Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Giá thành sản phẩm là gì? 6 cách tính giá thành sản phẩm cụ thể
1C Việt Nam
(23.03.2024)

Giá thành sản phẩm là gì? 6 cách tính giá thành sản phẩm cụ thể

Giá thành sản phẩm là gì? Làm thế nào để tính giá chính xác và tối ưu lợi nhuận cũng như gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp? Những vấn đề trên chắc được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giúp các kế toán phần nào nắm được các khái niệm cũng như hiểu phương pháp tính giá thành sản phẩm. Tìm hiểu ngay nhé!

1. Giá thành sản phẩm là gì? 

Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hóa liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ và công việc đã hoàn thành trong kỳ. Giá thành sản phẩm là tích lũy của các chi phí, bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các bộ phận thiết yếu và các nguyên vật liệu cần có để tạo nên sản phẩm cuối cùng.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương của công nhân tham gia vào sản xuất sản phẩm.
  • Chi phí chung: Những chi phí sản xuất bao gồm khấu hao thiết bị, máy móc, lương nhân viên quản lý, chi phí thuê nhà máy, nhà xưởng,...
giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí về lao động, vật hóa liên quan khối lượng sản phẩm

>>>> XEM THÊM: Phương thức sản xuất là gì? 5 phương thức sản xuất phổ biến

2. 6 cách tính giá thành sản phẩm chính xác kèm ví dụ minh họa

Tùy thuộc vào đặc thù từng ngành hàng cũng như quy mô công ty,  doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp tính giá thành sản phẩm khác nhau. Dưới đây là một số công thức tính phổ biến để nhà quản trị tham khảo. 

2.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn)

Cách tính giá thành sản phẩm giản đơn phù hợp với doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, chu kỳ ngắn, khối lượng lớn và  số lượng mặt hàng ít. Cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất khép kín về mặt kỹ thuật.
  • Doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn: nhà máy nước, nhà máy điện, các doanh nghiệp khai thác gỗ/than/quặng,...

Công thức tính giá thành đơn vị sản phẩm:

Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

 

Ví dụ tính giá thành sản phẩm:

Trong tháng 9/2023, doanh nghiệp A sản xuất được 5.000 sản phẩm và sản xuất dang dở 1.290 sản phẩm. Dưới đây là bảng tính với phương pháp đơn giản, dữ liệu đã cho và các chi phí được thống kê trong tháng. 

cách tính giá thành sản phẩm
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước

Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước thường có quy trình sản xuất phức tạp, kết hợp nhiều bộ phận trong công ty cũng như trải qua nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng cần tập hợp để tính toán chi phí sản xuất bao gồm các chi tiết sản phẩm, bộ phận sản xuất và các giai đoạn công nghệ.

Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu hạch toán nội bộ cao giữa các giai đoạn hoặc bán nửa thành phẩm ra bên ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu doanh nghiệp xác định được giá thành phẩm trong từng giai đoạn trước khi xác định giá thành của sản phẩm cuối cùng.  

Công thức tính giá thành đơn vị sản phẩm:

Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành sản phẩm giai đoạn 1+ Giá thành sản phẩm giai đoạn 2+…+ Giá thành sản phẩm giai đoạn n

 

Ví dụ:

Một doanh nghiệp A hoạch định năng lực sản xuất sản phẩm theo 2 giai đoạn. Với mức chi phí được thống kê như sau:

Khoản mục chi phí

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Chi phí NVLTT

185.000

-

Chi phí NCTT

24.400

37.800

Chi phí SXC

47.200

39.760

Tổng cộng

256.600

77.560

 

Kết quả sản xuất trong tháng:

Giai đoạn 1: Hoàn thiện 150 nửa thành phẩm, còn lại 50 sản phẩm làm dở với mức độ hoàn thiện là 60%.

Giai đoạn 2: Tiếp nhận 150 nửa thành phẩm từ giai đoạn 1. Cuối kỳ hoàn thiện 130 sản phẩm, còn 20 sản phẩm hoàn thiện được 50%.

Dưới đây là các bước tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giá thành phân bước

GĐ1: Chi phí dở dang cuối kỳ

Chi phí NVLTT

=

(15.000 + 185.000) / (150 + 50)

x 50

=

50.000

 

Chi phí NCTT

=

8.000 + 24.400

150 + 50x60%

x  50  x  60%

=

5.400

 

Chi phí SXC

=

6.800 + 47.200

150 + 50 x 60%

x  50   x   60%

=

9.000

 

Từ đó có thể tính được giá thành nửa thành phẩm trong giai đoạn: 150 NTP(A)

ĐVT : nghìn đồng

Khoản mục

Chi phí

Giá trị dở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Giá trị dở dang cuối kỳ

Tổng giá thành

NTP

Giá thành đơn vị NTP

Chi phí NVLTT

15.000

185.000

50.000

150.000

1000

Chi phí NCTT

8.000

24.400

5.400

27.000

180

Chi phí SXC

6.800

47.200

9.000

45.000

300

Tổng cộng

29.800

256.600

64.400

222.000

1.480

 

GĐ2: Chi phí dở dang cuối kỳ

Chi phí NVLTT

=

150.000

x

20

+

0 + 0

x

20

=

20.000

130 + 20

130 + 20

 

Chi phí NCTT

=

27.000

x

20

+

0 + 37.800

x

10

=

6.300

130 + 20

130 + 20 x 50%

 

Chi phí SXC

=

45.000

x

20

+

0 + 39.760

x

10

=

8.840

 

130 + 20

130 + 20 x 50%

 

Bảng tính giá thành thành phẩm cho giai đoạn 2, số lượng : 130 NTP(A)

ĐVT : nghìn đồng

Khoản mục

Chi phí

Giá thành NTP (GĐ1)

Giá trị dở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Giá trị dở dang cuối kỳ

Tổng giá thành

NTP

Giá thành đơn vị NTP

Chi phí NVLTT

150.000

-

0

20.000

130.000

1000

Chi phí NCTT

27.000

-

37.800

6.300

58.500

450

Chi phí SXC

45.000

-

39.760

8.840

75.920

584

Tổng cộng

222.000

-

77.560

35.140

264.420

2.034

 

Bảng tính giá thành thành phẩm cuối kỳ số lượng : 130 NTP(A)

ĐVT : nghìn đồng

Khoản mục

Chi phí

Giá thành NTP (GĐ1)

Giá trị dở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Giá trị dở dang cuối kỳ

Tổng giá thành

NTP

Giá thành đơn vị NTP

Chi phí NVLTT

150.000

-

0

20.000

130.000

1000

Chi phí NCTT

27.000

-

37.800

6.300

58.500

450

Chi phí SXC

45.000

-

39.760

8.840

75.920

584

Tổng cộng

222.000

-

77.560

35.140

264.420

2.034

2.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ phù hợp với doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu nhưng có phẩm chất, quy cách khác nhau cũng như không thể sử dụng hệ số để quy đổi sản phẩm này. Cụ thể một số doanh nghiệp như dệt may, sản xuất giày dép, ống nước,...

Để áp dụng phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ vào thực tế, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức dưới đây:

Giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm = Tổng tiêu thức phân bổ x Tỷ lệ giá thành chung cho sản phẩm

 

Trong đó: Tổng tiêu thức phân bổ là tổng giá thành định mức hoặc tổng giá thành kế hoạch đã được xác định trước khi bắt đầu quy trình sản xuất. 

2.4 Phương pháp tính giá thành theo hệ số 

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số phù hợp với các doanh nghiệp sử dụng cùng số lượng nhân công và nguyên vật liệu để thu được cùng lúc nhiều loại sản phẩm. Trong phương pháp này các chi phí không bị tách biệt cho từng loại mà tập trung trong cả quy trình sản xuất sản phẩm. 

Các lĩnh vực thường sử dụng cách tính giá thành sản phẩm theo hệ số bao gồm: Hóa chất, may mặc, chế tạo, chăn nuôi, điện cơ, cơ khí,..

Công thức tính giá thành đơn vị sản phẩm:

Giá thành sản phẩm = Tổng giá thành tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc

 

Trong đó:

  • Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại × Hệ số quy đổi từng loại.

(Hệ số quy đổi cần được quy định riêng cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm. Tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1). 

  • Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn × Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Ví dụ về giá thành sản phẩm theo hệ số: Tại doanh nghiệp Bánh ngon sản phẩm sản xuất các loại bánh trong cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất thu được 2 sản phẩm A1 và A2  trong tháng 8/2023 với dữ liệu như sau:

ĐVT: nghìn đồng

 

Sản phẩm dở dang đầu tháng

Chi phí phát sinh trong tháng 

Sản phẩm dở dang đầu tháng

Chi phí NVLTT

50.000

450.000

20.000

Chi phí NCTT

10.000

590.000

6.000

Chi phí SXC

15.000

80.000

5.000

Tổng cộng

75.000

1.120.000

31.000

 

Kết quả cuối kỳ hoàn thành nhập kho 120 sản phẩm A1, 150 sản phẩm A2.

Hệ số giá thành sản phẩm A1, A2  lần lượt là 1; 1,2.

Từ đó có thể lập công thức tính giá thành sản phẩm như sao: 

  • Qh = Qi x hi = 120 x 1 + 150 x 1,2 = 300
  • HA1 = 0,4
  • HA2 = 0,6

Bảng tính giá thành sản phẩm A1 số lượng: 120; HA1 = 0,4.

ĐVT: Nghìn đồng

 

Giá trị DDĐK

CP phát sinh trong kỳ

Giá trị DDCK

Tổng giá thành chung

Tổng giá thành sp A1

Giá thành đơn vị sp A1

Chi phí NVLTT

50.000

450.000

20.000

48.000

192.000

1.600

Chi phí NCTT

10.000

590.000

6.000

594.000

237.600

1.980

Chi phí SXC

15.000

80.000

5.000

90.000

36.000

300

Tổng cộng

75.000

1.120.000

31.000

1.164.000

465.600

3.880

 

Bảng tính giá thành sản phẩm A2 số lượng: 150; HA2 = 0,6.

ĐVT: Nghìn đồng

 

Giá trị DDĐK

CP phát sinh trong kỳ

Giá trị DDCK

Tổng giá thành chung

Tổng giá thành sp A2

Giá thành đơn vị sp A2

Chi phí NVLTT

50.000

450.000

20.000

48.000

288.000

1.920

Chi phí NCTT

10.000

590.000

6.000

594.000

356.400

2.376

Chi phí SXC

15.000

80.000

5.000

90.000

54.000

360

Tổng cộng

75.000

1.120.000

31.000

1.164.000

698.400

4.656

2.5 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng thường được áp dụng trong điều kiện mà các công ty sản xuất hàng loạt hoặc đơn chiếc theo đơn yêu cầu. Đặc điểm của phương pháp này là giá thành sẽ được quyết định theo từng đơn. Vì vậy việc tổ chức tính toán chi phí sẽ được thực hiện chi tiết theo từng đơn đặt. 

Công thức tính giá thành đơn vị sản phẩm:

Giá thành của từng đơn hàng= Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.

 

Ví dụ: Trong tháng 8/2022, doanh nghiệp sản xuất 2 đơn hàng A và B. Các doanh mục cho phí và kết quả được ghi nhận như sau:

Danh mục chi phí

Đơn hàng A

Đơn hàng B

Chi phí NLTT

30.000.000

40.000.000

Chi phí NCTT

10.000.000

15.000.000

Chi phí sản xuất chung 

28.000.000

Kết quả hoàn thành cuối kỳ

100% hoàn thành

Chưa hoàn thành

 

Để thực hiện tính toán giá thành sản phẩm cho 2 đơn hàng này, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

  • Chi phí chung phân bổ cho việc sản xuất đơn hàng A = (28.000.000 / 70.000.000) x 30.000.000 = 12.000.000
  • Chi phí chung phân bổ cho việc sản xuất đơn hàng B = (28.000.000 / 70.000.000) x 40.000.000 = 16.000.000
  • Tổng giá thành của đơn hàng A = 30.000.000 + 10.000.000 + 12.000.000 = 52.000.000
  • Giá thành đơn vị sản phẩm đơn hàng A = 52.000.000 / 100 SP = 520.000/SP
  • Giá trị sản phẩm dở dang đơn hàng B = 40.000.000 + 15.000.000 + 16.000.000 = 71.000.000

2.6 Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ 

Cách tính giá thành sản phẩm theo loại trừ phụ sẽ được áp dụng với các doanh nghiệp có cùng một quy trình sản xuất nhưng đầu ra sẽ bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Một số lĩnh vực áp dụng có thể kể đến như doanh nghiệp chế biến rượu bia, đường, mì ăn liền,... 

Để tính giá thành sản phẩm loại trừ sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện hai công thức sau:

1 - Xác định chi phí và tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ so với sản phẩm chính

Tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ = Chi phí sản xuất sản phẩm phi / Tổng chi phí sản xuất thực tế

 

2 - Tính giá thành sản phẩm chính

Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dang dở đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Giá trị sản phẩm chính dang dở cuối kỳ

 

Ví dụ: Bảng ghi nhận các khoản chi phí và kết quả trong tháng 9/2022 của doanh nghiệp sản xuất đường

Danh mục chi phí

Đơn hàng A

Nguyên vật liệu trực tiếp

160.000

Nhân công trực tiếp

30.000

Chi phí sản xuất chung

20.000

Giá trị sản phẩm DDDK

20.000

Giá trị sản phẩm DDCK

30.000

Sản phẩm chính nhập kho cuối kỳ

400 tấn đường

Sản phẩm phụ

10 tấn rỉ mật (200.000VNĐ/tấn)

 

Từ những dữ liệu  trên, ta tính được giá thành như sau:

  • Chi phí sản xuất sản phẩm phụ = 10 x 200 = 2.000
  • Chi phí sản xuất thực tế  =  20.000 + (160.000 + 30.000 + 20.000) – 30.000 = 200.000
  • Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ = (2.000 / 200.000) * 100% = 1%
  • Giá thành sản phẩm chính
giá thành sản phẩm
Tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

>>>> XEM THÊM:  MPS là gì? Các bước lên kế hoạch sản xuất MPS doanh nghiệp

3. Vì sao cần xác định giá thành sản phẩm? 

Vậy vì sao doanh nghiệp cần tính toán giá thành sản phẩm một cách chi tiết và chính xác? Dưới đây là vai trò quan trọng của giá thành trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Giúp nhà quản trị có thể kiểm soát chi phí theo từng đơn vị và lập kế hoạch phân bổ nguồn lực chi tiết.
  • Xác định giá bán sản phẩm và làm cơ sở xác định kết quả hoạt động của các bộ phận trong toàn doanh nghiệp.
  • Là cơ sở giúp nhà quản trị hoạch định chính sách giá bán, chiến lược cạnh tranh cũng như đưa ra các quyết định kinh doanh khác. 
tính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là cơ sở giúp nhà quản trị hoạch định chính sách giá bán

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Poka Yoke là gì? Cách triển khai Poka Yoke trong doanh nghiệp

4. Tính giá thành sản phẩm nhanh chóng với phần mềm 1C:Company Management

Việc tính giá thành sản phẩm là hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Để có thể rút ngắn thời gian cũng như tăng tính chính xác trong việc xử lý dữ liệu, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm 1C:Company Management. 1C:Company Management hỗ trợ đắc lực trong việc tự động hóa quá trình quản lý hoạt động kinh doanh cũng như thống kế dữ liệu trong doanh nghiệp. Với tính năng tính giá thành sản xuất, doanh nghiệp có thể nhận được các lợi ích sau:

  • Giá thành được tính toán dựa trên các chi phí sản xuất như nhân công, vật tư, chi phí nguyên vật liệu,... Dữ liệu được tổng hợp kịp thời và đồng bộ hóa trên một hệ thống giúp doanh nghiệp cho ra kết quá chính xác.
  • Doanh nghiệp có thể tùy chọn phương pháp phân bổ chi phí chung (theo số lượng thành phẩm nhập kho hoặc theo định mức nguyên liệu) để nhận kết quả vào cuối kỳ. 
giá thành sản phẩm
1C:Company Management cung cấp tính năng tính giá thành sản phẩm chuyên nghiệp

Có rất nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm khác nhau giúp doanh nghiệp lựa chọn sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất. Để tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác cho việc tính toán, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm 1C:Company Management hỗ trợ tính giá thành sản phẩm chuyên nghiệp. Mong rằng bài viết trên đã cho bạn những thông tin hữu ích, nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ 1C Việt Nam để được giải đáp.

>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay