Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Kế toán quản trị là gì? Vai trò, chức năng của kế toán quản trị
1C Việt Nam
(20.11.2024)

Kế toán quản trị là gì? Vai trò, chức năng của kế toán quản trị

Kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, hiệu quả. Trong nội dung bài viết dưới đây, 1C iệt Nam sẽ cùng doanh nghiệp tìm hiểu thông tin chi tiết về định nghĩa, vai trò và nhiệm vụ của loại hình kế toán này.

>>>> XEM THÊM:  TOP 7 phần mềm kế toán quản trị chuyên nghiệp, uy tín hiện nay

1. Kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị là quá trình cung cấp thông tin tài chính dựa trên yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định hiệu quả, chẳng hạn như lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hoạt động kinh doanh.

Kế toán quản trị tên tiếng anh là Management Accounting là tập trung vào việc sắp xếp, tổ chức, quản lý và giám sát thông tin qua đó cung cấp về tình hình kinh tế tài chính doanh nghiệp, kiểm soát rủi ro, lên kế hoạch dự toán và xây dựng chiến lược hiệu quả trong nội bộ đơn vị kế toán.

Mục tiêu chính của kế toán quản trị là cung cấp thông tin chính xác, phản ánh đúng về tình hình tài chính của tổ chức và nắm rõ mục đích của thông tin đó trước khi cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo. 

>>>> XEM THÊM: 

2. So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin kế toán và có một số điểm chung cũng như mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, giữa hai loại hình kế toán này vẫn có những điểm khác biệt. Dưới đây là phân tích cụ thể nhằm chỉ ra điểm giống và khác nhau của kế toán quản trị và kế toán tài chính:

2.1. Điểm giống nhau

Điểm giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị bao gồm:

  • Đều là công cụ hỗ trợ, cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế của đơn vị.
  • Số liệu của kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa vào thông tin phản ánh trên các chứng từ gốc như hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi,... 
  • Cả hai đều quan tâm đến trách nhiệm của nhà quản lý. Kế toán tài chính cung cấp thông tin cho nhà quản lý để đánh giá trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho nhà quản lý để phân bổ trách nhiệm và khen thưởng, kỷ luật.
ke toan quan tri
Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều là công cụ cung cấp thông tin

2.2. Điểm khác nhau

Kế toán tài chính và kế toán quản trị được sử dụng để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Dưới đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa hai hệ thống này:

Đặc điểm

Kế toán tài chính

Kế toán quản trị

Mục đích

Cung cấp thông tin phục vụ lập báo cáo tài chính.

Cung cấp thông tin để phục vụ quản trị doanh nghiệp và hỗ trợ ra quyết định.

Đối tượng sử dụng thông tin

Các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp: cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan nhà nước, các nhà phân tích đầu tư chứng khoán, khách hàng

Các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp: Chủ sở hữu, Ban giám đốc, nhà quản lý,…

Cơ sở pháp lý

Luật kế toán, chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.

Mục tiêu quản trị, chiến lược kinh doanh, nhu cầu kiểm soát thông tin của nhà quản lý.

Đặc điểm thông tin

  • Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế - tài chính đã xảy ra trong quá khứ.
  • Thu thập từ các chứng từ kế toán, là thông tin kế toán doanh nghiệp cơ bản.
  • Chủ yếu thể hiện dưới hình thái giá trị, được sử dụng để đo lường, đánh giá các hoạt động kinh tế - tài chính.
  • Có tính pháp lý cao, được sử dụng trong các giao dịch kinh tế - tài chính và chịu sự kiểm soát của pháp luật.
  • Thông tin mang tính định hướng tương lai, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý.
  • Thông tin không có sẵn, thu thập từ nhiều nguồn.
  • Thể hiện thông tin dưới hình thái hiện vật và giá trị.
  • Phần đa yêu cầu tính pháp lý thấp hơn do chỉ phục vụ nhu cầu thông tin trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp.

Nguyên tắc cung cấp

Cung cấp theo quy định của pháp luật.

Cung cấp theo nhu cầu của nhà quản lý.

Phạm vi thông tin

Liên quan toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm tất cả các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Liên quan đến từng bộ phận, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội và cá nhân liên quan.

Chi phí thông tin

Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật kế toán, dẫn đến chi phí thực hiện kế toán tài chính cao.

Doanh nghiệp có thể tự xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị phù hợp với nhu cầu, dẫn đến chi phí thấp hơn.

Kỳ báo cáo

Định kỳ quý, năm theo quy định của pháp luật.

Theo nhu cầu của nhà quản lý, có thể thường xuyên hoặc định kỳ.

Tính bắt buộc

Bắt buộc thực hiện.

Không bắt buộc thực hiện.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Phiếu kế toán là gì? Hướng dẫn cách điền phiếu chuẩn xác

3. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

3.1. Đối với việc ra quyết định

Ra quyết định là chức năng quan trọng của nhà quản trị, được thực hiện ở mọi khâu của chu trình quản lý, từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến kiểm tra và đánh giá. Các quyết định của nhà quản trị liên quan đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, ở mọi cấp độ, từ ngắn hạn đến dài hạn.

Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin thích hợp cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định như các phương án, tiêu chí để đánh giá, lựa chọn. Đây là vai trò cơ bản và cốt lõi nhất của kế toán quản trị hiện đại, ngay cả những thành tựu phát triển gần đây cũng vẫn tập trung vào hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị, đặc biệt là các quyết định mang tính chiến lược.

kế toán quản trị
Cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định là vai trò cốt yếu của kế toán quản trị

3.2. Đối với lập kế hoạch và dự toán

Kế hoạch là một hệ thống mục tiêu cần đạt được, kèm theo lộ trình và các bước thực hiện để hoàn thành. Kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả kế hoạch ngắn hạn (tác nghiệp) và kế hoạch dài hạn (chiến lược). Trên cơ sở đó, hệ thống dự toán kinh doanh được xây dựng để liên kết các mục tiêu và phương án huy động nguồn lực.

Trong giai đoạn này, kế toán quản trị có vai trò thu thập thông tin phù hợp, bao gồm cả thông tin quá khứ và thông tin tương lai để phục vụ cho việc lập kế hoạch, xây dựng dự toán. Thông tin cần chính xác và đầy đủ để nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định lựa chọn phù hợp.

kế toán quản tri
Kế toán quản trị thu thập thông tin phù hợp để lập kế hoạch, xây dựng dự toán

3.3. Đối với tổ chức thực hiện

Trong thực tế, hoạt động kinh doanh luôn có nhiều biến động và kế hoạch thường chỉ mang tính định hướng chung. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà quản trị vẫn thường xuyên phải ra quyết định điều hành nhằm tối ưu hóa các nguồn lực để đạt được mục tiêu.

Các nhà quản lý sử dụng thông tin từ phần mềm kế toán quản trị để đánh giá chính xác tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần lưu ý ở giai đoạn này thông tin thích hợp vẫn bao hàm cả thông tin phục vụ cho việc ra quyết định tác nghiệp và quyết định chiến lược. Doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm 1C:Company Management nhằm hỗ trợ công tác quản trị tài chính, kế toán hiệu quả.

kế toán quản trị
Thông tin kế toán quản trị giúp điều chỉnh lộ trình triển khai phù hợp

3.4. Đối với kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý, thường được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất để so sánh tình hình thực hiện với kế hoạch đề ra, từ đó dự toán, phân tích sai biệt và đưa ra các quyết định điều chỉnh. 

Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin thực tế và phân tích để giúp nhà quản trị đánh giá, lượng hóa tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán. Từ đó, nhà quản trị có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời nhằm ứng phó với những biến động ngoài dự kiến. Thông tin kế toán ở giai đoạn kiểm tra đánh giá còn có tác dụng trong việc lập kế hoạch, dự toán trong kì tiếp theo.

ke toán quản trị
Thông tin của kế toán quản trị giúp đánh giá, lượng hóa tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

4. Nội dung của kế toán quản trị

Xét theo nội dung thông tin cung cấp, kế toán quản trị doanh nghiệp bao gồm:

  • Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm: Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và lợi nhuận.
  • Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh: Cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Kế toán quản trị về hoạt động đầu tư tài chính: Cung cấp thông tin về hiệu quả của các hoạt động đầu tư tài chính.
  • Kế toán quản trị hoạt động khác của doanh nghiệp: Cung cấp thông tin về các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Xét quá trình thực hiện, kế toán quản trị bao gồm các khâu:

  • Chính thức hóa mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu kinh tế: Xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và chuyển hóa chúng thành chỉ tiêu kinh tế cụ thể.
  • Lập dự toán chung và dự toán chi tiết: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu: Thu thập dữ liệu thực tế về hoạt động của doanh nghiệp và so sánh với các dự toán đã lập.
  • Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị: Tổng hợp và trình bày thông tin kế toán quản trị cho các nhà quản lý.
kế toán quản trị
Nội dung kế toán quản trị được chi theo thông tin cung cấp và quá trình thực hiện

Như vậy, kế toán quản trị là một nghiệp vụ quan trọng trong việc hỗ trợ đưa ra quyết định kinh doanh cho doanh nghiệp. Thông tin kế toán quản trị cho phép nhà quản lý hiểu rõ về hoạt động của công ty và đưa ra quyết định đúng đắn, sáng suốt. Để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích khác về quản trị doanh nghiệp, đừng quên theo dõi các bài viết trên website của 1C Việt Nam.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay