Kế hoạch Marketing là nội dung được doanh nghiệp triển khai phổ biến nhằm tiếp cận thị trường mục tiêu. Vậy làm thế nào để xây dựng kế hoạch Marketing thành công? Quý doanh nghiệp hãy cùng 1C Việt Nam tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
>>>> XEM THÊM:
Kế hoạch Marketing là một chiến lược kinh doanh bài bản và dài hạn, được các doanh nghiệp xây dựng với mục đích theo dõi quá trình quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu theo lộ trình đã được vạch sẵn. Việc lập kế hoạch Marketing có thể áp dụng các giải pháp tiếp thị riêng biệt cho từng nhóm tiếp thị khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, các chiến lược này đều có chung một mục tiêu kinh doanh đã được hoạch định ngay từ ban đầu.
Trên thực tế, doanh nghiệp sẽ dựa vào lĩnh vực và cách thức hoạt động để đề ra các kế hoạch tiếp thị tương ứng. Dưới đây là một số mẫu kế hoạch Marketing phổ biến:
>>>> ĐỌC THÊM: Omnichannel là gì? Cách triển khai Omnichannel hiệu quả
Kế hoạch Marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thu hút khách hàng và đề ra các quyết định kinh doanh chính xác, nâng cao danh tiếng thương hiệu. Một số vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch Marketing có thể kể đến như:
Kế hoạch marketing góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xác định mục tiêu, nhóm khách hàng và cách doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Đồng thời, hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp định hình chiến lược tiếp thị tổng thể để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Dựa vào kế hoạch marketing, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân bổ ngân sách, nhân lực và thời gian một cách hiệu quả. Thông qua việc xác định các hoạt động cần thực hiện, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn để đạt được kết quả tốt nhất.
Đảm bảo tính thống nhất trong các hoạt động Marketing có nghĩa là các hoạt động tiếp thị đều hướng đến một mục tiêu chung, truyền đạt chung một thông điệp, hình ảnh và phong cách. Điều này giúp tạo ấn tượng tốt với khách hàng và khiến họ dễ dàng ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đảm bảo tính thống nhất của bằng cách định rõ mục tiêu, chiến lược, và phương pháp tiếp cận.
Nếu doanh nghiệp biết cách xây dựng và triển khai phù hợp, kế hoạch Marketing sẽ có thể trở thành một công cụ truyền thông nội bộ hiệu quả. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý đến các thông tin như sau:
- Kế hoạch Marketing bao gồm các thông tin về sản phẩm/dịch vụ, chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp. Nhà quản lý cần nắm được để hiểu rõ về doanh nghiệp và vai trò của họ trong hành trình đạt được mục tiêu chung.
- Kế hoạch Marketing thường được diễn đạt thông qua các kênh truyền thông như: Website, mạng xã hội, email hay báo cáo nội bộ,...Đây là những “mảnh đất màu mỡ” để doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với nhân viên ở mọi cấp bậc.
- Kế hoạch Marketing phải thường được cập nhật thường xuyên để đảm bảo thông tin luôn mới nhất và chính xác nhất. Từ đó, nhân viên sẽ kịp thời nắm được những mấu chốt quan trọng về thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.
Việc lập kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng để phát triển và duy trì thương hiệu của doanh nghiệp. Quá trình này sẽ bao gồm việc điều tra và lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp, tiếp cận khách hàng mục tiêu, tìm ra giải pháp quảng cáo và truyền thông phù hợp.
Nhờ việc nghiên cứu và phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Từ đó nhanh chóng đưa các biện pháp cạnh tranh hiệu quả nhằm nâng cao lợi thế doanh nghiệp.
Một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh thường sẽ được thiết lập dựa trên 7 bước sau đây. Doanh nghiệp có thể tham khảo để xây dựng một kế hoạch chi tiết và phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.
Khi lập kế hoạch marketing, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn để biết được đích đến cụ thể của các hoạt động Marketing.
Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SMART để thiết lập mục tiêu hiệu quả, đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của của các mục tiêu. Quá trình áp dụng này sẽ dựa trên 5 tiêu chí: Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo lường), Actionable (Khả thi), Relevant (Liên quan) và Time-Bound (Thời gian đạt được mục tiêu).
Ngoài ra, mô hình SMART còn hỗ trợ doanh nghiệp xác định được mục tiêu phù hợp với từng chiến lược tiếp thị theo từng giai đoạn khác nhau, giúp doanh nghiệp nhận ra được những thay đổi và rút kinh nghiệm cho các kế hoạch tiếp theo.
Phân tích nhu cầu và hành vi khách hàng là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả. Hành vi khách hàng là những hoạt động, xu hướng của khách hàng được thực hiện thông qua quá trình thu thập dữ liệu, nghiên cứu thị trường và khảo sát khách hàng. Thông thường, hành vi khách hàng sẽ không có những biểu hiện cụ thể mà sẽ ẩn sâu bên trong tiềm thức, thúc đẩy khách hàng thể hiện thái độ hoặc hành động đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Nếu quá trình phân tích hành vi khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp sẽ giải quyết đúng “nỗi đau" của khách hàng, thu hút họ mua hàng thành công. Từ đó, doanh nghiệp có thể triển khai các dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và kế hoạch kinh doanh hiệu quả để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và đẩy mạnh doanh thu.
Trong quá trình lập kế hoạch Marketing, doanh nghiệp cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức dựa trên mô hình SWOT. Từ đây, doanh nghiệp sẽ nắm rõ những mục tiêu cũng như các yếu tố ảnh hưởng nhằm thực hiện các chiến lược Marketing phù hợp giúp tối ưu chuyển đổi bán hàng và tăng doanh thu.
Việc phân tích SWOT không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ưu/nhược điểm của mình, mà còn là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá và so sánh tình hình kinh doanh của đối thủ để tìm kiếm lợi thế cạnh tranh cũng như có kế hoạch phòng tránh rủi ro trong hoạt động sản xuất.
Xây dựng chiến lược Marketing là kế hoạch tổng quan giúp doanh nghiệp biết được khách hàng mục tiêu của mình là ai, những vấn đề họ đang gặp phải là gì hoặc những nhu cầu nào cần được đáp ứng. Có 4 chiến lược Marketing hiệu quả mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng:
Thực hiện công tác đo lường các chỉ số KPI là bước quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch Marketing, giúp doanh nghiệp nắm được hiệu quả của các hoạt động và chiến dịch Marketing, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh thu bán hàng.
Cụ thể, thiết lập Marketing KPI sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ kênh truyền thông nào đang hoạt động hiệu quả nhất, các chiến dịch quảng bá nào cần tối ưu và các từ khóa nào đang tăng/giảm thứ hạng để kịp thời điều chỉnh và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp.
Để đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing, doanh nghiệp cần quan tâm đến 14 chỉ số đo lường KPI sau đây:
Ngân sách Marketing là khoản tiền mà doanh nghiệp sẵn sàng để chi trả cho toàn bộ chi phí về tiếp thị và nên được liệt kê theo từng khoảng cho từng kênh mà doanh nghiệp đang vận hành. Việc dự trù ngân sách Marketing sẽ bao gồm những hạng mục chính như sau:
Tại bước cuối cùng, doanh nghiệp cần thiết lập một bản kế hoạch hành động chi tiết bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây:
>>>> TÌM HIỂU NGAY: 6 cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả nhất 2024
Như đã đề cập trước đó, một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh giúp doanh nghiệp triển khai các chiến lược tiếp thị phù hợp với mục tiêu đề ra. Vì vậy, doanh nghiệp cần tuân thủ quy tắc về lập kế hoạch Marketing và đảm bảo bao gồm đầy đủ các nội dung bắt buộc sau đây:
Đây là bản tóm tắt hoạt động với nội dung ngắn gọn về các ý tưởng và kiến nghị Marketing phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Executive Summary giúp doanh nghiệp đánh giá tính phù hợp và đánh giá mức độ khả thi của kế hoạch Marketing. Trong quá trình triển khai kế hoạch tiếp thị, doanh nghiệp cần chú trọng đến cách trình bày sao cho ngắn gọn, súc tích và tránh lan man để đảm bảo thông tin trình lên ban lãnh đạo được rõ ràng.
Đây là hạng mục cung cấp một góc nhìn tổng quát về tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Nội dung của Current Marketing Situation thường xoay quanh việc điều tra các yếu tố nội bộ và ngoại vi ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị chung của thị trường. Cụ thể:
SWOT là nội dung không thể thiếu trong quá trình thực hiện kế hoạch Marketing. Qua đó, việc phân tích SWOT sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình để đề ra các chiến lược tiếp thị tương ứng. Ngoài ra, việc xác định được cơ hội và thách thức cũng là cách để doanh nghiệp kịp thời phòng tránh các rủi ro một cách hiệu quả.
Trong nội dung SWOT, doanh nghiệp cần thực hiện các phân tích sau:
Objectives giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể của chiến dịch tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Thông thường, các mục tiêu trong kế hoạch Marketing thường được xác định dựa trên các yếu tố khách quan như: Tăng doanh số bán hàng, tăng lượng khách hàng tiếp cận, tăng nhận thức thương hiệu, cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Mục tiêu trong bản kế hoạch Marketing cần được xác định cụ thể và có thể đo lường được. Điều này giúp doanh nghiệp định hình các chiến lược cụ thể cho các hoạt động Marketing và cho phép doanh nghiệp đo lường được kết quả cuối cùng.
Marketing Strategy là một phần của kế hoạch Marketing và được doanh nghiệp áp dụng để định hình chiến lược cho hoạt động tiếp thị của mình. Marketing Strategy sẽ bao gồm các quyết định lâu dài về cách tiếp cận thị trường, phương pháp tương tác khách hàng, mục tiêu khách hàng và định vị sản phẩm.
Action Plans cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp thành các hoạt động thực tế. Một kế hoạch hành động tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu Marketing hiệu quả. Thông thường, Action Plans sẽ bao gồm các nội dung hoàn chỉnh như sau:
Dự trù rủi ro là bước quan trọng trong quá trình lập kế hoạch Marketing. Đây là cơ sở để doanh nghiệp xác định đây có phải là bước đi nguy hiểm hay không, nếu không thành công, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như thế nào. Qua đó, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi dưới đây để thiết lập giả định rủi ro trong kế hoạch Marketing:
Việc kiểm soát đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình thực hiện kế hoạch Marketing để đảm bảo sự kỷ luật về thời gian và đem lại hiệu quả vượt trội. Để thực hiện thành công vai trò này, doanh nghiệp cần có những cá nhân tài năng và tận tâm trong công việc. Trong doanh nghiệp, một đội ngũ kiểm soát sẽ bao gồm: Giám đốc, trưởng phòng Marketing và các nhà quản lý. Những cá nhân/ bộ phận này không chỉ am hiểu về hoạt động Marketing, mà còn có khả năng động viên cấp dưới hoàn thành các mục tiêu đề ra một cách nhanh chóng, hiệu quả.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: TOP 5 phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp
Để giúp doanh nghiệp hình dung rõ hơn, dưới đây là một số mẫu kế hoạch Marketing của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới:
Được ra đời vào năm 2013, mẫu kế hoạch Marketing của Forbes đã thu hút hơn 4 triệu lượt xem nhờ việc mang đến các hiệu quả khả quan cho doanh nghiệp. Với bản kế hoạch này, các đội ngũ Marketing đã tạo ra những lộ trình tiếp thị với tầm nhìn và hiệu quả rõ ràng. Nội dung chính của mẫu này sẽ bao gồm:
- Tóm tắt.
- Khách hàng mục tiêu.
- Đề xuất bán hàng hiệu quả.
- Chiến lược định giá và định vị sản phẩm.
- Kế hoạch phân phối.
- Ưu đãi của doanh nghiệp.
- Tài liệu tiếp thị.
- Chiến lược ưu đãi.
- Chiến lược tiếp thị.
- Chiến lược chuyển đổi.
- Hợp tác và liên doanh.
- Chiến lược giới thiệu
- Chiến lược tăng giá giao dịch
- Chiến lược duy trì
- Dự trù tài chính
Dựa vào các mẫu kế hoạch Marketing khác nhau, Buffer đã thử nghiệm xem chiến lược nào mang đến kết quả tốt nhất, sau đó lựa chọn các ưu điểm để ứng dụng vào kế hoạch, nhằm mang lại hiệu quả tiếp thị tối ưu nhất. Mẫu kế hoạch của Buffer sẽ bao gồm các nội dung chính như:
- Đề ra mục tiêu tiếp thị thông minh.
- Phác thảo chân dung khách hàng.
- Giải quyết nhu cầu của khách hàng với nội dung thông minh.
- Nghiên cứu và đánh giá đối thủ cạnh tranh.
- Đánh giá chiến lược tiếp thị bằng cách kiểm tra các chủ đề.
- Tạo lịch biên tập.
- Phát triển quá trình quảng cáo, tiếp thị.
Excel là công cụ hỗ trợ các Marketer xây dựng kế hoạch Marketing, quản lý và phân tích dữ liệu hiệu quả, rõ ràng. Để tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót, doanh nghiệp có thể tham khảo và tải xuống mẫu kế hoạch Marketing bằng Excel sau đây:
Tải ngay mẫu kế hoạch Marketing nhanh chóng: TẠI ĐÂY
Trong hoạt động xây dựng kế hoạch Marketing, doanh nghiệp có thể gặp phải những sự cố bất ngờ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Dưới đây 8 lỗi sai thường thấy khi lập kế hoạch Marketing được 1C tổng hợp:
Khi không phân biệt rõ giữa chiến lược và chiến thuật, doanh nghiệp sẽ đặt ra các mục tiêu Marketing không rõ ràng, khiến cho việc đánh giá hiệu quả của kế hoạch Marketing trở nên khó khăn. Đồng thời, các hoạt động Marketing của doanh nghiệp cũng thiếu đi tính liên kết và không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ về sự khác biệt giữa hai yếu tố chiến lược và chiến thuật. Cụ thể, chiến lược Marketing cần được thực hiện trước, sau đó mới triển khai các chiến thuật Marketing. Song, các chiến thuật Marketing sẽ bổ trợ cho chiến lược Marketing để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
Các phòng ban trong doanh nghiệp đều đảm nhận vai trò và nhiệm vụ riêng biệt, tuy nhiên các hoạt động của họ lại thường tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự cố thiếu tài nguyên, mâu thuẫn lợi ích, thông tin rời rạc…Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai kế hoạch Marketing và kết quả đạt được không phù hợp với mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp.
Không cung cấp đủ thông tin về thị trường là một trong những lỗi sai phổ biến mà doanh nghiệp hay gặp phải. Sự thiếu sót này sẽ dẫn đến việc đưa ra quyết định Marketing không chính xác, thiếu linh hoạt và lỗi thời.
Xác định mục tiêu chính là kim chỉ nam giúp cho doanh nghiệp xác định hướng đi để thành công. Nếu không có những mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ khó hoạch định các hoạt động cần thiết và không đạt được kết quả như mong đợi.
Đối thủ cạnh tranh chính là mấu chốt để cung cấp các thông tin quan trọng về thị trường và góp phần xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả. Nếu doanh nghiệp bỏ qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh, thì lúc này, doanh nghiệp có thể đã bỏ lỡ cơ hội trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.
Một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh cần phải bao gồm các chiến lược Digital Marketing. Nếu không đưa ra kế hoạch tiếp thị trực tuyến hiệu quả, doanh nghiệp bỏ lỡ một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Kế hoạch Marketing cần phải mang tính khả thi và có thể thực hiện được với nguồn lực hiện có. Nếu không, doanh nghiệp sẽ đặt ra những mục tiêu không thực tế hoặc rất khó để đạt được.
Trước tình hình biển đổi không ngừng của thị trường kinh doanh, một kế hoạch Marketing cần phải đảm bảo linh hoạt để doanh nghiệp kịp thời thích ứng với những chuyển biến đó. Nếu thiếu đi sự linh hoạt, doanh nghiệp có thể sẽ bỏ qua các cơ hội tiềm năng và đối mặt với những rủi ro không đáng có.
Ngoài việc hiểu rõ về các lỗi sai thường gặp khi lập kế hoạch Marketing, doanh nghiệp cần áp dụng các phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch để nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra và tối ưu trải nghiệm của khách hàng. 1C:ERP là giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện, được phát triển dựa trên công nghệ low-code hiện đại. Giải pháp linh hoạt này bao gồm nhiều phân hệ, trong đó nổi bật là các tính năng hỗ trợ cho hoạt động Marketing với các điểm mạnh như:
1C:ERP hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và kết nối hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời dễ dàng loại bỏ những công việc trùng lặp và thao tác thủ công. Điều này giúp quá trình lập kế hoạch Marketing được diễn ra theo đúng trình tự và mục tiêu đặt ra.
Doanh nghiệp có thể lập các báo cáo theo nhu cầu ở mọi thời điểm và có thể tự thay đổi phương án báo cáo mà không cần biết về lập trình.
Hệ thống có khả năng kiểm tra nhanh chóng về mức độ hàng tồn kho, kiểm tra nhanh chính sách vận chuyển và phản hồi của khách hàng, từ đó doanh nghiệp sớm phát hiện những vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Phần mềm 1C:ERP được tích hợp khả năng mã hóa dữ liệu và sự phân quyền chặt chẽ, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin khi thực hiện phân quyền. Ngoài ra, hệ thống còn lưu trữ các phiên bản dữ liệu được sửa đổi theo từng người dùng, đảm bảo minh bạch về thông tin.
1C:ERP giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành, dễ dàng kiểm soát mục tiêu hoạt động (KPI), ước tính hiệu quả hoạt động để đạt được mục tiêu tài chính đề ra.
Song song với việc áp dụng phần mềm 1C:ERP, doanh nghiệp vẫn cần kết hợp áp dụng thêm nhiều công cụ hỗ trợ trong việc lập kế hoạch Marketing để đảm bảo tính chính xác và đem lại hiệu quả tiếp thị cho doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ về kế hoạch Marketing và phương pháp xây dựng kế hoạch Marketing sản phẩm hiệu quả. Có thể thấy, việc lập kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu cụ thể, tối ưu nguồn lực, khẳng định thương hiệu, kịp thời ứng phó với cạnh tranh và đo lường kết quả đạt được. 1C Việt Nam hi vọng các thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn trong các chiến dịch tiếp thị sản phẩm tiếp theo. Để biết thêm thông tin về giải pháp 1C:ERP, doanh nghiệp vui lòng liên hệ 1C Việt Nam qua số hotline (+84)247 108 8887.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: