Hiểu rõ chuỗi cung ứng là gì giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mỗi thành phần trong chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng giúp tối ưu hóa chi phí, hiệu suất và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong bài viết dưới đây 1C Việt Nam sẽ chia sẻ quản lý chuỗi cung ứng là gì để doanh nghiệp có thể áp dụng vào thực tế. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
>>>> XEM THÊM:
Chuỗi cung ứng (Supply chain) là một hệ thống tích hợp các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và nguồn lực liên quan đến việc sản xuất, tiếp thị, phân phối sản phẩm từ nguyên liệu thô đến người tiêu dùng cuối cùng. Hệ thống này bao gồm các hoạt động như mua nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ, phân phối sản phẩm.
Ví dụ về chuỗi cung ứng trong ngành sản xuất ô tô: Trước khi người tiêu dùng mua một chiếc xe, quặng sắt được khai thác từ lòng đất và chuyển đến nhà máy để luyện thành thép. Sau đó, thép được chế tạo thành khung xe ô tô. Để hoàn thiện chiếc xe, nhà sản xuất sẽ lắp ráp lại nhiều bộ phận khác nhau như động cơ, pin, linh kiện điện tử, lốp cao su, thân kim loại. Chiếc xe được chuyển đến showroom trưng bày, nhà bán lẻ, đại lý để bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là quá trình giám sát và điều phối các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Quá trình này bao gồm việc tích hợp các hoạt động như mua sắm nguyên vật liệu, quản lý kho bãi, vận chuyển, sản xuất, phân phối trong chuỗi cung ứng.
Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối ưu hóa hiệu quả và hiệu suất của toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cho đến khi đưa đến tay khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng.
Trong kinh doanh hiện đại, chuỗi cung ứng là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các thành phần của chuỗi cung ứng bao gồm nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Mỗi bên đều đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây:
Nhà cung cấp nguyên liệu thô là những đơn vị cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng và linh kiện cho quá trình sản xuất. Họ có thể là công ty sản xuất, trang trại, mỏ khoáng sản hoặc các nhà cung cấp dịch vụ khác.
Nhà sản xuất là đơn vị chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. Họ có thể là nhà máy, công ty lắp ráp hoặc công ty chế biến. Nhà cung cấp nguyên vật liệu và nhà sản xuất có mối quan hệ mật thiết, bất kỳ vấn đề nào ở một trong hai bên đều có thể tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng.
Nhà phân phối là đơn vị mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Họ có thể là các công ty thương mại, đại lý hoặc nhà kho.
Nhà bán lẻ là đơn vị cung cấp sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Một số mô hình bán lẻ phổ biến thường bắt gặp như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị cửa hàng trực tuyến.
Người tiêu dùng là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng, là đối tượng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Thành phần này hình thành một vòng lặp hoàn chỉnh trong chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng còn bao gồm các thành phần khác như:
>>>> ĐỌC THÊM: Hàng tồn kho là gì? Phân loại và phương pháp tính
Bên cạnh khái niệm chuỗi cung ứng là gì thì đặc điểm của chuỗi cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất của hệ thống. Để xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Vai trò chủ yếu của chuỗi cung ứng là đảm bảo hiệu quả của các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh và tính liên tục của quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể như sau:
Cùng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, các mô hình chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp và linh hoạt hơn. Để nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cần liên tục cập nhật các xu hướng mới cũng như lựa chọn mô hình chuỗi cung ứng phù hợp. Các loại mô hình chuỗi cung ứng phổ biến hiện nay bao gồm:
Continuous Flow Supply Chain - Mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục |
|
Quick Response Supply Chain - Mô hình chuỗi cung ứng nhanh |
|
Agile Supply Chain - Mô hình chuỗi cung ứng Agile |
|
Mô hình linh hoạt |
|
Mô hình chuỗi cung ứng có cấu hình tùy chỉnh |
|
Chuỗi cung ứng thường áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng quốc tế SCOR (Supply Chain Operations Reference). Mô hình này là khung tài liệu chuẩn được áp dụng toàn cầu để quản lý và tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng. SCOR chia chuỗi cung ứng quốc tế thành bốn phần chính:
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Quản lý kho là gì? 6 cách quản lý kho hiệu quả nhất 2024
Xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được sự thành công bền vững. Dưới đây là các bước và chiến lược cần thiết để thiết lập một hệ thống chuỗi cung ứng hiệu quả trong doanh nghiệp:
Kế hoạch chuỗi cung ứng theo thời gian thực là việc xây dựng quy trình quản lý linh hoạt, tối ưu nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất, vận chuyển và lưu kho diễn ra hiệu quả cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Quá trình này bao gồm việc đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất và quản lý đơn hàng một cách chi tiết, kịp thời. Quản lý liên tục và đánh giá thường xuyên giúp cải thiện hiệu suất, sự linh hoạt của chuỗi cung ứng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và phản ứng nhanh chóng với thay đổi thị trường.
Để xây dựng mối quan hệ chất lượng với nhà cung cấp, các doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như tin cậy, minh bạch và tôn trọng. Những mối quan hệ chất lượng không chỉ đảm bảo nguồn cung ổn định mà còn mang lại các lợi ích như giảm chi phí, tăng tính linh hoạt và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cách tiếp cận này còn khuyến khích sự hợp tác dài hạn và khai thác các cơ hội cải tiến liên tục trong chuỗi cung ứng.
Để đảm bảo tính đồng bộ và giao tiếp liên tục trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cần áp dụng các công nghệ và hệ thống thông tin hiện đại. Việc này giúp tối ưu việc quản lý dữ liệu, theo dõi quy trình sản xuất và vận chuyển một cách chặt chẽ. Thông qua việc chia sẻ thông tin và kế hoạch sản xuất một cách rõ ràng, các thành phần trong chuỗi cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường và giảm thiểu rủi ro.
Tự động hóa các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng giúp giảm thiểu sai sót và tăng cường hiệu quả. Các hệ thống quản lý tự động như ERP (Enterprise Resource Planning) tích hợp các quy trình từ sản xuất, kho bãi, đến vận chuyển, giúp theo dõi và điều phối mọi hoạt động một cách dễ dàng và chính xác. Doanh nghiệp có thể tham khảo giải pháp 1C:ERP của 1C Việt Nam để bắt đầu quá trình tự động hóa chuỗi cung ứng.
Dưới đây là một số ưu điểm của 1C:ERP:
Mong rằng qua bài viết trên quý doanh nghiệp đã nắm được chuỗi cung ứng là gì cũng như cách xây dựng chuỗi hiệu quả trong thực tế. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, doanh nghiệp có thể ứng dụng các giải pháp quản trị chuỗi cung ứng chuyên nghiệp như 1C:ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tối ưu chi phí vận hành. Nếu còn thắc mắc gì về chuỗi cung ứng cũng như hệ thống 1C:ERP, hãy liên hệ với 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: