cũng là tạo cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp cho nhân viên.
Các chế độ khen thưởng và công nhận nỗ lực: CEO nên công nhận và có những chế độ khen thưởng các thành tích và đóng góp của nhân viên. Điều này khiến động lực của nhân viên được nâng cao và tạo lòng trung thành của nhân viên.
Có mục tiêu rõ ràng: Thiết lập mục tiêu rõ ràng, thực tế cho công ty và từng bộ phận, để nhân viên hiểu sâu vai trò của họ và định hướng phát triển của công ty.
Tạo điều kiện làm việc tốt: Đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn và thoải mái. Đầu tư các công nghệ mới và thiết bị hỗ trợ để tối ưu công việc hiệu quả hơn.
Tôn trọng sự cân bằng cuộc sống: Tạo điều kiện cho nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, thông qua các chính sách như linh hoạt giờ làm việc, nghỉ phép và chương trình hỗ trợ gia đình.
Tuyển dụng và đào tạo: Đảm bảo quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên phù hợp với giá trị và văn hóa công ty. Điều này giúp thu hút và giữ chân nhân viên có động lực và phù hợp với văn hóa tổ chức.
Như vậy, bài viết trên đã giải thích CEO là gì và cái nhìn tổng quan CEO là nghề gì cùng những công việc, trách nhiệm mà vị trí này sẽ đảm nhiệm trong tổ chức. Mong rằng bài viết đã đem lại những kiến thức bổ ích cho những ai đang mong muốn phấn đấu để đạt được vị trí này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ với 1C Việt Nam để được hỗ trợ.