Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Chuyển đổi số ngành xây dựng: Thách thức và giải pháp cần thiết
1C Việt Nam
(25.01.2024)

Chuyển đổi số ngành xây dựng: Thách thức và giải pháp cần thiết

Chuyển đổi số ngành xây dựng có thể nói là bước đi chiến lược quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đang chật vật để gỡ nút thắt và bước vào cuộc hội nhập lên tiến trình số hóa. Vậy cụ thể có những thách thức khó khăn gì và giải pháp nào cho ngành xây dựng trong thời đại số? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Cơ hội và  thách thức

1. Chuyển đổi số ngành xây dựng là gì?

Chuyển đổi số ngành xây dựng là quá trình khai thác sức mạnh của dữ liệu và triển khai áp dụng công nghệ số vào hoạt động xây dựng nhằm tăng hiệu quả quản lý, vận hành, năng suất lao động và đảm bảo an toàn khi làm việc.

chuyển đổi số ngành xây dựng
Chuyển đổi số ngành xây dựng là quá trình triển khai áp dụng công nghệ số vào hoạt động xây dựng

Các lĩnh vực và đối tượng ưu tiên trong chuyển đổi số ngành xây dựng bao gồm: Các cơ sở dữ liệu về quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức để phục vụ quản lý Nhà nước theo Bộ Xây dựng; Hoạt động xây dựng như tư vấn thiết kế, thẩm định, tư vấn thẩm tra, nghiệm thu công trình, thi công xây lắp; Quy hoạch xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; Khai thác và sản xuất vật liệu; Nhà ở và thị trường bất động sản.

>>>> XEM THÊM: Ví dụ về chuyển đổi số trong 5 lĩnh vực thành công điển hình

2. Vai trò của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp xây dựng

chuyển đổi số ngành xây dựng
Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sống còn của doanh nghiệp

Tại Việt Nam việc ứng dụng chuyển đổi số cho ngành xây dựng còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù về tính chất công việc cũng như nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tại các nước phát triển, chuyển đổi số đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Dưới đây là những vai trò quan trọng của chuyển đổi số đối với lĩnh vực xây dựng:

  • Tăng năng suất: Công nghệ số giúp tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần thông quá quá trình tự động hóa. Các loại robot, máy móc có thể làm việc một cách chính xác, nhanh chóng và liên tục. Từ đó, quy trình được tối ưu, tiết kiệm thời gian cho các tác vụ thủ công.
  • Tăng hiệu quả quản lý: Các phần mềm quản lý dự án hỗ trợ đắc lực cho việc lên kế hoạch và theo dõi tiến độ công việc. Dựa trên kết quả tổng hợp, nhà quản trị có thể đưa ra phương án phân bổ tài nguyên hiệu quả hơn, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ dự án trong phạm vi ngân sách quy định. 
  • Tối ưu quy trình thiết kế: Các mô phỏng 3D và hệ thống quản lý thông tin sẽ giúp nhà thiết kế tối ưu quy trình xây dựng thực tế. Bên cạnh đó, công nghệ này còn giúp giảm thiểu sai sót cũng như tạo ra những công trình đòi yêu cầu cao. 
  • Tập trung vào an toàn lao động: Các cảm biến, hệ thống giám sát giúp theo dõi chặt chẽ quá trình làm việc, đưa ra những cảnh báo nguy hiểm trong quá trình thi công, giảm thiểu nguy cơ gây thương tích và tai nạn.

3. Thực trạng chuyển đối số trong ngành xây dựng 2023

Chuyển đổi số ngành xây dựng là một trong những chiến lược nhận được sự quan tâm của Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan ban ngành. Chính vì vậy quá trình này cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực quản lý, công tác chỉ đạo, cải cách hành chính, điều hành,... Từ đó, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. 

Tuy nhiên, chuyển đổi số ngành xây dựng tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu và tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin để phục vụ cho công tác chỉ đạo, hướng tới cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và người dân. Việc chia sẻ tài nguyên dữ liệu của ngành xây dựng còn nhiều hạn chế nên quá trình này chưa tạo được bước tiến đột phá. 

4. Những thách thức trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp xây dựng

Chuyển đổi số ngành xây dựng là bước tiến then chốt quyết định sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình này tiềm ẩn nhiều thách thức do đặc thù của ngành xây dựng cụ thể:

  • Tính tạm thời và sự phân mảnh trong xây dựng: Một công ty xây dựng có thể thực hiện cùng lúc nhiều dự án với tính chất hoàn toàn khác nhau, và yêu cầu về đội ngũ nhân viên, kỹ sư, thiết kế cũng cần có sự thay đổi. Vì vậy việc đào tạo cho nhân sự mới các công nghệ ứng dụng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với ngành khác. 
  • Biên độ lợi nhuận bị thu hẹp: Trong năm 2023, với sự biến động của nền kinh tế, cùng với đó là lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của các công ty xây dựng. Chính vì vậy, việc công ty phải chấp nhận giảm lợi nhuận, giảm mức độ rủi ro là điều không tránh khỏi. 
  • Quản lý dữ liệu chưa tốt: Hầu hết tại Việt Nam và các quốc gia đang phát triển, hồ sơ đấu thầu, hợp đồng đều được làm thủ công hàng chục năm nay. Vì vậy khi áp dụng chuyển đổi số các công ty gặp khá nhiều khó khăn trong việc quản lý dữ liệu sao cho hiệu quả.
  • Văn hóa ngành: Ngành xây dựng là một trong những ngành có cách thức hoạt động truyền thống suốt nhiều năm nay. Các công ty sử dụng chủ yếu quy trình thủ công và công nghệ cơ khí. Vì vậy khi tiến hành chuyển đổi số sẽ không tránh khỏi tình trạng nhân viên hay quản lý sẽ cảm thấy nghi ngại trước kiến thức mới. 
chuyển đổi số ngành xây dựng
Một trong những nguyên nhân gây ra thách thức cho quá trình chuyển đổi số ngành xây dựng là văn hóa ngành

5. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành xây dựng

Mặc dù còn tồn tại rất nhiều thách thức, nhưng chuyển đổi số ngành xây dựng vẫn đang là chiến lược được Nhà nước quan tâm đầu tư và có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần. Dưới đây là một số xu hướng phát triển chuyển đổi số trong lĩnh vực xây dựng: 

5.1 Tự động hóa

Một trong những vấn đề của ngành xây dựng đó là tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao. Giải pháp chuyển đổi số giải quyết được vấn đề này bằng cách áp dụng quy trình tự động hóa để giảm thiểu số lượng lao động đến mức tối thiểu. Trong đó, có thể kể tới các máy móc thiết kế tự động hóa quy trình thi công. 

chuyển đổi số ngành xây dựng
Máy móc thiết kế tự động hóa quy trình sản xuất vật liệu

>>>> XEM NGAY: Big data là gì? Đặc điểm và ứng dụng Big data vào doanh nghiệp

5.2 Sử dụng ứng dụng di động

Xu hướng chuyển đổi số ngành xây dựng ứng dụng điện thoại giúp nhân viên có thể thực hiện các thao tác đơn giản theo dõi báo cáo tiến độ tức thời, chấm công và thu thập dữ liệu theo thời gian thực,... Ứng dụng này hỗ trợ quá trình thực hiện dự án trở nên trơn tru hơn. 

chuyển đổi số ngành xây dựng
Ứng dụng điện thoại giúp nhân viên xuất báo cáo dễ dàng

5.3 Quản lý dữ liệu tập trung 

Một trong những vấn đề khi thực hiện chuyển đổi số mà hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải đó là không xử lý tốt phần dữ liệu. Việc tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn và không đưa ra được kết quả chính xác. Chuyển đổi số cho phép nhà quản trị có thể tập trung dữ liệu trên một nền tảng và cùng lúc truy cập vào kho dữ liệu đó. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cũng như giảm các tác vụ thủ công. 

5.4 Tăng cường sự cộng tác

Chuyển đổi số ngành xây dựng cho phép công ty quản lý một lúc nhiều dự án khác nhau theo các đội nhóm. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể thực hiện đồng bộ hóa giữa các phòng ban, thay đổi đơn đặt hàng giải quyết đồng thời vấn đề nhanh và hiệu quả hơn. 

chuyển đổi số ngành xây dựng
Chuyển đổi số ngành xây dựng cho phép công ty quản lý một lúc nhiều dự án khác nhau theo các đội nhóm

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Công nghệ AR là gì? Nguyên lý hoạt động và lợi ích mang lại

6. Giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp xây dựng

Để khắc phục thách thức lớn nhất về khả năng quản trị dữ liệu cho công ty xây dựng, 1C Việt Nam mang đến giải pháp chuyển đổi số toàn diện trên một nền tảng duy nhất. Cụ thể, 1C Việt Nam đã nghiên cứu, phát triển phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management giúp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quản lý dữ liệu văn bản và quy trình toàn diện. Đây chính là giải pháp chuyển đổi số từ cốt lõi cho doanh nghiệp xây dựng, giúp tối ưu quy trình vận hành và nâng cao hiệu suất. 

chuyển đổi số ngành xây dựng
Giải pháp Văn phòng số 1C:Document Management giúp xây dựng quản lý dữ liệu và quy trình toàn diện
  • Quản lý quy trình: 1C:Document Management hỗ trợ tối ưu quy trình vận hành xuyên suốt từ lúc phân công, giám sát, nhắc nhở đến khi đánh giá hoàn thành. Nhà quản lý có thể theo dõi, kiểm soát toàn bộ công việc được phân công cũng như quá trình xử lý, phê duyệt văn bản, tờ trình một cách dễ dàng.
  • Quản lý văn bản: 1C:Document Management cung cấp hỗ trợ lưu trữ tài liệu tập trung, giúp nhà quản lý dễ dàng tìm kiếm, phân loại và quản lý các văn bản cần thiết.
  • Ứng dụng di động: Giải pháp Văn phòng số 1C:Document Management còn có ứng dụng di động, cho phép người giám sát phê duyệt công việc từ xa, mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang ở tại công trường hay đi công tác theo dự án. 

Chuyển đổi số ngành xây dựng là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng suất cũng như quyết định sự phát triển của toàn ngành. Do những đặc thù riêng biệt nên chuyển đối số trong lĩnh vực xây dựng còn gặp nhiều thách thức, đặc biệt đối với các công ty chưa có nhiều kinh nghiệm về quản trị dữ liệu. Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số toàn diện hay còn những băn khoăn trong việc quản lý dữ liệu, hãy liên hệ với 1C Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay