Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ứng dụng
1C Việt Nam
(22.11.2024)

Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội và ứng dụng

Chi phí cơ hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Chi phí cơ hội xuất hiện trong các trường hợp cần đưa ra lựa chọn giữa nhiều phương án. Vậy chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội cụ thể ra sao? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu khái niệm chi phí cơ hội và các thông tin liên quan trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Chi phí cơ hội là gì? 

Chi phí cơ hội là những lợi ích tiềm năng mà doanh nghiệp có thể bỏ qua khi lựa chọn phương án này thay vì những phương án khác. Chi phí cơ hội không phải lúc nào cũng được thể hiện bằng tiền mà còn bao gồm cả các yếu tố như công sức, nỗ lực, thời gian mà đối tượng đã bỏ ra.

chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là những lợi ích tiềm năng mà doanh nghiệp có thể bỏ qua khi lựa chọn phương án này thay vì những phương án khác

Chi phí cơ hội bao gồm toàn bộ các khoản lợi ích bị bỏ qua bởi việc lựa chọn một trong số những phương án khả thi. Chi phí này có thể được chia thành chi phí cơ hội hiện hữu và chi phí cơ hội ẩn. Cụ thể:

  • Chi phí cơ hội hiện hữu được thể hiện dưới dạng thanh toán bằng tiền, phản ánh chi phí trực tiếp của quyết định. Khoản chi phí này thường xuất hiện trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng cho các nguồn lực đầu vào như tiền vật liệu thuê, tiền lương, tiền thuê nhà,...
  • Chi phí cơ hội ẩn là chi phí gián tiếp cho việc lựa chọn một phương án. Loại phí này thường thể hiện rõ ràng khi doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình cho mục đích khác, bao gồm chi phí bỏ qua lựa chọn tốt nhất. 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ

  • Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ứng dụng chỉ số ROE hiệu quả
  • Ebit là gì? Công thức tính Ebit trong quản trị tài chính doanh nghiệp

2. Ví dụ về chi phí cơ hội

Dưới đây là ví dụ về chi phí cơ hội trong kinh doanh để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn. Điển hình như doanh nghiệp đang có nguồn vốn lưu động khoảng 5 tỷ và muốn đầu tư. Doanh nghiệp đứng trước lựa chọn mở rộng nhà máy để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm hay mua cổ phiếu để kiếm lời. Trong bối cảnh mức độ rủi ro của cả 2 phương án là tương đương, nếu doanh nghiệp lựa chọn mở rộng nhà máy thì chi phí cơ hội là 15% tỷ suất sinh lời của việc đầu tư 5 tỷ vào cổ phiếu.

>>>> XEM THÊM: 

3. Chi phí cơ hội có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh?

Chi phí cơ hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quá trình ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Chi phí cơ hội giúp doanh nghiệp so sánh được những thứ được và mất khi lựa chọn, từ đó biết sử dụng nguồn lực sao cho hiệu quả.

Các doanh nghiệp thường sử dụng tối đa nguồn lực đang có với mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Tuy nhiên, không có nguồn lực nào là vô hạn, vì vậy chi phí cơ hội sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư hiệu quả và hạn chế rủi ro. 

chi phí cơ hội là
Chi phí cơ hội có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

4. Đặc điểm chi phí cơ hội 

Vậy đặc điểm chi phí cơ hội là gì? Làm thế nào để phân biệt chi phí cơ hội với những loại chi phí khác trong doanh nghiệp? Dưới đây là một số đặc điểm mà 1C Việt Nam đã tổng hợp để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khái niệm này. 

  • Chi phí cơ hội không phải là các chi phí đã phát sinh: Chi phí cơ hội không được tính toán dựa trên chi phí xảy ra trong quá khứ hay những khoản chi trên thực tế. Thay vào đó, chi phí cơ hội được ước tính dựa trên thông tin hiện có về những quyết định có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp. 
  • Chi phí cơ hội là cơ sở cho việc ra quyết định: Khi đưa ra một quyết định, doanh nghiệp phải cân nhắc đến các chi phí cơ hội đã bị bỏ lỡ. Ví dụ: Doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư máy móc, khi đó doanh nghiệp đã bỏ qua chi phí cơ hội cho việc đẩy mạnh truyền thông, đào tạo nhân viên,…. 
  • Chi phí cơ hội không thể xác định một cách chắc chắn : Khi xem xét đến chi phí cơ hội, doanh nghiệp phải tính toán toàn bộ các lợi ích, kể cả lợi ích không thể hiện dưới dạng tiền. Cụ thể:

+ Thời gian: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được bao nhiêu thời gian nếu lựa chọn đầu tư máy móc thay vì nâng cao tay nghề của nhân công.

+ Giá cả: Với doanh nghiệp đúc khuôn, việc lựa chọn nguyên vật liệu rẻ để sản xuất sẽ giảm thiểu chi phí đầu vào và giá vốn hàng bán nhưng có thể phát sinh vấn đề bảo dưỡng trong tương lai. 

  • Chi phí cơ hội không thể hiện trên báo cáo tài chính: Trong khi các chi phí nhân công, nhà xưởng, đầu tư máy móc được hạch toán một cách rõ ràng trên báo cáo tài chính, doanh nghiệp không thể ghi nhận chi phí cơ hội theo cách này. Với tính chất không chắc chắn, được ước tính dựa trên quyết định có thể xảy ra trong tương lai, doanh nghiệp khó ghi nhận chi phí cơ hội trong báo cáo tài chính một cách rõ ràng.

khái niệm chi phí cơ hội
Doanh nghiệp khó ghi nhận chi phí cơ hội trong báo cáo tài chính một cách rõ ràng

5. Cách tính chi phí cơ hội chính xác

Công thức tính chi phí cơ hội như sau: 

Chi phí cơ hội (OC) = FO – CO

Trong đó:

  • FO: Chi phí ẩn hay chính là phần lợi ích từ phương án tốt nhất đã bị bỏ qua; 
  • CO: Phần lợi ích từ phương án đã được lựa chọn hay chính chi phí hiện hữu. 

6. Ứng dụng chi phí cơ hội trong kinh doanh 

Sau khi tìm hiểu chi phí cơ hội là gì cũng như cách tính chi phí cơ hội, các nhà quản lý chắc hẳn đã hiểu rõ tầm quan trọng của loại chi phí này. Có thể nói, việc áp dụng chi phí cơ hội một cách hợp lý sẽ trở thành "chìa khóa" để người làm kinh doanh đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. 

Ví dụ như một người đang sở hữu căn nhà mặt tiền và muốn lựa chọn một trong hai phương án sau: 

  • Phương án A: Mở cửa hàng bán quần áo tại ngôi nhà này, ước tính lợi nhuận tối đa 80 triệu/tháng.
  • Phương án B: Cho thuê nhà với mức phí 20 triệu/tháng. Người này đi làm ở công ty với mức lương 10 triệu/tháng nữa. Tổng thu nhập sẽ là 30 triệu/tháng.

Như vậy, nếu người này lựa chọn phương án B thì sẽ cần đánh đổi lợi nhuận bán quần áo lên đến 80 triệu đồng. Dựa  vào công thức tính chi phí cơ hội, ta có chi phí cơ hội ở đây sẽ là 80 - 30 = 50 triệu/tháng. 

Còn nếu lựa chọn phương án B, người này sẽ thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên vẫn cần phải tính đến các tình huống biến động thị trường hay các chi phí phát sinh sẽ có thể ảnh hưởng đến mức lợi nhuận này. 

Tóm lại, người làm kinh doanh có thể áp dụng công thức tính chi phí cơ hội vào các hoạt động như tìm kiếm nguồn hàng, xác định giá bán, chính sách khuyến mãi, lựa chọn đơn vị vận chuyển, lựa chọn đối tác,...

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: Mẫu tờ trình xin kinh phí mới nhất theo quy định 2024

7. Quản lý hiệu quả chi phí cơ hội bằng phần mềm 1C:Company Management

Để quản lý chi phí cơ hội một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản lý 1C:Company Management. Phần mềm kết nối các phòng ban, các bộ phận Bán hàng - Mua hàng - Sản xuất - Kho - Tài chính - Nhân sự tiền lương - CRM lại với nhau, quản lý doanh nghiệp một cách toàn diện. 1C:Company Management cho phép ghi nhận các giao dịch, dòng tiền của doanh nghiệp một cách chính xác, khoa học và có hệ thống. Mọi dữ liệu thông tin đều được lưu trữ khoa học, giúp nhà quản trị dễ dàng đánh giá, so sánh, khắc phục tốt nhược điểm của chi phí cơ hội. 

Bên cạnh đó, phần mềm còn có tính năng tạo báo cáo tài chính, ghi nhận hoạt động kinh doanh một cách chi tiết để từ đó làm cơ sở cho đánh giá và quyết định của nhà quản trị. Với tính năng quản lý tài chính chuyên biệt, 1C:Company Management sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong việc kiểm soát loại chi phí có phần khó đo lường này. 

chi phí cơ hội
1C:Company Management có tính năng chuyên biệt giúp quản lý tài chính doanh nghiệp

Chi phí cơ hội đề cập đến những lợi ích mà doanh nghiệp bỏ lỡ khi lựa chọn một phương án này thay vì phương án khác. Đây là loại chi phí có những đặc điểm riêng biệt và thường không được ghi nhận vào báo cáo tài chính. Mặc dù vậy, chi phí cơ hội lại có ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị. Mong rằng Quý doanh nghiệp đã có thêm thông tin hữu ích, nếu muốn tham khảo thêm về phần mềm 1C:Company Management, hãy liên hệ đến 1C Việt Nam để được hỗ trợ.

>>>> THAM KHẢO THÊM: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay