Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Hoàn thuế GTGT là gì? Các bước hoàn thuế GTGT đúng luật
1C Việt Nam
(20.11.2024)

Hoàn thuế GTGT là gì? Các bước hoàn thuế GTGT đúng luật

Hiện nay, hoàn thuế GTGT là một trong những vấn đề được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Bởi việc thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT tương đối phức tạp, đòi hỏi cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ tổng hợp đến Quý doanh nghiệp khái niệm, thủ tục hoàn thuế, các quy định và những hồ sơ quan trọng khi thực hiện hoàn thuế GTGT. Cùng tìm hiểu nhé! 

1. Hoàn thuế GTGT là gì?

Hoàn thuế GTGT là khoản thuế được trả lại cho đối tượng đã hoàn thành việc nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước. Tức là, ngân sách Nhà nước sẽ được hoàn trả cho các đối tượng mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào mà đơn vị kinh doanh được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc không thuộc diện chịu thuế. 

Thông qua đó, việc hoàn thuế GTGT mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, giúp tạo điều kiện để cá nhân và doanh nghiệp thu hồi được số vốn đã ứng ban đầu. 

hoàn thuế gtgt
Hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp nhận lại được một phần chi phí đã ứng trước đó  

>>>> XEM THÊM: Cách phân tích bảng cân đối kế toán chính xác, đơn giản 2024

2. Thủ tục hoàn thuế GTGT

Về cơ bản, thủ tục hoàn thuế GTGT được thực hiện dựa trên 3 bước sau: 

2.1  Bước 1: Làm hồ sơ 

Để chuẩn bị cho thủ tục hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số loại hồ sơ sau đây:

  • Văn bản yêu cầu hoàn thuế, trong đó có giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách Nhà Nước. 
  • Những tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế GTGT. 
hoàn thuế gtgt
Trước khi nộp hồ sơ, người nộp thuế cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết

2.2 Bước 2: Gửi hồ sơ hoàn thuế

Đơn vị, doanh nghiệp nộp thuế cần gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền theo những hình thức sau đây:

  • Gửi đến cơ quan quản lý thuế.
  • Gửi qua đường bưu điện.
  • Gửi hồ sơ thông qua cổng giao dịch điện tử.
hoàn thuế gtgt
Người nộp thuế có thể gửi hồ sơ theo nhiều cách khác nhau

2.3 Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giải quyết các thủ tục hoàn thuế cho doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế theo quy định. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế sẽ phân loại hồ sơ và thông báo cho người nộp thuế theo 2 trường hợp:

  • Hồ sơ được chấp nhận => Thực hiện thông báo thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho doanh nghiệp, cá nhân.
  • Hồ sơ không được chấp nhận => Thông báo bằng văn bản về việc hồ sơ không đầy đủ. 
hoàn thuế gtgt
Cơ quan thuế sẽ đưa ra kết quả trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

2.4 Bước 4: Nhận tiền hoàn thuế 

Cuối cùng, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ nhận tiền hoàn thuế GTGT theo thông báo của cơ quan quản lý thuế trong thời hạn như sau:

  • Chậm nhất là 6 ngày làm việc đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước. 
  • Chậm nhất là 40 ngày làm việc đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
hoàn thuế gtgt
Người nộp hồ sơ có thể theo dõi tiến trình xử lý thông qua hệ thống quản lý thuế 

>>>> XEM NGAY: Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp

3. Quy định hoàn thuế GTGT

Cá nhân và doanh nghiệp cần lưu ý về các quy định hoàn thuế để đảm bảo lợi ích của mình. Trong đó, hoàn thuế GTGT được quy định theo 3 nội dung chính sau đây: 

3.1 Các đối được hoàn thuế GTGT

Dựa theo quy định hiện hành của pháp luật, các đối tượng được hoàn thuế GTGT sẽ bao gồm: 

STT

Đối tượng được hoàn thuế GTGT

Mô tả chi tiết

1

 

Doanh nghiệp nộp thuế GTGT dựa trên phương pháp khấu trừ thuế.

Trường hợp có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý sẽ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. 

2

Cơ sở kinh doanh mới thành lập đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc các dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động. 

Nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên hoặc số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa/ dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo từng năm. 

3

Các dự án đầu tư kinh doanh vừa được triển khai. 

Phải thực hiện kê khai riêng và kết chuyển thuế giá trị gia tăng đầu vào để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của quá trình kinh doanh. 

Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh.

4

Cơ sở kinh doanh có hàng hóa/dịch vụ xuất khẩu trong tháng, quý.

Nếu thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý. Trường hợp khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì sẽ được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo. 

5

Cơ sở kinh doanh thực hiện các chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động…

Được hoàn thuế GTGT nếu cơ sở kinh doanh nộp thừa thuế GTGT hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. 

Riêng cơ sở kinh doanh chưa đi vào hoạt động khi giải thể sẽ không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT. 

6

Các chương trình/ dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại. 

Đối với hàng hóa/dịch vụ đã mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài sẽ được hoàn lại số thuế GTGT đã trả. 

Tổ chức tại Việt Nam sử dụng nguồn viện trợ nhân đạo của tổ chức nước ngoài để mua hàng hóa/ dịch vụ cho dự án viện trợ nhân đạo Việt Nam thì sẽ được hoàn thuế GTGT đã trả. 

7

Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao khi mua hàng hóa/ dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng.

Những trường hợp này sẽ được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên các chứng từ thanh toán đã có thuế GTGT. 

8

Người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu, giấy tờ nhập cảnh do cơ quan nước ngoài cấp.

Dựa theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, đối tượng này sẽ được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa được mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh. 

9

Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế. 

 

3.2 Điều kiện để hoàn thuế GTGT

Để được hoàn thuế GTGT, các tổ chức doanh nghiệp cần đáp ứng đồng thời các điều kiện tiên quyết dưới đây:

  • Doanh nghiệp có số thuế GTGT âm liên tục (3 tháng trở lên) và số thuế được khấu trừ từ 200.0000 đồng trở lên. 
  • Thanh toán đầy đủ các khoản của các đơn hàng xuất khẩu qua ngân hàng. 
  • Không mua khống khi không phát sinh các giao dịch mua bán và trao đổi hàng hóa. 
  • Các hóa đơn có tổng thanh toán trên 20 triệu được thanh toán đầy đủ qua ngân hàng. 
  • Chứng minh thanh toán qua ngân hàng đối với các đơn hàng xuất khẩu, ghi rõ từng hóa đơn tài chính.

Lưu ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế GTGT sẽ không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế khấu trừ của tháng sau.

hoàn thuế gtgt
Cần lưu ý đến các điều kiện hoàn thuế GTGT để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ của kế toán quản trị

3.3 Thời gian hoàn thuế GTGT

Thời gian nhận được tiền hoàn thuế giá trị gia tăng sau khi cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế được quy định như sau:

  • Hồ sơ hoàn thuế GTGT trước - kiểm tra sau: 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ với doanh nghiệp chấp hành tốt. 
  • Hồ sơ hoàn thuế GTGT kiểm tra trước - hoàn sau:  60 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đối với doanh nghiệp lần đầu hoàn thuế hoặc từ 2 lần trở đi. 
hoàn thuế gtgt
Thời gian hoàn thuế GTGT phụ thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp 

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Mẫu phiếu chi đầy đủ và mới nhất theo quy định | Cập nhật 2024 

4. Hồ sơ hoàn thuế GTGT gồm những gì?

Khi lập hồ sơ hoàn thuế, các cá nhân, tổ chức cần dựa theo các quy định đã được ban hành của pháp luật. Qua đó, một hồ sơ hoàn thuế GTGT hoàn chỉnh sẽ bao gồm các thông tin sau đây: 

4.1 Hoàn thuế GTGT theo Điều ước quốc tế

Theo quy định của pháp luật, đơn vị kinh doanh có yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ đề nghị hoàn thuế sau đây:

  • Giấy đề nghị hoàn thuế có xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết Điều ước quốc tế.
  • Các tài liệu liên quan:
    • Bản sao Điều ước quốc tế.
    • Bản sao hợp đồng với bên Việt Nam có xác nhận của tổ chức nước ngoài hoặc đại diện ủy quyền.
    • Bản tóm tắt hợp đồng có chữ ký xác nhận của tổ chức nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền với nội dung bao gồm: Tên hợp đồng, điều khoản, phạm vi công việc, nghĩa vụ thuế. 
    • Giấy ủy quyền nếu cá nhân, tổ chức nước ngoài ủy quyền cho cá nhân, tổ chức tại Việt Nam thực hiện các thủ tục hoàn thuế theo Điều ước quốc tế. Nếu muốn hoàn thuế vào tài khoản của đối tượng khác thì cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự (nếu ủy quyền tại nước ngoài) hoặc công chứng (nếu ủy quyền thực hiện tại Việt Nam).
    • Bảng chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/HT ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC.
hoàn thuế gtgt
Hoàn thuế GTGT theo Điều ước quốc tế cần có giấy ủy quyền của cá, nhân tổ chức nước ngoài cho cá nhân, tổ chức tại Việt Nam

4.2 Hoàn thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết khi doanh nghiệp thực hiện các chuyển đổi

Một hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT đầu vào (chưa được khấu trừ hết) đầy đủ bao gồm:

  • Nếu thuộc diện cơ quan thuế phải kiểm tra tại trụ sở của NNT (người nộp thuế) thì không phải gửi giấy Đề nghị hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước. 
  • Cơ quan quản lý thuế sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra để xác định số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết có đủ điều kiện hoàn thuế hay không, sau đó thực hiện giải quyết hoàn thuế. 
  • Nếu không thuộc diện kiểm tra tại trụ sở của NNT thì NNT phải lập và gửi Giấy đề nghị hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước.
hoàn thuế gtgt
Cơ quan quản lý thuế sẽ dựa vào kết quả kiểm định để xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện để hoàn thuế hay không

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Kế toán nội bộ là gì? Công việc chính của kế toán nội bộ

4.3 Hoàn thuế GTGT trong trường hợp khác 

Ngoài việc hoàn thuế GTGT theo Điều ước quốc tế và khi thực hiện các chuyển đổi như sáp nhập, phá sản, chia tách…thì doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các trường hợp còn lại dưới đây để chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT đúng theo quy định của pháp luật.  

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.
  • Các tài liệu theo từng trường hợp hoàn thuế theo bảng sau: 

Trường hợp

Tài liệu cần có trong hồ sơ yêu cầu hoàn thuế GTGT

Hoàn thuế dự án đầu tư

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư đối với dự án cần cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

Nếu dự án có công trình xây dựng:

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất và hợp đồng cho thuê đất. 

- Giấy phép xây dựng.

Bản sao của Chứng từ góp vốn điều lệ

- Bản sao giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

- Văn bản quy định của cơ quan nhà nước cho phép đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Bản sao hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (Trừ trường hợp NNT đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan quản lý thuế).

- Hồ sơ quyết định thành lập Ban Quản lý dự án.

- Chủ dự án đầu tư tiếp nhận quản lý dự án.

- Cách thức tổ chức và hoạt động của chi nhánh/Ban quản lý dự án đầu tư (nếu thực hiện hoàn thuế GTGT). 

Hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa/ dịch vụ xuất khẩu

- Bảng kê khai hoá đơn, chứng từ của hàng hoá/ dịch vụ mua vào.

- (Ngoại trừ trường hợp NNT đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế). 

- Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.  

Vốn ODA do chủ chương trình/ dự án trực tiếp quản lý

- Bản sao Điều ước quốc tế, thỏa thuận vốn ODA không hoàn lại hoặc văn bản trao đổi về cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại. 

- Bản sao Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hoặc quyết định đầu tư chương trình. 

- Văn kiện dự án/ Báo cáo nghiên cứu được phê duyệt. 

- Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư. 

Bảng kê khai hoá đơn, chứng từ hàng hoá/ dịch vụ mua vào. 

Bản sao văn bản xác nhận của cơ quan chủ quản ODA cho chủ dự án là ODA thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT và không được nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế GTGT. 

Chủ chương trình, dự án ODA giao một phần hoặc toàn bộ dự án cho đơn vị khác thực hiện nhưng chưa được nêu trong các tài liệu ở trên thì phải có thêm Bản sao văn bản về việc giao quyền quản lý, thực hiện chương trình/ dự án ODA không hoàn lại cho đơn vị, tổ chức đề nghị hoàn thuế. 

Nếu nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế GTGT thì phải có thêm Bản sao hợp đồng ký kết giữa chủ dự án với nhà thầu chính, nội dung thể hiện giá thanh toán theo kết quả thầu không bao gồm thuế GTGT. 

Vốn ODA do nhà tài trợ trực tiếp quản lý, thực hiện 

- Bản sao Điều ước quốc tế, Thỏa thuận vốn ODA hoặc Văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA. 

- Bản sao Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án/  phi dự án hoặc Quyết định đầu tư. 

- Văn kiện dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu được phê duyệt. 

Bảng kê khai hoá đơn, chứng từ hàng hoá/ dịch vụ mua vào.

Nếu Nhà tài trợ chỉ định Văn phòng đại diện của nhà tài trợ/ tổ chức quản lý, thực hiện chương trình nhưng chưa được nêu trong các tài liệu trên thì phải bổ sung thêm: 

- Bản sao văn bản về việc giao quyền quản lý và thực hiện chương trình, dự án ODA của nhà tài trợ cho Văn phòng đại diện hoặc tổ chức do nhà tài trợ chỉ định. 

- Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện do nhà tài trợ chỉ định. 

Nếu nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế GTGT thì phải có Bản sao hợp đồng giữa nhà tài trợ với nhà thầu hoặc Bản tóm tắt hợp đồng có xác nhận của nhà tài trợ, bao gồm các thông tin như: Số hợp đồng, ngày ký kết, thời hạn, phạm vi công việc, giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán, giá thanh toán không bao gồm thuế GTGT. 

Hàng hóa/ dịch vụ mua trong nước bằng nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức

Bản sao Quyết định phê duyệt chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và Bản sao văn kiện chương trình, dự án, phi dự án. 

Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp và thanh toán vốn đầu tư. 

Bảng kê khai hoá đơn cùng chứng từ hàng hoá/ dịch vụ mua vào.

Hàng hóa/ dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ nước ngoài để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam

Bản sao Quyết định tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để cứu trợ hoặc Quyết định chủ trương tiếp nhận và văn kiện viện trợ khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.

Bảng kê khai hoá đơn cùng chứng từ hàng hoá/ dịch vụ mua vào. 

Hoàn thuế giá trị gia tăng ưu đãi miễn trừ ngoại giao

- Bảng kê thuế GTGT của hàng hoá/ dịch vụ mua vào kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước (thuộc Bộ Ngoại giao) về trường hợp chi phí đầu vào thuộc diện hoàn thuế giá trị gia tăng ưu đãi miễn trừ ngoại giao. 

- Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT. 

Đại lý hoàn thuế GTGT cho khách xuất cảnh là ngân hàng thương mại

Bảng kê khai chứng từ hoàn thuế GTGT cho đối tượng xuất cảnh là người nước ngoài.  

Việc hoàn thuế GTGT dựa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Giấy quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. 

Như vậy, 1C Việt Nam đã cùng Quý doanh nghiệp đi sâu tìm hiểu về khái niệm, thủ tục và những hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện đề nghị hoàn thuế GTGT. Đừng quên theo dõi 1C Việt Nam để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và quản trị doanh nghiệp!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay