Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Lợi nhuận thuần là gì? Công thức tính và tối ưu lợi nhuận thuần
1C Việt Nam
(22.10.2024)

Lợi nhuận thuần là gì? Công thức tính và tối ưu lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần không chỉ là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh mà còn là chỉ số phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Hiểu rõ lợi nhuận thuần là gì, nắm vững cách tính toán và áp dụng các phương pháp tối ưu hóa lợi nhuận thuần sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được sự phát triển bền vững. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về công thức tính lợi nhuận thuần cũng như như cách tối ưu chỉ số này. 

1. Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần tiếng Anh là "Net profit", là khoản lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng bán và các chi phí (chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) từ tổng doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận thuần cũng được biết đến với các tên gọi khác như lãi thuần hay lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần là khoản lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng bán và các chi phí

>>>> XEM THÊM: Profit margin là gì? Cách tính các loại biện lợi nhuận hiện nay

2. Công thức tính lợi nhuận thuần chính xác

Mỗi doanh nghiệp hoặc nhà quản trị sẽ có những cách tính lợi nhuận thuần khác nhau dựa trên dữ liệu sẵn có. Dưới đây là công thức tính lợi nhuận thuần doanh nghiệp có thể tham khảo: 

Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu trên hoạt động tài chính – Các chi phí tài chính) – (Chi phí quản lý + chi phí bán hàng)

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: Tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã khấu trừ các khoản như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và chiết khấu thương mại.
  • Giá vốn hàng bán: Toàn bộ chi phí để sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp.
  • Doanh thu hoạt động tài chính: Thu nhập từ các hoạt động tài chính như lãi cho vay, lãi cho thuê tài chính, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
  • Chi phí tài chính: Các khoản chi phí phát sinh từ hoạt động tài chính, như lãi vay và chi phí liên quan đến đầu tư tài chính.
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp hoặc nhà quản trị sẽ có những cách tính toán lợi nhuận thuần khác nhau dựa trên dữ liệu sẵn có

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng công thức tính lợi nhuận thuần dạng rút gọn dưới đây: 

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  = Lợi nhuận gộp  –  Lợi nhuận tài chính + (Chi phí quản lý + chi phí bán hàng)

Trong đó:

Lợi nhuận gộp  =  Doanh thu thuần –  Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận tài chính  = Doanh thu tài chính –  Chi phí tài chính

>>>> THAM KHẢO NGAY: 

3. Ý nghĩa lợi nhuận thuần đối với doanh nghiệp 

Lợi nhuận thuần là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính, cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tính toán lợi nhuận thuần có thể mang lại nhiều lợi ích như sau:

  • Theo dõi tình hình kinh doanh: Đối chiếu kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận thực tế giúp nắm bắt tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án quản trị phù hợp dựa trên chỉ số lợi nhuận này.
  • Phân tích báo cáo tài chính: Lợi nhuận thuần giúp chủ doanh nghiệp và cổ đông dễ dàng phân tích báo cáo tài chính, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.
  • So sánh tình hình kinh doanh: Trong cùng ngành hàng, lợi nhuận thuần là chỉ số quan trọng để nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao và ổn định thường thu hút nhiều nhà đầu tư.
lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần giúp chủ doanh nghiệp và cổ đông dễ dàng phân tích báo cáo tài chính

>>>> ĐỌC THÊM: Chi phí cơ hội là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách tính chi phí cơ hội

4. Cách tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả

Tối ưu hóa lợi nhuận thuần là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh trong thị trường. Dưới đây là một số chiến lược và kỹ thuật hiệu quả để nâng cao lợi nhuận thuần do 1C Việt Nam tổng hợp. 

4.1. Kiểm soát chi phí, đảm bảo thu>chi

Để đảm bảo nguyên tắc Thu – Chi > 0 và tối ưu hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cần tuân thủ những nguyên tắc quản lý cụ thể sau:

  • Quản lý nguồn thu, chi phí một cách chặt chẽ, dựa trên ước lượng và dự đoán chính xác. Sử dụng phân tích chi tiết để hiểu rõ nguồn thu và áp dụng biện pháp cắt giảm chi phí một cách hiệu quả.
  • Kiểm soát công nợ đều đặn và nghiêm ngặt, thiết lập chính sách xử lý nợ để tránh rủi ro mất khả năng thanh toán cũng như giảm chi phí lãi vay.
  • Quản lý tồn kho một cách hiệu quả, đảm bảo rằng hàng tồn kho không gây ứ đọng vốn và tối ưu hóa khả năng xoay vòng vốn lưu động.
  • Lập kế hoạch tài chính chi tiết, kiểm soát dòng tiền và phát triển kế hoạch thu nợ, thanh toán nợ một cách hiệu quả.
lợi nhuận thuần
Doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí, đảm bảo thu>chi

4.2 Quản lý dòng tiền hiệu quả

Để đảm bảo phát triển bền vững, nhà quản lý cần chú trọng đến vấn đề quản lý dòng tiền. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị kế hoạch dòng tiền chi tiết, biết chính xác số tiền cần thiết để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Nhà quản trị cần xác định rõ nguồn tiền thu về và đưa ra các quyết định chiến lược về việc đầu tư hoặc trả nợ một cách hiệu quả.

lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng
Để đảm bảo phát triển bền vững, nhà quản lý cần chú trọng đến vấn đề quản lý dòng tiền

4.3 Tối ưu chi phí với nhà cung cấp

Tìm kiếm các cách để đàm phán giá và điều kiện với nhà cung cấp nhằm giảm thiểu chi phí hàng hóa là một yếu tố quan trọng. Cân nhắc khả năng hợp tác chiến lược với nhà cung cấp để cùng nhau tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận, tạo ra một môi trường win-win cho cả hai bên.

4.4 Sử dụng các công cụ quản lý tài chính chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ, các phần mềm quản lý tài chính chuyển nghiệp được ứng dụng phổ biến với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận thuần. Các công cụ quản lý tài chính giúp doanh nghiệp lên kế hoạch chi tiêu một cách chặt chẽ hơn. 

lợi nhuận thuần
Với sự phát triển của công nghệ, các phần mềm quản lý tài chính chuyển nghiệp ngày càng phổ biến

Thực tế, các doanh nghiệp thường ưu tiên các công cụ quản trị tài chính và phần mềm tích hợp quản lý tổng thể như 1C Company Management thay vì chỉ sử dụng phần mềm kế toán đơn thuần và rời rạc. Tính năng quản lý thu chi của Phần mềm 1C Company Management có thể:

  • Quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Phần mềm cho phép thiết lập đa tiền tệ và nhiều quỹ tiền mặt tại cùng một thời điểm. 
  • Kế hoạch thu chi: Doanh nghiệp có thể lập kế hoạch thu chi dự tính để kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng như lên lịch thanh toán dựa trên các chứng từ thu chi và kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
  • Quản lý công nợ: Phần mềm hỗ trợ ghi nhận, kiểm tra và phân tích các khoản công nợ với nhà cung cấp và khách hàng chi tiết. Đồng thời, các thuật toán cũng giúp doanh nghiệp phân định tuổi nợ giúp kiểm soát công nợ mới và cũ.
  • Theo dõi vay nợ và hợp đồng tín dụng: Với 1C Company Management doanh nghiệp có thể theo dõi chi tiết các khoản vay, nợ và tự động tính toán số tiền gốc và lãi cần thanh toán theo từng kỳ.
  • Tính toán số tiền nợ gốc và lãi theo nhiều phương pháp khác nhau.
công thức lợi nhuận thuần
Doanh nghiệp có thể ứng dụng các phần mềm quản lý tài chính chuyên nghiệp để tối đa lợi nhuận thuần

>>>> XEM THÊM: Các chỉ số tài chính quan trọng doanh nghiệp cần biết

5. Hướng dẫn phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận u.gộp

Lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp là hai khái niệm khác nhau. Doanh nghiệp có thể phân biệt được các chỉ số này qua thông tin dưới đây. 

Chỉ số tài chính

Lợi nhuận thuần 

Lợi nhuận gộp

Định nghĩa

Lợi nhuận thuần là số tiền mà một doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản chi khác từ tổng doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định.

Khoản tiền thu được từ doanh thu sau khi khấu trừ các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm chi phí sản xuất, vận chuyển và bán hàng.

Mức độ tổng thể

Phân tích toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một đợt hoặc giai đoạn kinh doanh nhất định.

Tính toán lợi nhuận liên quan đến từng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Mức độ chi phí

Tính toán dựa trên toàn bộ các chi phí của doanh nghiệp.

Chỉ tính toán chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể

Tầm quan trọng

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong toàn bộ giai đoạn kinh doanh.

Chỉ số cần thiết để đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh từng sản phẩm và dịch vụ trong doanh nghiệp. 

Hiểu rõ lợi nhuận thuần là gì và cách tính toán giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính thực tế, từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu nhằm gia tăng lợi nhuận. Việc tối ưu lợi nhuận thuần đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích kỹ lưỡng chi phí, quản lý hiệu quả các nguồn lực và không ngừng cải tiến quy trình kinh doanh. Mong rằng qua bài viết trên 1C Việt Nam đã giúp quý doanh nghiệp có thêm những kiến thức bổ ích để áp dụng vào thực tế.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay