Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Chi phí tài chính là gì? Các loại chi phí tài chính và công thức tính
1C Việt Nam
(22.11.2024)

Chi phí tài chính là gì? Các loại chi phí tài chính và công thức tính

Mặc dù khái niệm chi phí tài chính còn xa lạ với nhiều người nhưng đây là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh cũng như cần được quan tâm đúng mực để không trở thành gánh nặng. Vậy chi phí tài chính là gì? Cách quản lý chi phí tài chính sao cho hiệu quả? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chi phí tài chính là gì?

Chi phí tài chính là các loại chi phí liên quan hoặc phát sinh trong quá trình doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài chính để tổ chức hoạt động kinh doanh và quản lý tài sản của tổ chức, cá nhân. Chi phí tài chính bao gồm phí giao dịch, các khoản lãi suất, phí bảo hiểm và các loại chi phí khác liên quan đến việc vay tiền hoặc sử dụng các nguồn tài chính.

chi phí tài chính là gì
Chi phí tài chính là các loại chi phí liên quan hoặc phát sinh trong quá trình hoạt động

Việc quản lý và phân tích chi phí tài chính có thể giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng vốn của cả doanh nghiệp. Từ đó, người quản lý có thể đưa ra các chiến lược tối ưu hóa chi phí tài chính để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó, việc nắm vững các chi phí tài chính là yếu tố then chốt để đưa ra chiến lược kinh doanh, xác định giá thành sản phẩm và đảm bảo sự ổn định của doanh nghiệp. 

>>>> XEM THÊM: 

2. Chi phí tài chính bao gồm các loại chi phí nào?

Chi phí tài chính là một trong những yếu tố quan trong khi đánh giá tình hình sức khỏe doanh nghiệp. Việc quản lý chỉ số này hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế  rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Vậy chi phí tài chính gồm những gì? Tìm hiểu chi tiết dưới đây:   

2.1 Chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay hay còn gọi là lãi suất, là khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho người vay. Đây là lại chi phí tài chính phổ biến nhất và thường xuyên xuất hiện trong hoạt động tài kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí bao gồm lãi suất cố định và biến đổi phải trả cho các chủ nợ hoặc ngân hàng.

 

chi phí tài chính là gì
Chi phí lãi vay là khoản phí mà doanh nghiệp phải trả cho người vay khi sử dụng vốn hoặc tín dụng

2.2 Chi phí khởi tạo

Chi phí khởi tạo là khoản chi phí ban đầu được tính khi khách hàng vay một khoản tiền từ các tổ chức tín dụng. Khoản phí này phục vụ cho các hoạt động liên quan đến quá trình đánh giá tín dụng, xử lý hồ sơ vay, xử lý các thủ tục pháp lý và đàm phán để cấp vay. Loại phí này được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của khoản vay và có thể thanh khoản riêng hoặc chung với số tiền vay. 

Chi phí khởi tạo liên quan đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mặc dù không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng đây là chi phí ảo phản ánh giá trị của các cơ hội đầu tư bị bỏ lỡ. 

chi phí tài chính là gì
Chi phí cơ hội vốn chủ sở hữu là chi phí tài chính liên quan đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp

2.3 Chi phí phát hành vốn mới

Chi phí tài chính cũng bao gồm chi phí phát hành vốn mới, liên quan đến việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu để huy động vốn. Loại chi phí này biểu hiện dưới dạng phí môi giới, phí pháp lý và phí đăng ký.

chi phí tài chính là gì
Chi phí phát hành vốn mới liên quan đến việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu để huy động vốn

2.4 Chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch là chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các giao dịch tài chính. Đây là một trong những loại chi phí tài chính phổ biến nhất bởi hầu hết các giao dịch chuyển tiền đều phát sinh các khoản phí liên quan.

chi phí tài chính là gì
Chi phí giao dịch là chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các giao dịch tài chính

2.5 Chi phí trễ hạn

Chi phí trễ hạn, là khoản tiền phải trả khi không thanh toán nợ đúng hạn. Phí trễ hạn trong chi phí tài chính thường được tính dựa trên một tỷ lệ phần trăm của số tiền nợ chưa thanh toán. Phí này có thể phát sinh trong mỗi kỳ thanh toán trễ. Mục đích của việc tính phí trễ hạn là khuyến khích khách hàng thanh toán khoản nợ đúng hạn. 

Đồng thời, chi phí trễ hạn giúp các tổ chức tín dụng bù đắp các chi phí liên quan đến việc xử lý các khoản nợ bị trễ hạn. Điều này giúp duy trì tính ổn định hệ thống tài chính và đảm bảo tính đúng đắn trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Mức phí này thường được quy định trong hợp đồng theo quy định của ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay. 

chi phí tài chính là gì
Chi phí nợ là khoản tiền phải trả khi không thanh toán nợ đúng hạn

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Profit margin là gì? Cách tính các loại biện lợi nhuận hiện nay

3. Các khoản không được tính vào chi phí tài chính

Có phải tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh đều được tính vào chi phí tài chính hay không? Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát sinh một số loại chi phí cần được hạch toán riêng biệt và không được ghi nhận như chi phí tài chính. Cụ thể:

  • Chi phí cho hoạt động quản lý vận hành doanh nghiệp.
  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí sản xuất và kinh doanh.
  • Chi phí được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác. 

 

chi phí tài chính là gì
Chi phí sản xuất và kinh doanh không được tính vào chi phí tài chính

>>>> THAM KHẢO NGAY: [Download] Mẫu biên bản đối chiếu công nợ đầy đủ, chi tiết 2024

4. Công thức tính chi phí tài chính chi tiết, đơn giản 

Sau khi nắm được khái niệm chi phí tài chính là gì, nhà quản trị nên tìm hiểu các công thức để tính toán chỉ số này. Tùy thuộc vào các loại chi phí tài chính khác nhau mà người dùng có thể sử dụng các công thức khác nhau để tính toán. Dưới đây là gợi ý chi tiết:

  • Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động mua bán ngoại tệ, mua bán chứng khoán, cho vay vốn,... ghi: 
    • Nợ TK 635 - Chi phí tài chính; 
    • Có TK 111, 112, 141,…
  • Các khoản chi phí tài chính phát sinh khi đầu tư vào các công ty con, thanh toán các khoản đầu tư, ban chứng khoán, phát sinh lỗ hoặc công ty liên kết : 
    • Nợ TK 111, 112,… (giá bán tính theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được).
    • Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ).
    • Có TK 121, TK 221, TK 222, TK 228,… (giá trị ghi sổ).
  • Doanh nghiệp nhận vốn góp từ công ty liên doanh, công ty con, liên kết mà  giá trị vốn góp được chia,... ghi:
    • Nợ TK 111, 112, TK 152, TK 211,… (giá trị hợp lý tài sản được chia).
    • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số lỗ).
    • Có TK 221, TK 222.
chi phí tài chính là gì
Tùy thuộc vào loại chi phí tài chính khác nhau mà người dùng có thể sử dụng các công thức khác nhau

>>>> XEM THÊM:

  • Ebitda là gì? Công thức tính Ebitda và ví dụ minh họa
  • Ebit là gì? Cách tính Ebit lợi nhuận trước thuế đơn giản

5. Giải pháp 1C:Company Management hỗ trợ quản lý tài chính hiệu quả

Quản lý chi phí tài chính hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp duy trì sức khỏe tài chính của cả doanh nghiệp. Để việc quản lý được hiệu quả và dễ dàng hơn, doanh nghiệp có thể ứng dụng phần mềm 1C:Company Management - giải pháp mở với các tính năng tự động hóa công tác quản trị doanh nghiệp ở nhiều mô hình khác nhau. Phần mềm sở hữu nhiều phân hệ chuyên biệt, cho phép kết nối và xử lý thông tin của tất cả các bộ phận Nhân sự tiền lương - Kho - Tài chính - Bán hàng - Mua hàng - CRM - Sản xuất trên cùng một hệ thống. Giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian cũng như chi phí quản lý, tăng tới 60% năng suất vận hành.

 

chi phí tài chính là gì
1C:Company Management là giải pháp mở với các tính năng tự động hóa công tác quản trị doanh nghiệp ở nhiều mô hình khác nhau

 

Phần mềm 1C:Company Management nổi bật với nhiều tính năng giúp doanh nghiệp quản lý tài chính như:

  • Cho phép thiết lập các quỹ tài chính, quỹ tiền mặt.
  • Hoạch định chi phí tài chính theo từng thời điểm. 
  • Thiết lập lịch thanh toán dựa trên các chứng từ, chi và thu dự kiến. 
  • Ghi nhận và kiểm soát các khoản công nợ theo từng đối tượng, từng hợp đồng/đơn hàng. 
  • Theo dõi chi tiết các khoản vay nợ, tự động tính toán các khoản cần thanh toán một cách chính xác…

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho quý doanh nghiệp đầy đủ kiến thức để trả lời câu hỏi chi phí tài chính là gì. Đây là chỉ số cần được quan tâm để tối ưu hóa lợi nhuận cũng như hạn chế rủi ro. Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về giải pháp hỗ trợ 1C:Company Management, hãy liên hệ tới 1C Việt Nam để được tư vấn. 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:     

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay