Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Hệ thống MES là gì? Vai trò, chức năng của MES trong sản xuất
1C Việt Nam
(21.08.2024)

Hệ thống MES là gì? Vai trò, chức năng của MES trong sản xuất

Hệ thống MES đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất hiện đại. Với vai trò là bộ não giám sát, MES mang đến những lợi ích vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp. Thế nhưng bạn đã hiểu hoàn toàn về cách sử dụng hệ thống MES chưa? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

>>>> THAM KHẢO THÊM: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất

1. Hệ thống MES là gì?

Hệ thống MES là một hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp trong nhà máy. Mục tiêu chính của MES là đảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất và tăng cường năng suất lao động.

Hệ thống điều hành sản xuất MES có vai trò thu thập dữ liệu về quá trình sản xuất, hiệu suất, truy xuất nguồn gốc, quản lý nguyên liệu và công việc đang tiến hành cùng các hoạt động khác của nhà máy. Nhờ vào những dữ liệu này, những người đưa ra quyết định có thể nắm bắt tình trạng sản xuất hiện tại và tối ưu hóa quy trình sản xuất một cách tốt hơn.

hệ thống MES
Hệ thống MES giúp thu nhập, giám sát, kiểm soát hệ thống sản xuất và dữ liệu phức tạp

2. Các chức năng của hệ thống điều hành sản xuất MES

2.1 Thiết lập lịch trình sản xuất

Phần mềm sản xuất MES đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập lịch trình sản xuất dựa trên bản kế hoạch sản xuất từ hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) - hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

hệ thống MES
Phần mềm MES có khả năng thiết lập lịch trình sản xuất

>>>> XEM NGAY: TOP 6 phần mềm quản lý sản xuất và bán hàng hiệu quả 2023

2.2 Quản trị sản xuất theo thời gian thực

Với khả năng quản trị hoạt động sản xuất theo thời gian thực, hệ thống MES thu thập dữ liệu về hoạt động sản xuất một cách liên tục và chính xác. Nó kết nối với các thiết bị IoT hoặc thiết bị SCADA để thu thập thông tin về thời gian hoạt động của máy móc, sản lượng sản xuất và các thông số quan trọng khác.

hệ thống MES
Hệ thống MES quản trị hoạt động máy móc theo thời gian thực

2.3 Quản lý chất lượng

Bên cạnh việc thiết lập lịch trình sản xuất, hệ thống điều hành sản xuất còn cung cấp nhiều chức năng hỗ trợ quản lý chất lượng. Người sử dụng có thể khai báo tiêu chuẩn chất lượng của từng nguyên vật liệu hoặc thành phẩm, xây dựng quy trình kiểm tra và ghi nhận kết quả. 

hệ thống MES
MES có chức năng hỗ trợ quản lý chất lượng

Thông tin chất lượng sản phẩm được lưu trữ và xử lý trên cơ sở dữ liệu duy nhất, giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo báo cáo về chất lượng và tra cứu thông tin khi cần thiết.

>>>> XEM NGAY: Phần mềm quản lý tiến độ sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp

2.4 Quản lý truy xuất nguồn gốc

Hệ thống MES cũng hỗ trợ quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các thông tin sản phẩm được mã hóa thành mã QR Code hoặc Barcode và gắn trên các lô sản xuất. Khi cần truy xuất nguồn gốc, hệ thống cung cấp báo cáo về các nhà sản xuất, nhà cung cấp và nhà phân phối liên quan, giúp người dùng có thông tin toàn diện trong chuỗi cung ứng.

hệ thống MES
Hệ thống quản lý sản xuất MES cung cấp báo cáo về các nhà sản xuất

2.5 Thiết lập kế hoạch bảo trì 

Một ưu điểm khác của hệ thống MES là khả năng thiết lập kế hoạch bảo trì máy móc. Phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch bảo trì để giảm thời gian gián đoạn sản xuất và duy trì hoạt động ổn định của thiết bị.

hệ thống MES
MES hỗ trợ lập kế hoạch bảo trì

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Smart Factory là gì? Lợi ích khi sử dụng smart factory trong doanh nghiệp

2.6 Phân tích hiệu suất máy móc (OEE - Overall Equipment Effectiveness)

Cuối cùng, hệ thống MES cung cấp phân tích hiệu suất máy móc tổng thể (OEE - Overall Equipment Effectiveness). Dữ liệu được thu thập để đo lường hiệu suất thiết bị dựa trên các yếu tố như sẵn sàng hoạt động (Availability), chất lượng (Quality) và hiệu suất (Performance). Nhờ đó, hệ thống giúp xác định các vùng cơ hội cải tiến và tăng cường hiệu quả sản xuất.

hệ thống MES
MES phân tích hiệu suất máy móc tổng thể

Với phần mềm MES, doanh nghiệp có thể tối ưu quản lý sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng, đồng thời tận dụng cơ hội cải tiến để thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.

3. Các lợi ích khi ứng dụng hệ thống MES trong sản xuất

Hệ thống MES trong sản xuất đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp:

Tối ưu hóa quy trình sản xuất

MES giúp quản lý quy trình vận hành một cách hiệu quả, đảm bảo bảo trì thiết bị đúng thời điểm và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều này giúp giảm thiểu thời gian chết và chi phí sản xuất, đồng thời tăng cường hiệu suất làm việc.

Nâng cao khả năng cạnh tranh

Với khả năng tăng cường hiệu quả sản xuất và quản lý thông tin, doanh nghiệp có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thay đổi và cung cấp sản phẩm chất lượng cao, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Quyết định dựa trên thông tin chính xác

MES cung cấp thông tin liên tục và theo thời gian thực, giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về hoạt động sản xuất. Các báo cáo trực quan và dễ hiểu giúp nhà quản lý ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác, từ đó tối ưu hóa hiệu suất và đạt được mục tiêu kinh doanh.

hệ thống MES
Hệ thống MES tăng cường hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Năng lực sản xuất là gì? Các phương pháp nâng cao hiệu quả

4. Khi nào doanh nghiệp cần hệ thống điều hành sản xuất MES?

Bằng việc áp dụng hệ thống MES, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường sản xuất hiệu quả, chính xác và linh hoạt. MES có thể được ứng dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi gặp vấn đề về độ trễ thông tin, khi thông tin về hoạt động sản xuất được nhận quá muộn để phân tích hiệu quả.
  • Khi gặp khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
  • Khi cần kiểm soát các hoạt động sản xuất một cách hiệu quả.
  • Khi đối diện với nhiều rủi ro và lỗi do quy trình thủ công hoặc quản lý bằng giấy.
  • Khi cần một phiên bản thống nhất để quản lý luồng thông tin trong nhà máy.
hệ thống MES
Doanh nghiệp cần sử dụng MES khi cần quản lý lượng thông tin lớn

5. Vị trí của hệ thống quản lý sản xuất MES trong điều hành nhà máy

Công nghiệp 4.0 đã mang đến sự tự động hóa cao hơn trong sản xuất, nơi mà các nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến và linh hoạt. Trong môi trường thông minh này, MES giúp kết nối hoạt động sản xuất với quản lý doanh nghiệp. 

MES thu thập dữ liệu trực tiếp từ các máy móc và chia sẻ thông tin đến quản lý sản xuất, quản lý chất lượng và công nhân. Điều này cho phép doanh nghiệp cập nhật thông tin sản xuất ngay lập tức và thực hiện kiểm tra, thu thập dữ liệu và tối ưu hóa nguồn lực trong thời gian thực. MES đóng vai trò tạo ra và cung cấp quy trình quản lý sản xuất tối ưu trong các mô hình nhà máy thông minh.

hệ thống MES
Hệ thống MES giúp kết nối hoạt động sản xuất với quản lý doanh nghiệp

Trên đây, 1C Việt Nam đã thông tin chi tiết đến bạn về hệ thống MES. Tóm lại, đầu tư vào hệ thống MES là một quyết định thông minh để gia tăng sự cạnh tranh và thành công của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ngày càng phát triển. Với sự hỗ trợ của MES, doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội, tối ưu hóa quy trình sản xuất và đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của thị trường. 

>>>> XEM THÊM: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay