Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức HRBP là gì? Vai trò của vị trí HR Business Partner
1C Việt Nam
(28.08.2024)

HRBP là gì? Vai trò của vị trí HR Business Partner

HRBP là vị trí cao nhất trong bộ phận Nhân sự của doanh nghiệp, đảm nhận vai trò xây dựng chiến lược và quản trị đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Vậy HRBP là gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu cụ thể về khái niệm HRBP cũng như vai trò và trách nhiệm của vị trí HR Business Partner trong doanh nghiệp nhé.

>>>> XEM THÊM: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất

1. HRBP là gì? 

HRBP là gì? Theo các chuyên gia, HRBP là viết tắt của cụm "Human Resource Business Partner", mang nghĩa là Nhân sự - Đối tác kinh doanh. Đây là vị trí nhân sự cấp cao thuộc phòng Nhân sự, đại diện cho bộ phận lao động, có trách nhiệm lên chiến lược, tối ưu và quản lý các hoạt động nhân sự, hướng đến mục tiêu kinh doanh chung của doanh nghiệp. 

hrbp là gì
HRBP là là vị trí nhân sự cấp cao thuộc phòng Nhân sự

2. Nguồn gốc của vai trò HR Business Partner trong doanh nghiệp 

Cụm từ HRBP xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1997, trong cuốn sách Human Resource Champions của Dave Ulrich. Ông là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Mô hình HRBP của Dave Ulrich cho rằng bộ phận nhân sự ngoài việc tập trung vào các hoạt động hành chính, còn cần trở thành đối tác chiến lược của doanh nghiệp, hỗ trợ hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của công ty.

Để chứng minh điều này, Dave Ulrich đã đưa ra mô hình "kiềng 3 chân", khẳng định 3 trách nhiệm cốt lõi mà HRBP đảm nhận: 

  • Center of Excellence (CoE): Gồm nhóm các chuyên gia tuyển dụng chuyên môn, đảm nhận các đầu mục quan trọng như quy trình tuyển dụng, hoạt động đào tạo nhân viên, phúc lợi nhân sự,...
  • Shared Service Center: Gồm đội ngũ chuyên gia nhân sự, chuyên cung cấp các giải pháp vượt trội như tư vấn, xử lý các sự cố hoặc thủ tục khiếu nại,...
  • Embedded HR (HR Business Partner): Nhiệm vụ của HRBP là kết nối nhân sự và đảm bảo chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 

Ngày nay, mô hình HRBP đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Tuyển dụng HRBP thường tập trung vào những người có kiến thức vững vàng về nhân sự và kinh doanh, có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển chiến lược nhân sự. 

>>>> XEM THÊM: Mentorship là gì? Lợi ích và quy trình xây dựng Mentorshi

3. Tại sao các doanh nghiệp cần có vị trí HRBP?

Sau khi tìm hiểu HRBP là gì, có thể thấy vị trí HRBP về bản chất vẫn là một chuyên viên Nhân sự, tuy nhiên họ hoàn toàn được giải phóng khỏi các nhiệm vụ hành chính thường ngày. Họ đảm nhận các nhiệm vụ mang tầm chiến lược hơn trong việc đảm bảo nguồn lực cho doanh nghiệp. 

Điển hình như trong đại dịch COVID 19, khi quá trình tuyển dụng bị tạm dừng và nhân viên nhân sự vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ hành chính cốt lõi thì HR Business Partner sẽ cần lên các chiến lược linh hoạt dể doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi đó. Ví dụ như xây dựng quy trình tuyển dụng nhân viên từ xa, đào tạo nhân viên trực tuyến, áp dụng các công nghệ quản trị nhân sự vào hoạt động kinh doanh,...

Đối với một HRBP manager, khả năng tư duy chiến lược cũng như xử lý khủng hóa luôn là yếu tố được đề cao số một. Dù trong hoàn cảnh nào, họ cũng cần nghiên cứu và đưa ra lời khuyên chiến lược cho những người đứng đầu tổ chức. 

mô hình hrbp
HRBP là cầu nối giữa bộ phận nhân sự và các bộ phận khác

4. HRBP khác gì HR?

HR (Human Resources) và HRBP (Human Resources Business Partner) là hai vị trí nhân sự chính trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi vị trí có những điểm khác biệt cơ bản về nhiệm vụ chính và công việc cụ thể. 

 

HR (Human Resources)

HRBP (Human Resources Business Partner)

Nhiệm vụ chính

Đảm bảo các hoạt động nhân sự diễn ra trơn tru và hiệu quả.

Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh thông qua việc xây dựng và triển khai các chiến lược nhân sự.

Công việc cụ thể

  • Tuyển dụng
  • Đào tạo
  • Phát triển
  • Lương thưởng
  • Phúc lợi,...
  • Phân tích nhu cầu nhân sự.
  • Thiết kế và triển khai các chương trình nhân sự.
  • Tư vấn cho các nhà quản lý.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa bộ phận nhân sự và các bộ phận kinh doanh.

Như vậy, trong khi HR truyền thống thường tập trung vào các hoạt động nhân sự cấp 1 và 2 thì ngược lại, HR Business Partner tập trung vào các hoạt động nhân sự cấp 3 - đào tạo, phát triển, tổ chức nhân sự đáp ứng chiến lược kinh doanh..

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

5. Vai trò của Human Resources Business Partner trong doanh nghiệp 

Vai trò của HRBP là liên kết và hỗ trợ các bộ phận khác trong việc quản lý và phát triển nhân sự. Người làm HRBP sẽ cung cấp lời khuyên cho mọi vấn đề về nhân sự, gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển, xây dựng văn hóa tổ chức, quản lý hiệu suất nhân sự. Dưới đây là 4 vai trò và nhiệm vụ chính của HR Business Partner trong doanh nghiệp: 

5.1. Kiểm soát chiến lược quy trình tuyển dụng hiệu quả

Đây là công việc được thực hiện nhằm đảm bảo rằng quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp đạt hiệu quả và đáp ứng các mục tiêu kinh doanh.

Đối với công việc này, HRBP cần thực hiện các hoạt động chính sau:

  • Xác định các tiêu chí hiệu quả của quy trình tuyển dụng như thời gian tuyển dụng, chi phí tuyển dụng, tỷ lệ tuyển dụng thành công, mức độ hài lòng của ứng viên,...
  • Đánh giá hiệu quả của quy trình tuyển dụng dựa trên các tiêu chí hiệu quả đã xác định.
  • Xác định các vấn đề cần cải thiện trong quy trình tuyển dụng dựa trên kết quả đánh giá.
  • Thực hiện các giải pháp cải thiện để nâng cao hiệu quả của quy trình tuyển dụng.

5.2. Kết nối giữa bộ phận nhân sự và các bộ phận khác

HRBP là cầu nối giữa bộ phận nhân sự và các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Công việc này nhằm mục đích hỗ trợ việc ra quyết định về nhân sự và thúc đẩy sự hợp tác của bộ phận nhân sự với các bộ phận kinh doanh.

HRBP cần thực hiện các hoạt động chính sau:

  • Thường xuyên trao đổi với quản lý điều hành về các vấn đề nhân sự.
  • Giải thích các chính sách và quy trình nhân sự cho quản lý điều hành.
  • Tư vấn cho quản lý điều hành về các giải pháp nhân sự.
  • Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh trong việc triển khai các chương trình nhân sự.

5.3. Đánh giá & phát triển năng lực nhân sự

Đánh giá & phát triển năng lực nhân sự là một trong những vai trò của HRBP. Điều này giúp đảm bảo rằng nhân viên có được các kỹ năng và kiến thức cần thiết để hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Dưới đây là một số hoạt động chính HR Business Partner cần triển khai để đánh giá và phát triển năng lực nhân sự:

  • Thiết kế và triển khai các chương trình đánh giá năng lực nhân sự.
  • Phân tích kết quả đánh giá năng lực nhân sự để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển cho nhân viên.
  • Tư vấn cho nhân viên về lộ trình phát triển nghề nghiệp.
  • Hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa đào tạo và phát triển.
hrbp là công việc gì
Việc đánh giá & phát triển năng lực nhân sự là một nhiệm vụ quan trọng của HRBP

5.4. Quảng bá văn hóa công ty kết hợp xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Quảng bá văn hóa công ty kết hợp xây dựng thương hiệu tuyển dụng là một trong những vai trò và công việc quan trọng của HR Business Partner . Mục đích là tạo ra hình ảnh tích cực về văn hóa công ty, thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp trong mắt các ứng viên, đồng thời thu hút và giữ chân nhân tài.

Để công việc này được hoàn thành, HRBP cần thực hiện các hoạt động sau:

  • Xây dựng bản sắc văn hóa công ty: HRBP cần làm rõ các giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi này cần được thể hiện rõ ràng trong những hoạt động và chính sách của doanh nghiệp.
  • Tuyên truyền văn hóa công ty: HRBP cần truyền tải văn hóa công ty đến các ứng viên, nhân viên thông qua kênh truyền thông nội bộ và bên ngoài. Những hoạt động truyền thông này cần được thực hiện một cách sáng tạo và hiệu quả.
  • Phát triển thương hiệu tuyển dụng: HR Business Partner cần xây dựng một thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn, thể hiện được văn hóa và môi trường làm việc của doanh nghiệp. Thương hiệu tuyển dụng cần được truyền tải đến các ứng viên thông qua từng kênh tuyển dụng như website, mạng xã hội, sự kiện tuyển dụng,...
hr bp là gì
HRBP cần tích cực quảng bá văn hóa công ty kết hợp xây dựng thương hiệu tuyển dụng

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Onboarding là gì? Bí quyết xây dựng quy trình Onboarding hiệu quả

6. Mô tả công việc của HR Business Partner

Nếu doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm một chuyên gia HRBP, dưới đây là bản mô tả công việc tuyển dụng HRBP cho vị trí này: 

Vị trí: HRBP (Nhân sự - Đối tác kinh doanh)

[Tên công ty] hiện đang tuyển dụng HRBP, đảm nhận nhiệm vụ đưa ra các giải pháp về nhân sự mang tính chiến lược, nhằm nhất quán giữa chiến lược nhân sự và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 

Nhiệm vụ công việc cụ thể như sau: 

  • Đánh giá nhu cầu tuyển dụng của công ty, đề xuất và triển khai các giải pháp về nhân sự liên quan. 
  • Đề xuất cho ban quản trị các sáng kiến nhằm phát triển bộ máy nhân sự cho công ty. 
  • Xây dựng khung năng lực cho nhân sự công ty. 
  • Xây dựng và điều phối các hoạt động đào tạo nhân sự. 
  • Phân tích và báo cáo dữ liệu nhân sự, căn cứ vào nhu cầu kinh doanh. 

Yêu cầu: 

  • Đã có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự hoặc quản trị kinh doanh. 
  • Tốt nghiệp cử nhân, ưu tiên các ngành Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh. 
  • Có chứng chỉ SHRM hoặc tương đương là một lợi thế.
  • Có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của [Tên công ty].
  • Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đỀ. 
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. 
  • Kỹ năng quản lý dự án, quản lý hiệu suất. 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: C&B là gì? Vai trò và mô tả công việc C&B trong doanh nghiệp

7. Khung năng lực yêu cầu đối với HRBD

Để thành công ở vị trí HRBD, điều cần thiết là ứng viên cần đáp ứng 7 năng lực cốt lõi. Dưới đây là khung năng lực yêu cầu khi tuyển dụng HRBP:

Cấp độ HRBP Specialist Cấp độ HRBP Supervisor Cấp độ HRBP Manager

3 năng lực 

5 năng lực  7 năng lực 
  • Năng lực 1: Am hiểu mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Năng lực 2: Tư vấn xây dựng cấu trúc tổ chức và chiến lược nguồn lực.
  • Năng lực 3: Xây dựng kế hoạch nguồn lực và phỏng vấn tuyển dụng. 
  • Năng lực 4: Nắm rõ và vận dụng hệ thống Total Rewards. 
  • Năng lực 5: Xây dựng hệ thống đối tác vững mạnh. 
  • Năng lực 6: Xây dựng lộ trình nghề nghiệp, lập kế hoạch quản lý và phát triển nhân viên. 
  • Năng lực 7: Tham gia tư vấn xây dựng hệ thống lương thưởng và quản lý thành tích. 

8. Mức lương HRBP tại Việt Nam và nước ngoài 

Tại Việt Nam, mức lương HR Business Partner phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm, năng lực, trình độ học vấn, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động,... Theo khảo sát, mức lương trung bình của việc làm HR Business Partner tại Việt Nam dao động từ 16 - 23 triệu VNĐ/tháng. Đối với các vị trí HRBP có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, mức lương có thể lên tới 40 - 50 triệu VNĐ/tháng.

Tại nước ngoài, tuyển dụng HRBP sẽ có cao hơn đáng kể so với Việt Nam. Mức lương trung bình của vị trí HRBP tại Mỹ dao động từ 81.812 - 101.676 USD/năm (tương đương 2 tỷ - 2.4 tỷ VNĐ/năm). Đối với các vị trí HRBP có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, mức lương có thể lên tới 150.000 - 200.000 USD/năm (tương đương 3,6 tỷ - 4,8 tỷ VNĐ/năm).

mô tả công việc hrbp
Mức lương của HRBP tại nước ngoài cao hơn đáng kể so với Việt Nam

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Payroll là gì? Hướng dẫn xây dựng bảng lương hiệu quả cho doanh nghiệp

8. Xu hướng chuyển đổi yêu cầu nhân sự HR trong tương lai

Trong những năm gần đây, thế giới đang trải qua những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống, trong đó có lĩnh vực nhân sự. Dưới đây là một số xu hướng chuyển đổi yêu cầu nhân sự HR trong tương lai:

  • Tăng cường kỹ năng kỹ thuật và dữ liệu: Trong tương lai, các chuyên gia HR cần có những kỹ năng kỹ thuật và dữ liệu để có thể sử dụng công nghệ nhằm tự động hóa quy trình, phân tích dữ liệu hệ thống thông tin nhân sự và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu.
  • Kỹ năng lãnh đạo và tư duy chiến lược: Các chuyên gia HR cần có kỹ năng lãnh đạo, tư duy chiến lược để có thể dẫn dắt và phát triển đội ngũ nhân sự, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh.
  • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác: Các chuyên gia HR cần có kỹ năng giao tiếp và hợp tác để có thể xây dựng mối quan hệ hiệu quả với những bộ phận khác trong doanh nghiệp và với các đối tác bên ngoài.
  • Khả năng thích ứng và đổi mới: HR cần có khả năng thích ứng và đổi mới để có thể đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng của thế giới.

Để đáp ứng với những xu hướng chuyển đổi này, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nhân viên. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng những chính sách và chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu phát triển trong tương lai.

hrbp là gì
Nhân sự HR trong tương lai cần nâng cao hơn nhiều kỹ năng như giao tiếp, kỹ thuật, lãnh đạo và tư duy chiến lược

Tóm lại, nội dung bài viết trên đã giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc về HRBP là gì và những công việc chính cần thực hiện khi đảm nhận vị trí này. Đây là người chịu trách nhiệm về việc xây dựng và triển khai các chiến lược nhân sự nhằm hỗ trợ các bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh. Đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích khác trên website của 1C Việt Nam để cập nhật những thông tin về quản trị doanh nghiệp nhé.

>>>> XEM THÊM: Lương tháng 13 là gì? Quy định, cách tính lương tháng thứ 13

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay