Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Cách lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp
1C Việt Nam
(27.01.2023)

Cách lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp

 Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình ngân sách, hoạt động kinh doanh và các luồng tiền. Để lập báo cáo tài chính một cách chính xác và đầy đủ, doanh nghiệp cần nắm được các nguyên tắc và quy định về kế toán. Trong bài viết sau đây, 1C Việt Nam sẽ giới thiệu chi tiết về cách thiết lập báo cáo quan trọng này.

1. Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính năm chi tiết

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Chính vì vậy, những hướng dẫn lập báo cáo tài chính chuẩn chi tiết, cụ thể luôn là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Dưới đây là các bước lập báo cáo tài chính năm chi tiết:

1.1. Bước 1: Tổng hợp, sắp xếp các chứng từ kế toán

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, thể hiện qua các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chứng từ kế toán là tài liệu phản ánh các nghiệp vụ đó, bao gồm hóa đơn đầu ra, đầu vào, sổ phụ ngân hàng, sổ quỹ, bảng chấm công, bảng lương, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hồ sơ tài sản,...

Để phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp, kế toán cần thu thập tất cả các loại chứng từ, sắp xếp lại một cách khoa học. Trong quá trình sắp xếp, kế toán cần kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ đó. Việc sắp xếp chứng từ cần thống nhất trong cả năm tài chính, theo thứ tự thời gian hoặc theo danh mục bảng kê thuế. Đối với chứng từ gốc, kế toán cần kẹp cùng chứng từ hạch toán.

Cụ thể, các loại chứng từ kế toán được sắp xếp như sau:

  • Chứng từ mua hàng: hóa đơn đầu vào, phiếu nhập kho, phiếu kế toán.
  • Chứng từ bán hàng: hóa đơn đầu ra, phiếu xuất kho, phiếu kế toán.
  • Chứng từ tiền mặt: phiếu thu, phiếu chi, sổ quỹ.
  • Chứng từ ngân hàng: sổ phụ ngân hàng, ủy nhiệm chi, giấy báo có.
  • Chứng từ khác: bảng chấm công, bảng lương, hồ sơ tài sản,...

Thực hiện sắp xếp chứng từ khoa học giúp kế toán dễ dàng tìm kiếm, kiểm tra, đối chiếu, phục vụ cho việc ghi chép, hạch toán và lập báo cáo tài chính.

Ngoài những chứng từ bắt buộc theo quy định của pháp luật, các chứng từ đi kèm chứng từ hạch toán của doanh nghiệp còn có thể bao gồm:

  • Chứng từ nội bộ: Bảng đề nghị mua hàng, bảng đề nghị xuất kho, bảng thanh toán tiền lương,...
  • Chứng từ khác: Hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận, biên bản nghiệm thu,...
lập báo cáo tài chính
Các chứng từ kế toán cần được sắp xếp khoa học

1.2. Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế

Ở bước hoàn thành việc thu thập và sắp xếp chứng từ, kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách.

lập báo cáo tài chính
Kế toán cần ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách 

>>> XEM THÊM: ROE là chỉ số gì? Ý nghĩa đối với tài chính doanh nghiệp

1.3. Bước 3: Phân bổ chi phí phát sinh hàng tháng

Đối với tài sản cố định và chi phí trả trước, kế toán viên cần phân bổ chi phí phát sinh hàng tháng theo thời gian hợp lý và đúng quy định. Để thực hiện việc này với phần mềm kế toán, nhân viên cần thực hiện các bước sau:

  • Cập nhật thông tin chung, giá trị, thời gian phân bổ của các tài sản cố định và khoản chi phí trả trước.
  • Sử dụng bảng Excel để theo dõi tình hình trích khấu hao và phân bổ chi phí trả trước.
  • Thực hiện phân bổ chi phí trả trước hàng tháng
  • Thực hiện so sánh số liệu phân bổ trên phần mềm với bảng Excel.

Lưu ý đối với các khoản chi phí phát sinh tại thời điểm giữa tháng:

  • Phải phân bổ chi phí theo từng ngày để đảm bảo tính chính xác.
  • So sánh kết quả phân bổ trên phần mềm và bảng Excel.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp đặc thù kế toán có thể cần thêm bảng phân bổ chi phí bằng Excel. Cụ thể:

  • Các khoản chi phí liên quan đến sản xuất, kinh doanh được phân bổ cụ thể cho từng đối tượng sử dụng.
  • Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động quản lý, bán hàng được phân bổ chi tiết đến từng bộ phận, phòng ban.
  • Các khoản chi phí như tiền lương, BHXH, BHYT và các chi phí mua ngoài khác.
lập báo cáo tài chính
Nhân viên kế toán cần phân bổ chi phí phát sinh hàng tháng

1.4. Bước 4: Hạch toán các khoản ước tính, điều chỉnh

Cuối năm, kế toán cần rà soát và điều chỉnh các bút toán sau:

  • Bút toán đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ để đảm bảo phản ánh đúng giá trị tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
  • Các khoản dự phòng để trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh,...
  • Các khoản chi phí của năm cần trích trước như lương tháng 13, thưởng tết âm lịch, chi phí kiểm toán, chi phí mang tính chất thường xuyên,...
  • Doanh thu chưa thực hiện chuyển sang thực hiện với các chương trình tri ân khuyến mại khách hàng để ghi nhận doanh thu đúng kỳ.
  • Bút toán phân loại lại các khoản đầu tư, tiền gửi thấu chi, công nợ ngắn hạn dài hạn, khoản vay ngắn hạn dài hạn,... cần được thực hiện để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
  • Các bút toán điều chỉnh sai sót (nếu có) để phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
lập báo cáo tài chính
Kế toán cần rà soát và điều chỉnh các bút toán vào cuối năm

>>>> XEM THÊM: ROA là gì? Chỉ số ROA nói lên điều gì và bao nhiêu là tốt nhất

1.5. Bước 5: Đối chiếu số liệu sổ sách

Kiểm tra số liệu là khâu quan trọng nhất trong các bước lập báo cáo tài chính. Nếu số liệu sai, báo cáo tài chính không chính xác, doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức để rà soát, tìm nguyên nhân, điều chỉnh và làm lại. Ở bước này, kế toán cần đối chiếu các số liệu sau:

  • Số liệu kế toán của từng tài khoản, giữa các tài khoản với nhau, giữa tài khoản với chứng từ thực tế phát sinh.
  • Số dư của các tài khoản từ cuối kỳ trước được cộng dồn vào đầu kỳ này.
  • Chứng từ kế toán và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải thống nhất với nhau.
  • Thông tin về số lượng và giá trị của từng loại hàng hóa.
  • Sự đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản.
lập báo cáo tài chính
Đối chiếu số liệu sổ sách để đảm bảo độ chính xác

1.6. Bước 6: Thực hiện bút toán kết chuyển

Sau khi rà soát kiểm tra và bổ sung các bút toán còn thiếu, kế toán viên cần tiến hành kết chuyển lãi/lỗ trong năm.

Đối với doanh nghiệp chưa phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, kế toán cần kết chuyển lãi/lỗ năm ngoái trước khi kết chuyển lãi/lỗ năm nay. Các tài khoản đầu 5, 6, 7, 8, 9 sau khi kết chuyển sẽ không còn số dư.

Đối với doanh nghiệp phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, kế toán cần thực hiện 2 bước kết chuyển:

  • Kết chuyển lần thứ nhất được thực hiện để xác định lãi, lỗ và số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Tại thời điểm này, các bút toán phát sinh trong kỳ đã được hạch toán đầy đủ và chính xác.
  • Kết chuyển lại được thực hiện để ra con số lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi số thuế phải nộp.
lập báo cáo tài chính
Nhân viên kế toán tiến hành kết chuyển lãi/lỗ trong năm

>>>> XEM THÊM: TOP 5 phần mềm quản lý công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp

1.7. Bước 7: Hoàn thiện làm báo cáo tài chính

Công việc cuối cùng trong hướng dẫn làm báo cáo tài chính là tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán.

Căn cứ vào quy định của Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC, kế toán có thể lập báo cáo cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, loại hình, mọi thành phần kinh tế.

Đối với kế toán hạch toán trên Excel, việc lập báo cáo tài chính cần thực hiện thủ công, trích từng chỉ tiêu trên mỗi báo cáo từ Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.

Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm kế toán hỗ trợ lập báo cáo tài chính dễ dàng hơn. Sau khi thực hiện xong bước kết chuyển lãi/lỗ cuối cùng, kế toán có thể xem ngay bộ báo cáo tài chính trên phần mềm.

lập báo cáo tài chính
Tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán để hoàn thành báo cáo

>>>> XEM THÊM: TOP 9 phần mềm quản lý doanh thu tiện nhất hiện nay

2. Các quy định liên quan đến lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Tại Việt Nam, quy định liên quan đến lập báo cáo tài chính được thể hiện cụ thể trong Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dưới đây là một số nội dung chính công ty cần lưu ý:

2.1. Các loại báo cáo tài chính cần có trong doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật, báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm 4 loại chính:

  • Bảng cân đối kế toán: Là một bảng biểu tổng hợp, thể hiện giá trị của tất cả các tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng này thể hiện sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cho biết nơi mà ngân sách đầu tư của doanh nghiệp đang được sử dụng.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh: Thể hiện kết quả tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Báo cáo này bao gồm doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động, lợi nhuận trước và sau thuế cùng các chỉ số liên quan khác.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Thể hiện nguồn gốc và cách thức sử dụng tiền của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính. Báo cáo này giúp người đọc hiểu cách doanh nghiệp quản lý tiền mặt, khả năng trả nợ và đầu tư trong tương lai.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính: Cung cấp thông tin chi tiết và bổ sung cho các dữ liệu trong báo cáo, giúp hiểu rõ hơn về tình hình ngân sách của doanh nghiệp. Thuyết minh góp phần đảm bảo tính minh bạch và hiểu rõ hơn về các số liệu trong 3 báo cáo trên.
lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm 4 loại chính

2.2. Báo cáo tài chính cần tuân thủ các quy định nào?

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, quy định lập báo cáo tài chính sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Chế độ kế toán có thể thực hiện theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC.
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ): Chế độ kế toán và lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp này sẽ áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
  • Doanh nghiệp có quy mô lớn: Đối với các doanh nghiệp lớn, việc làm báo cáo tài chính năm sẽ phải tuân theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC.
lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính cần tuân thủ các quy định khác nhau tùy theo từng loại hình doanh nghiệp

2.3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính là bao nhiêu?

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm được quy định cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước:

  • Thời hạn nộp là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  • Ví dụ, kỳ kế toán năm 2023 của doanh nghiệp ngoài nhà nước là ngày 01/01/2023 đến 31/12/2023 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tức là ngày 30/03/2024.

Đối với doanh nghiệp nhà nước:

  • Báo cáo tài chính quý: hạn cuối là ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc quý.
  • Báo cáo tài chính năm: hạn cuối là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
lập báo cáo tài chính
Thời hạn nộp báo cáo tài chính có sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước

>>>> XEM THÊM: 

  • ROI là gì? Cách ứng dụng và cải thiện ROI trong doanh nghiệp
  • Doanh thu là gì? Điều kiện ghi nhận và các khoản giảm trừ

3. Một số lưu ý khi làm báo cáo tài chính

Để đảm bảo báo cáo tài chính được lập và trình bày đúng chuẩn, kế toán viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

3.1. Lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Kế toán doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau khi lập bảng cân đối kế toán:

  • Tuân thủ nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính chính xác, trung thực, minh bạch của bảng cân đối kế toán.
  • Phân loại tài sản, nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
  • Doanh nghiệp cần căn cứ vào các tài liệu như sổ kế toán tổng hợp, sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối kế toán năm trước để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của thông tin trên bảng cân đối kế toán.
lập báo cáo tài chính
Kế toán doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính

3.2. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 200

Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm).

Nội dung của loại báo cáo này bao gồm:

  • Hoạt động kinh doanh chính: Doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí sản xuất, kinh doanh chung, lợi nhuận gộp.
  • Kết quả từ các hoạt động tài chính: Thu nhập tài chính, chi phí tài chính, lãi/lỗ tài chính.
  • Kết quả từ các hoạt động khác: Thu nhập, chi phí hoặc lãi/lỗ khác.

Theo thông tư 200, khi tiến hành lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần lưu ý 2 điểm cơ bản sau:

  • Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh, doanh nghiệp cần loại trừ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ giao dịch nội bộ.
  • Doanh nghiệp căn cứ vào các tài liệu sau để lập báo cáo kết quả kinh doanh:
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước: Là căn cứ để so sánh và đánh giá kết quả kinh doanh của kỳ hiện tại với kỳ trước.
  • Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9: Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh.
lập báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp

3.3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200

Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm, các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ quy định của chuẩn mực kế toán số 24 và chuẩn mực kế toán số 27. Đối với các chỉ tiêu không có số liệu, doanh nghiệp không cần trình bày số liệu. Trường hợp này được phép đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu nhưng mã số phải được giữ nguyên. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được lập theo 2 phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp phù hợp với tình hình thực tế.

lập báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải tuân thủ chuẩn mực kế toán số 24 và số 27

3.4. Lập thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200

Thuyết minh báo cáo tài chính là khía cạnh không thể thiếu nhằm cung cấp thông tin chi tiết về các số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm những nội dung sau:

  • Cơ sở lập, trình bày báo cáo tài chính là những chính sách kế toán cụ thể được áp dụng đối với các giao dịch và sự kiện quan trọng.
  • Cung cấp thông tin theo quy định của những chuẩn mực kế toán mà không được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
  • Bổ sung thông tin chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.
  • Tự động tổng hợp số liệu giúp doanh nghiệp nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách kịp thời, chính xác
  • Cung cấp đầy đủ báo cáo quản trị, đáp ứng nhu cầu của đa dạng loại hình doanh nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau.
  • Hỗ trợ trình bày báo cáo trên mọi thiết bị, bao gồm điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
  • Tự động cảnh báo khi phát hiện có sai sót.
lập báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin chi tiết về các số liệu đã được trình bày

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản về cách lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp. Việc lập báo cáo chuẩn, khoa học sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình tài chính, kinh doanh, từ đó đưa ra các quyết định hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về quy trình xây dựng báo cáo tài chính hoặc thông tin hữu ích về quản trị doanh nghiệp, đừng quên theo dõi những bài viết khác trên website 1C Việt Nam.

>>>> XEM THÊM:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay