Trong thời đại của sự tiến bộ công nghệ, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng tất yếu. Việc áp dụng chuyển đổi số trong sản xuất không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất mà còn mở ra cơ hội phát triển hơn trong tương lai. Hãy cùng 1C Việt Nam khám phá thông tin trong bài viết này để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và tác động của việc tích hợp công nghệ số vào ngành sản xuất nhé!
Chuyển đổi số trong sản xuất bao gồm việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tích hợp vào các hoạt động của từng đơn vị doanh nghiệp, góp phần thay đổi cách thức hoạt động, mô hình kinh doanh, từ đó giúp tăng cường hiệu suất và giảm chi phí sản xuất.
Thị trường chuyển đổi số trong ngành sản xuất đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, các chuyên gia dự đoán sẽ có sự tăng trưởng ấn tượng khi tỷ lệ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) đạt 21.2% trong chu kỳ năm 2023-2033. "Mảnh đất" chuyển đổi số đầy triển vọng này dự kiến sẽ đạt mốc 592.2 tỷ USD ngay trong năm nay.
Bên cạnh đó, tác động của chuyển đổi số trong ngành sản xuất đang tạo ra những tiến bộ đáng kể, thông qua đó mang lại những cải tiến về an toàn, chất lượng sản phẩm và sự bền vững. Với mục tiêu giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường ngày càng khốc liệt, việc áp dụng chuyển đổi số không chỉ là một lựa chọn của cá nhân doanh nghiệp mà còn trở thành một yếu tố cần thiết để đáp ứng những mong đợi ngày càng cao từ phía khách hàng.
Hiện nay, hàng loạt công nghệ như Internet of Things (IoT), Cloud Computing, mạng 5G và Trí tuệ Nhân tạo (AI) được xem là những phát triển công nghệ chủ chốt mà các doanh nghiệp sản xuất đặt niềm tin với kỳ vọng lớn. Đặc biệt, công nghệ đám mây (Cloud) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu từ các cảm biến một cách dễ dàng hơn.
Chuyển đổi số mang lại các lợi ích vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp sản xuất, có thể kể đến như:
Không thể phủ nhận xu hướng trên mang lại nhiều lợi ích đáng kể, tuy vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất cũng đem đến một số thách thức mà các doanh nghiệp cần lưu ý:
Trong tương lai, ngành sản xuất sẽ tiếp tục chứng kiến sự phát triển chóng mặt của các công nghệ số, với những xu hướng chính dưới đây:
Việc tự động hóa quy trình thông qua việc sử dụng robot (RPA) đang trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất. Công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp thực hiện và đạt được các mục tiêu liên quan mà doanh nghiệp hướng tới như: cắt giảm chi phí, tối ưu hóa hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu lỗi cũng như dễ dàng quản lý hệ thống vận hành.
Theo dự báo của Forrester, chi phí cho các phần mềm RPA dự kiến sẽ đạt 2.9 tỷ USD vào năm 2021. RPA đóng vai trò quan trọng như một yếu tố tiền đề trong việc đánh giá tính khả thi của các chương trình chuyển đổi số trong nhà máy thông minh.
Phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số như cung cấp thông tin chi tiết, chính xác giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, dự đoán sự cố và nhu cầu thị trường, quản lý tồn kho, cải thiện chất lượng sản phẩm thậm chí tạo ra chiến lược kinh doanh dựa trên dữ liệu.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất đặt trọng tâm vào vai trò quan trọng của trí tuệ nhân tạo. Sự hòa hợp linh hoạt giữa trí tuệ nhân tạo và máy học sẽ giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu, tiến hành phân tích, sau đó áp dụng để xây dựng các mô hình sản xuất tiến bộ trong tương lai.
Máy học được sử dụng để dự đoán chính xác sự biến động về cung - cầu trong các nhà máy, cũng như phân tích và tiên đoán tình trạng của hệ thống thiết bị máy móc. Bên cạnh đó, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo cũng giúp phát triển Bản sao số (Digital Twins) - một phiên bản ảo của các hệ thống sản xuất.
IoT hiện nay không còn là công nghệ xa lạ với các doanh nghiệp với hơn 34% nhà máy sản xuất có kế hoạch tích hợp ứng dụng IoT vào quy trình sản xuất trong tương lai. Trong ngành sản xuất, IoT đóng vai trò quan trọng bằng cách cung cấp sự kết nối thông minh giữa các thiết bị, máy móc và hệ thống sản xuất, qua đó có thể theo dõi an toàn hiệu suất thiết bị ở khoảng cách xa, dự báo các sự cố tiềm ẩn, cho phép kỹ thuật viên hiểu rõ toàn bộ vấn đề và đưa ra giải pháp tiềm năng.
1C:Company Management là phần mềm mở tích hợp các tính năng linh hoạt giúp tự động hóa quản lý cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Phần mềm có khả năng kết nối tất cả bộ phận Bán hàng - Mua hàng - Sản xuất - Kho - Tài chính - Nhân sự tiền lương - CRM trên cùng 1 hệ thống. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tới 60% năng suất vận hành. Những tính năng nổi bật của phần mềm 1C:Company Management bao gồm:
Chuyển đổi số trong sản xuất đã đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo nên những thay đổi đáng kể trong cách các doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp cận và thực hiện quy trình sản xuất. Mong rằng qua bài viết trên, nhà quản lý đã có thêm những kiến thức bổ ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn chi tiết.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Ví dụ về chuyển đổi số trong 5 lĩnh vực thành công điển hình