Chi phí sản xuất chung là một trong những yếu tố cấu thành nên giá vốn hàng bán. Việc kiểm soát chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận, đảm bảo sự bền vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay. Hãy cùng 1C Việt Nam đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi phí sản xuất chung là gì và cách kiểm soát các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp hiệu quả.
>>> XEM NGAY: Quy trình sản xuất của doanh nghiệp với 8 bước đơn giản, chi tiết
Chi phí sản xuất chung là tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, không bao gồm chi phí trực tiếp cho nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Đây là các khoản chi phí liên quan đến khấu hao tài sản, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi khác, đóng vai trò quan trọng trong quản lý chi phí và đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Các loại chi phí cấu thành chi phí sản xuất chung bao gồm:
>>>> ĐỌC THÊM: Giá thành sản phẩm là gì? 6 cách tính giá thành sản phẩm cụ thể
Chi phí sản xuất chung có thể được phân loại thành hai loại chính: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi.
>>>> ĐỌC THÊM: Sản suất tinh gọn (lean manufacturing) là gì? Nguyên tắc áp dụng
Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng:
Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu:
Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất:
Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ:
Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác:
Ví dụ:
Công ty ABC sản xuất hai sản phẩm là X và Y. Dưới đây là các chi phí sản xuất chung được ghi nhận trong một khoản thời gian:
- Xuất nguyên vật liệu cho các bộ phận trong đó:
Vật liệu chính dùng cho sản phẩm là 600.000.000 đồng, trong đó: Cho sản xuất sản phẩm X là 250.000.000 đồng, và vật liệu sản xuất sản phẩm Y là 350.000.000 đồng.
Nhiên liệu dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng là 5.000.000 đồng
- Xuất công cụ dùng cho quản lý phân xưởng là 45.000.000 đồng, trong đó công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần là 18.000.000 đồng, và công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 1 năm là 27.000.000 đồng.
- Tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng là 200.000.000 đồng
- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ là 50.000.000 đồng
- Phân bổ chi phí trả trước tiền thuê máy móc, công cụ sản xuất: 15.000.000 đồng
- Trích khấu hao TSCĐ hữu hình máy móc sản xuất là 25.000.000 đồng
- Chi phí tiền điện dùng cho phân xưởng sản xuất 20.000.000 đồng, thuế GTGT 10%
Biết rằng: Chi phí SXC được phân bổ vào giá thành sản phẩm X và sản phẩm Y theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất.
Đáp án:
- Xuất nguyên vật liệu chính cho sản xuất:
Nợ TK 621 (X): 250.000.000
Nợ TK 621 (Y): 350.000.000
Có TK 152: 600.000.000
- Xuất nhiên liệu cho sản xuất:
Nợ 6272: 5.000.000
Có 1522: 5.000.000
- Xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất:
Nợ 6273: 18.000.000
Nợ 242: 27.000.000 (1 năm)
Có 153: 45.000.000
- Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn:
Nợ 6273: 3.000.000
Có 242: 3.000.000
- Tiền lương phải trả cho quản lý phân xưởng:
Nợ 6271: 200.000.000
Có 334: 200.000.000
- Trích BHXH, BHYT, BHTN:
Nợ 6271: 50.000.000
Nợ 334: 50.000.000
Có 338: 100.000.000
- Phân bổ chi phí thuê trả trước:
Nợ 6277: 15.000.000
Có 242: 15.000.000
- Trích khấu hao tài sản cố định:
Nợ 6274: 25.000.000
Có 2141: 25.000.000
- Chi phí tiền điện:
Nợ 6277: 20.000.000
Nợ 1331: 2.000.000
Có 331: 22.000.000
Phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nguyên vật liệu chính:
Tổng chi phí sản xuất chung: 5.000.000 + 18.000.000 + 3.000.000 + 200.000.000 + 50.000.000 + 15.000.000 + 25.000.000 + 20.000.000 = 336.000.000
Sản phẩm X = (336.000.000 x 350.000.000) : 600.000.000 = 196.000.000
Sản phẩm Y = (336.000.000 x 250.000.000) : 600.000.000 = 140.000.000
>>>> ĐỌC THÊM: 4M trong sản xuất là gì? Bật mí phương pháp cải tiến 4M hiệu quả
Để đảm bảo hiệu quả trong quản lý chi phí sản xuất chung, việc kiểm soát kỹ lưỡng và có hệ thống là một yếu tố quan trọng. Dưới đây là những cách kiểm soát khoản chi phí sản xuất chung hữu ích:
Phân tích và đánh giá đều cần được thực hiện đều đặn đối với chi phí sản xuất chung. Việc so sánh chi phí giữa các kỳ có thể xác định sự thay đổi có tính bất thường hay không. Các yếu tố quan trọng cần xem xét bao gồm việc phân tích chi phí mới phát sinh, kiểm tra sự thay đổi trong các khoản chi phí định kỳ, và đánh giá nguyên nhân của sự biến động này.
Tăng năng suất lao động và giảm mức hao phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm đã hoàn thành là điều cần thiết bằng cách tiến hành nghiên cứu và tổ chức quá trình thi công một cách khoa học. Việc sắp xếp công việc một cách hợp lý, bố trí lao động một cách hiệu quả và thực hiện quản lý chặt chẽ đối với lao động là các yếu tố quan trọng cần được đặc biệt chú ý.
Tiến hành nghiên cứu và áp dụng công nghệ kỹ thuật mới để xem xét khả năng sử dụng máy móc thay thế cho lao động thủ công và tự động hóa quy trình sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cần thực hiện việc đổi mới kỹ thuật và công nghệ, đưa các thành tựu tiến bộ trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất một cách linh hoạt và kịp thời.
Việc xây dựng kế hoạch chi phí chi tiết cần được thực hiện và theo dõi đều đặn, điều chỉnh linh hoạt khi phát hiện bất thường. Doanh nghiệp nên tăng cường hoạt động kiểm tra và giám sát tài chính để đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý nguồn lực.
Tóm lại, chi phí sản xuất chung là một yếu tố then chốt quyết định đến hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Qua bài viết, 1C Việt Nam đã cung cấp các thông tin giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí sản xuất chung một cách hiệu quả. Nếu có thông tin gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
>>>> ĐỌC THÊM: