Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Kinh tế số là gì? Đặc điểm và giải pháp phát triển nền kinh tế số
1C Việt Nam
(18.07.2024)

Kinh tế số là gì? Đặc điểm và giải pháp phát triển nền kinh tế số

Hiện nay, nền kinh tế số đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của một quốc gia, trong đó có Việt Nam. Kinh tế số giúp mở ra nhiều cơ hộchi o các doanh nghiệp tiếp cận và hòa cùng xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Vậy cụ thể nền kinh tế số là gì? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu những thông tin chi tiết thông qua bài viết dưới đây. 

1. Kinh tế số là gì?

Kinh tế số được hiểu là một nền kinh tế vận hành dựa trên việc chuyển đổi tích hợp công nghệ số, dữ liệu số vào các hoạt động kinh tế, quản lý kinh doanh, sản xuất và giao dịch. 

Để phát triển nền kinh tế, doanh nghiệp cần tập trung khai thác dữ liệu và công nghệ số để tạo ra một mô hình kinh doanh mới dựa trên nhiều nền tảng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây, Big Data. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao giá trị khách hàng. 

Kinh tế số là gì
Kinh tế số hoá được phát triển dựa trên cơ sở chuyển đổi và tích hợp số 

2. Đặc điểm của kinh tế số 

2.1 Khả năng kết nối toàn cầu

Kinh tế số tạo nên một mạng lưới có vai trò kết nối giữa thông tin, người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng và nâng cao cơ hội tham gia vào thị trường quốc tế.

Kinh tế số là gì
Kinh tế số giúp kết nối người dùng với doanh nghiệp 

2.2 Quản lý dựa trên đa nền tảng

Dựa vào các nền tảng kỹ thuật số facebook, tiktok, youtube,.. doanh nghiệp sẽ dễ dàng giao tiếp và trao đổi với khách hàng. Điều này giúp tối ưu hoá quy trình kinh doanh và nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng. 

Kinh tế số là gì
Quản lý tốt các nền tảng số giúp đẩy mạnh hiệu suất kinh doanh 

>>>> XEM THÊM: 4 chức năng quản trị trong doanh nghiệp và vai trò của từng chức năng

2.3 Tập trung vào trải nghiệm người dùng

Kinh tế số luôn chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng, từ giao diện đến các dịch vụ hỗ trợ, tạo nên một môi trường thân thiện và tiện lợi nhất cho người tiêu dùng. 

Kinh tế số là gì
Trải nghiệm của khách hàng chính là chỉ tiêu hàng đầu của kinh tế số

2.4 Tăng cường sức mạnh của dữ liệu, thông tin

Dữ liệu trong nền tảng kinh tế số chủ yếu được tạo ra bởi các hệ thống số hoá. Dữ liệu này được các doanh nghiệp và tổ chức tận dụng để phân tích nhu cầu khách hàng, dự đoán xu hướng và tối ưu hoá quy trình sản xuất kinh doanh. 

Kinh tế số là gì
Khai thác dữ liệu số để tạo nên một mô hình kinh doanh mới

2.5 Xây dựng quy trình tự động 

Nền tảng kinh tế số áp dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), quy trình tự động để gia tăng hiệu quả và giảm chi phí lao động.

Kinh tế số là gì
Công nghệ AI chính là giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp 

3. Lợi ích của việc áp dụng công nghệ vào kinh tế số 

Ngày nay, nền kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong công cuộc hội nhập vào chuỗi công nghệ toàn cầu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể: 

  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Nền kinh tế số phát triển sẽ kéo theo sự rút ngắn của chu trình sản xuất, chất lượng và độ tin cậy cũng được cải thiện một cách đáng kể. Khi đó, số lượng lớp phân phối trung gian giảm xuống, mối liên kết giữa cung - cầu sẽ được diễn ra ngay trên nền tảng số, điều này giúp đẩy mạnh năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp.
  • Mở ra cơ hội mới: Nền kinh tế số tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới như: Phát triển sản phẩm/dịch vụ số, phát triển các mô hình kinh doanh đột phá (dịch vụ chia sẻ, thương mại điện tử…).
  • Thúc đẩy tính cạnh tranh: Việc kiểm soát tốt nền kinh tế số còn giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh mới, nơi các doanh nghiệp phải ra sức đề ra chiến lược cải tiến và tối ưu hóa để tồn tại.
  • Đẩy mạnh sáng tạo và đổi mới: Kinh tế số tạo nên một môi trường thuận lợi để doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ hiện đại vào sự phát triển của sản phẩm/dịch vụ, giúp tạo ra giá trị mới và đẩy mạnh phát triển kinh tế. 
  • Mở ra cơ hội mới cho thương mại điện tử: Kinh tế số cho phép thực hiện mua bán hàng hoá/dịch vụ trực tuyến, giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với thị trường quốc tế, thu hút đông đảo khách hàng trên toàn thế giới. 
  • Giải quyết việc làm: Kinh tế số đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra nhiều việc làm liên quan đến công nghệ thông tin, quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0 và phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, mô hình này cũng đòi hỏi nguồn nhân sự có chuyên môn cao để thích nghi với sự phát triển của công nghệ số hiện nay.
Kinh tế số là gì
Kiểm soát nền tảng số giúp doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh doanh  

4. Thực trạng nền kinh tế số Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một trong những thị trường kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, fintech (công nghệ tài chính) và các dịch vụ trực tuyến đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên thực trạng nền kinh tế số Việt Nam hiện nay có những đặc điểm nổi bật và thách thức chính sau: 

  • Thiếu nguồn nhân lực công nghệ thông tin: Việt Nam thiếu nguồn nhân lực công nghệ thông tin, cần các kỹ sư công nghệ trình độ cao và năng lực quản lý để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp công nghệ.
  • Môi trường pháp lý và thể chế yếu: Thiếu quy định và pháp lệnh rõ ràng về kinh tế số, gây khó khăn trong việc thực hiện số hóa và đảm bảo tính pháp lý, bảo mật của giao dịch điện tử.
  • Thiếu hạ tầng kỹ thuật số: Khả năng truy cập Internet không đồng đều, đặc biệt ở các vùng hẻo lánh, cản trở việc tiếp cận công nghệ số và dịch vụ trực tuyến.
  • An ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin: Nguy cơ về bảo mật, an toàn thông tin, rò rỉ dữ liệu có thể làm cho doanh nghiệp, cá nhân trở thành mục tiêu của tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Việc áp dụng công nghệ số đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, là thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế không ổn định.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Hệ thống quản trị doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp

5. Giải pháp phát triển kinh tế số cho doanh nghiệp

5.1 Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế số

  • Doanh nghiệp cần tích cực điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan trong khuôn khổ nền tảng kinh tế số.
  • Tăng cường hoạt động thu hút đầu tư về lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ chuyển đổi số. 
  • Sửa đổi, bổ sung các điều kiện phù hợp với tiêu chuẩn đo lường tại Việt Nam và quốc tế. Đồng thời, kinh tế số giúp tạo điều kiện cho việc so sánh kết quả hoạt động giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. 
  • Đẩy mạnh tính hiệu quả các gói chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, đặc biệt là cách chính sách liên quan đến vốn và nhân lực. Thiết lập các chính sách hỗ trợ cho những mô hình kinh doanh còn non trẻ, và khuyến khích kinh doanh sản phẩm “Made in VietNam". 
  • Thực hiện công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về chuyển đổi số. Đồng thời tổ chức các hội thảo nhằm kết nối và chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm lẫn kiến thức liên quan đến chuyển đổi số đến các doanh nghiệp, địa phương và cộng đồng. 
Kinh tế số là gì
Thường xuyên tổ chức các sự kiện giao lưu và chia sẻ về các kiến thức chuyển đổi số

5.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số

  • Tăng cường hỗ trợ và khuyến khích việc hợp tác đào tạo nhân lực về chuyển đổi số giữa nhà trường, viện nghiên cứu doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt là hỗ trợ sinh các nhóm sinh việc thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp liên quan đến chuyển đổi số. 
  • Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chuyên phụ trách về bảo mật thông tin cũng như đáp ứng các yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Qua đó, thiết lập chính sách hấp dẫn và giữ chân nhân lực có đủ tiêu chuẩn về an toàn thông tin. 
  • Hình thành một mạng lưới kết nối giữa các chuyên gia và nhà khoa học nhằm thúc đẩy sự đoàn kết trong quá trình nghiên cứu, chia sẻ đối với hoạt động chuyển đổi số. 
  • Khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân triển khai các dự án đào tạo ngắn hạn về chuyển đổi số và kỹ năng số cho đội ngũ lao động. 

5.3 Ứng dụng giải pháp Văn phòng số 1C:Document Management hỗ trợ chuyển đổi số

Hiện nay, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, nhằm thích ứng linh hoạt với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh. Việc áp dụng công nghệ thông tin và số hóa là cần thiết để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao khả năng tương tác với khách hàng, và cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên.

Giải pháp Văn phòng số 1C:Document Management hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình quản lý và vận hành quy trình số hóa tài liệu lên thư viện điện tử hiệu quả. Phần mềm sở hữu tính năng tìm kiếm nâng cao dựa trên siêu dữ liệu, giúp truy cập nhanh vào các tài liệu liên quan và tạo ra luồng truy xuất thông tin liền mạch. 

Bên cạnh đó, giải pháp giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, quản lý giao việc, tăng hợp tác giữa các bộ phận và cá nhân trong công ty. Đối với những tập đoàn lớn, việc áp dụng giải pháp Văn phòng số 1C:Document Management giúp hạn chế rủi ro khi quy trình nghiệp vụ được tự động chuẩn hóa theo trình tự rõ ràng. Hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn kỹ hơn về phần mềm ưu việt này nhé!

Kinh tế số là gì
1C:Document Management là giải pháp tuyệt vời cho mọi doanh nghiệp

Như vậy, 1C Việt Nam đã cùng đọc giả khám phá về khái niệm kinh tế số là gì? Đặc điểm, lợi ích, thực trạng cũng như giải pháp phát triển nền kinh tế số. Thông qua đó, Việt Nam cần có những chính sách và chiến lược phù hợp với thực tiễn nhằm tạo nên môi trường thuận lợi để phát triển nền công nghiệp 4.0. Nếu các nhà quản trị muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kiến thức kinh doanh, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất tại 1C Việt Nam nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay