Kanban vs Scrum là phương pháp được nhiều doanh nghiệp cân nhắc sử dụng nhằm thúc đẩy tiến độ của dự án. Đôi khi, nhiều người vẫn lầm tưởng 2 phương pháp này là giống nhau, nhưng thực tế chúng có sự khác biệt nhất định. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ phân biệt cụ thể 2 mô hình Kanban và Scrum chi tiết cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu ngay!
Trước khi phân biệt Kanban vs Scrum, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của từng mô hình.
Mô hình Kanban là phương pháp quản lý công việc nhằm cải tiến hiệu suất và chất lượng trong quy trình làm việc, bằng cách hình ảnh hóa công việc, hạn chế công việc đang thực hiện và cải tiến liên tục quy trình. Phương pháp này bắt nguồn từ Nhật Bản và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như sản xuất, quản lý dự án và phát triển phần mềm.
Các đặc điểm cơ bản của Kanban bao gồm:
Hình ảnh hóa công việc: Các công việc được biểu thị trên bảng Kanban, với các trạng thái "To do" (Cần làm), "In progress" (Đang thực hiện), "Done" (Hoàn thành). Mỗi công việc được đại điện bởi 1 thẻ (card) và sẽ di chuyển từ cột này sang cột khác khi tiến trình thay đổi.
Giới hạn công việc đang tiến hành: Mỗi
Phương pháp này giúp tối ưu hóa luồng công việc và quản lý quy trình sản xuất một cách hiệu quả. Đồng thời, phương pháp Kanban hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu suất công việc và rút ngắn thời gian hoàn thành dự án, cũng như đẩy mạnh tính linh hoạt trong quá trình sản xuất và quản trị.
Scrum là gì? Scrum là phương pháp Agile được sử dụng để quản lý các dự án phức tạp bằng cách tập trung vào những hoạt động đánh giá và điều chỉnh liên tục để đạt được hiệu quả cao.
Qua đó, việc áp dụng phương pháp Scrum sẽ làm tăng tính hiệu quả của quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, giảm thiểu sự cố và tăng tính linh hoạt.
Cả Kanban và Scrum đều được xem là công cụ quản trị hiệu quả nhất hiện nay và cũng là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp đang muốn nâng cao hiệu quả quản lý công việc. Một số điểm tương đồng giữa 2 phương pháp Kanban vs Scrum rõ nhất doanh nghiệp có thể thấy bao gồm:
Hiểu được sự khác nhau giữa hai phương pháp Kanban vs Scrum sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương pháp quản trị phù hợp nhất cho tổ chức của mình. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính:
Điểm khác biệt |
Kanban |
Scrum |
Mục tiêu |
Tập trung cải tiến liên tục, nâng cao năng suất và giảm thời gian hoàn thành dự án. Các thành viên có khả năng hoàn thành mục tiêu hơn vì tính chất trực quan của Kanban. |
Tập trung vào việc hợp tác và hoàn thành nhiệm vụ, cải thiện chất lượng công việc, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. |
Lợi ích |
Tăng hiệu quả kinh doanh, rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm/ dịch vụ bằng cách liên tục cải tiến, tối ưu và hợp lý hóa hệ thống. |
Đẩy mạnh khả năng quản lý cho doanh nghiệp, nhóm làm việc sẽ nhanh nhẹn hơn và có thể dễ dàng ứng phó với những thay đổi đột ngột. |
Ứng dụng |
Phù hợp với các doanh nghiệp đã có quy trình hoạt động tốt. Cho phép doanh nghiệp quản lý trực quan công việc của từng dự án. |
Được sử dụng trong các dự án có yêu cầu thay đổi nhanh chóng. Scrum thường giải quyết những thay đổi trong thực tế hoặc những rủi ro tiềm ẩn trước khi bắt đầu dự án. |
Thời gian thực hiện |
Thời gian không cố định. |
Có chu kỳ phát triển theo Sprint. |
Lịch trình |
Linh động, công việc được thực hiện theo từng yêu cầu. |
Mọi dự án đều được lên lịch trong suốt Sprint. |
Điều chỉnh định kỳ |
Chỉ thay đổi công việc khi có nhu cầu |
Đa số sẽ chỉ điều chỉnh trong quá trình lên kế hoạch mới |
Quy mô áp dụng |
Hoạt động tốt với các đội nhỏ, không phù hợp với các quy mô lớn hơn. Đặc biệt phù hợp với các nhóm có mức độ ổn định và không thay đổi. |
Chia các dự án lớn thành từng sprint để dễ quản lý. Phương pháp này phù hợp với các dự án có xu hướng thay đổi. |
Cuộc họp |
Không có các cuộc họp định kỳ Không có họp định kỳ bắt buộc. |
Gồm các cuộc họp định kỳ: Sprint Planning, Sprint Review, Daily Scrum và Sprint Retrospective. |
Khó khăn |
Bảng Kanban lỗi thời sẽ sinh ra các vấn đề trong quá trình phát triển sản xuất. |
Quá nhiều cuộc họp sẽ khiến các thành viên nản lòng. |
Kiểm soát |
Được thực hiện liên tục, mục tiêu là giảm thiểu thời gian chờ đợi và nâng cao hiệu quả quy trình. |
Kiểm soát chặt chẽ, mục tiêu là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và được hoàn thành trong Sprint. |
Sản phẩm hoàn thành |
Sản phẩm sẽ được phát hành sau khi hoàn thành, không có giới hạn thời gian. |
Sản phẩm được phát hành trong suốt Sprint. |
>>>> THAM KHẢO THÊM: Cross functional là gì? Xây dựng chiến lược nhóm đa chức năng
Kanban vs Scrum đều là những phương pháp quản lý dự án được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Nếu đặt hai phương pháp này lên bàn cân, nhà quản trị có thể đưa ra quyết định hợp lý:
Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết hợp cả hai phương pháp Kanban vs Scrum để tối đa hóa các lợi ích. Khi kết hợp 2 phương pháp được gọi là Scrumban, cho phép doanh nghiệp sử dụng hình ảnh hóa công việc của Kanban và quy trình phát triển ngắn hạn của Scrum để tăng tính minh bạch, quản lý công việc nhanh chóng và thích nghi với từng thay đổi trong công việc.
Nếu doanh nghiệp vẫn đang đắn đo không biết nên áp dụng phương pháp Kanban và Scrum, hãy cân nhắc sử dụng phần mềm 1C:Document Management. Đây là giải pháp điều hành công việc thông minh, tích hợp điểm mạnh của cả hai phương pháp kể trên.
1C:Document Management gây ấn tượng với người dùng bởi nhiều tính năng độc đáo như:
Trong khuôn khổ nội dung trên đây, 1C Việt Nam đã đề cập đến những kiến thức cần thiết liên quan đến Kanban vs Scrum. Hai phương pháp này chính là kim chỉ nam, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các dự án một cách trơn tru và hiệu quả nhất. Để cập nhật các thông tin quan trọng về kiến thức quản trị và được tư vấn về các phần mềm quản lý công việc hiệu quả, vui lòng liên hệ với 1C Việt Nam theo hotline: 0247.108.8887.
>>>> ĐỌC THÊM: