Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số ngành du lịch đã trở thành một xu hướng tất yếu, giúp tăng khả năng cạnh tranh và hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết những thông tin hữu ích liên quan đến chuyển đổi số ứng dụng trong ngành du lịch bao gồm khái niệm, lợi ích cũng như một số cơ hội, thách thức phải đối mặt.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Cơ hội và thách thức
Chuyển đổi số ngành du lịch là quá trình thay đổi toàn diện từ mô hình kinh doanh, tiếp thị truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại, tập trung vào trải nghiệm khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu. Nhờ đó, du khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ du lịch thuận tiện, nhanh chóng.
Chuyển đổi số ngành du lịch mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, bao gồm:
Ngành du lịch Việt Nam nhận thức rõ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng lớn cho sự phát triển đất nước. Do đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lữ hành đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp công nghệ cũng như thiết lập các chính sách phù hợp để tăng tốc chuyển đổi.
Cụ thể, ngay từ năm 2018, theo quyết định số 1671/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025” [1] nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch số, du lịch thông minh. Đồng thời, Thủ tướng cũng đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành du lịch.
Năm 2022, chuyển đổi số trong ngành du lịch được đẩy mạnh theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, toàn dân, toàn diện. Theo đó, chương trình thúc đẩy chiến lược nền tảng số quốc gia [2] đã cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến cho khách du lịch trên nhiều địa phương.
Động lực này đã thúc đẩy làn sóng doanh nghiệp công nghệ đầu tư vào ngành du lịch lan tỏa mạnh mẽ, phát triển các nền tảng số kết nối cung cầu. Đồng thời, chuyển đổi số trong ngành du lịch cũng trở thành một chuyên ngành hấp dẫn, thức thời trong kỷ nguyên số.
Trên cả nước, các địa phương đã đồng loạt triển khai và áp dụng nhiều ứng dụng chuyển đổi số nhằm thích ứng xu thế và nâng cao hiệu quả.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngành du lịch đã có những bước tiến lớn khi ứng dụng phần mềm thông minh trên cả hai nền tảng Android và iOS. Phần mềm này cung cấp cho du khách thông tin chi tiết về các điểm, dịch vụ, phương tiện di chuyển,... Ngoài ra, thành phố còn triển khai ứng dụng công nghệ 3D giúp chia sẻ thông tin, quảng bá du lịch, tái hiện sinh động không gian thành phố trên cao và đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị một cách trực quan, sinh động. [3]
Thời gian qua, Hà Nội cũng luôn đi tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong du lịch. Các ứng dụng mua vé tham quan, thanh toán dịch vụ từ xa, sử dụng hệ thống thuyết minh tự động, khám phá di sản bằng công nghệ 3D,… đã được triển khai. Tại nhiều khu di tích, điểm tham quan cũng đã ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch thông minh. [4]
Tại thành phố Đà Nẵng, nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã và đang từng bước số hóa để thúc đẩy, quảng bá các sản phẩm du lịch tới đông đảo du khách. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu số hóa các sản phẩm làng nghề, ứng dụng công nghệ để xây dựng nguồn khách hàng bền vững. Bên cạnh đó, ngành du lịch thành phố cũng xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch, bản đồ số ẩm thực tích hợp vào bản đồ du lịch Đà Nẵng… để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bắt kịp xu hướng du lịch toàn cầu. [5]
Chuyển đổi số ngành du lịch mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam. Tìm hiểu ngay thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải đối mặt:
Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch là một xu hướng tất yếu, mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành bao gồm:
Bên cạnh không ít những cơ hội phát triển, quá trình chuyển đổi số của ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể:
>>>> THAM KHẢO NGAY: Big data là gì? Đặc điểm và ứng dụng Big data vào doanh nghiệp
Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những xu hướng đã được xác lập, ngành du lịch vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác và ứng dụng công nghệ số trong tương lai. Dưới đây là một số xu hướng mới trong triển khai chuyển đối số ngành du lịch mà các doanh nghiệp nên quan tâm:
Cũng như các ngành nghề khác, doanh nghiệp lữ hành và khách sạn cũng đang chịu tác động mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi số. Trong số các giải pháp công nghệ đang phát triển nhanh chóng, có thể kể đến một số xu hướng sau:
Ứng dụng di động
Các ứng dụng di động phù hợp với đặc điểm của khách hàng du lịch là thường ở xa nơi cung cấp dịch vụ. Khi đó, ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép khách hàng khai thác thông tin, thực hiện các giao dịch và tích hợp nhiều tiện ích khác. Ví dụ, smartphone có thể được sử dụng để mở cửa phòng, đặt bữa ăn, đặt dịch vụ bổ sung trong khách sạn,...
Trí tuệ nhân tạo (AI) và chatbot
AI viết tắt là gì? AI là từ viết tắt của Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo thông minh. Trí tuệ nhân tạo đang trở thành xu hướng chủ đạo, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Chatbot là một chương trình máy tính được lập trình sẵn để tương tác với con người thông qua văn bản hoặc giọng nói. Loại hình công nghệ này có nhiều ưu điểm, bao gồm khả năng làm việc liên tục, sẵn sàng trả lời nhiều loại yêu cầu khác nhau của người dùng, có thể hoạt động mọi lúc, mọi nơi và sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào.
Kết nối IoT
IoT đang ngày càng phát triển và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch. Doanh nghiệp có thể khai thác dữ liệu từ các thiết bị IoT để hiểu rõ hơn nhu cầu, thói quen du lịch của khách hàng, từ đó cung cấp dịch vụ phù hợp hơn và nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.
Rating và Review
Rating và Review là hai công cụ quan trọng giúp khách hàng chia sẻ ý kiến về các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Thông qua các nền tảng như mạng xã hội, trang web du lịch, khách hàng có thể dễ dàng bày tỏ cảm nhận về chất lượng, dịch vụ, giá cả,... của các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp du lịch.
Thực tế ảo (Virtual Reality)
Thực tế ảo (Virtual Reality - VR) là công nghệ mô phỏng môi trường thực tế thông qua thiết bị VR, giúp người dùng có thể trải nghiệm một cách chân thực như đang ở đó. Trong lĩnh vực du lịch, VR được ứng dụng để tạo ra các chuyến tham quan ảo (virtual tour) cho du khách.
Thông qua việc sử dụng các hình ảnh, video, âm thanh,... công nghệ này cho phép du khách có cái nhìn trực quan về các địa điểm du lịch, từ đó có thể lựa chọn được những điểm đến phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Công nghệ AR là gì? Nguyên lý hoạt động và lợi ích mang lại
Doanh nghiệp du lịch là một trong những đơn vị chịu tác động mạnh mẽ nhất của chuyển đổi số. Để bắt kịp xu hướng và phát triển bền vững, các công ty du lịch cần chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện các quy trình vận hành.
Với những doanh nghiệp nhỏ, quy trình vận hành đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng của hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu đi những quy trình được xây dựng và quản lý chuẩn mực, đơn vị sẽ rất dễ gặp phải những mâu thuẫn trong các hoạt động, nghiệp vụ, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả mục tiêu.
Đối với các doanh nghiệp du lịch quy mô vừa và lớn, quy trình vận hành thường phức tạp hơn, bao gồm nhiều bước và liên quan đến nhiều bộ phận. Việc sử dụng giải pháp chuyển đổi số giúp quy trình được chuẩn hóa, từ đó giảm ma sát và nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.
Đơn cử như quy trình booking và điều hành của một doanh nghiệp du lịch. Đây là một quy trình phức tạp, cần trải qua nhiều bước và bao gồm trách nhiệm của nhiều phòng ban. Khi đưa toàn bộ quy trình này lên phần mềm, mọi thông tin và công việc đều được hiển thị trực quan, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và kiểm soát.
Như vậy, chuyển đổi số ngành du lịch là một quá trình mang tính chiến lược, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của các doanh nghiệp. Để thực hiện chuyển đổi số thành công, mỗi đơn vị kinh doanh cần có tầm nhìn dài hạn, đầu tư đúng mức về nguồn lực, xây dựng đội ngũ nhân lực có kỹ năng số… Bên cạnh đó, để tìm hiểu, nắm bắt thêm những kiến thức hữu ích về quản trị doanh nghiệp, đừng bỏ lỡ các thông tin khác trên website 1C Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
[1] Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. "Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025". 2018, từ: https://vanban.chinhphu.vn/
[2] Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. “Quyết định Phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số của Bộ Thông tin và Truyền thông”. 2023, từ: https://vass.gov.vn/
[3] TheVnEconomy. “TP.HCM ứng dụng công nghệ phát triển du lịch thông minh để "hút" du khách”. 2023, từ https://vneconomy.vn/
[4] Tạp Chí Cộng Sản. “Du lịch Hà Nội ứng dụng công nghệ số hướng đến phát triển bền vững”. 2021, từ https://www.tapchicongsan.org.vn/
[5] Báo Đà Nẵng. “Chuyển đổi số để phát triển du lịch”. 2023, từ https://baodanang.vn/
>>>> Đừng bỏ lỡ các bài viết liên quan đến chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực tại đây: