Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Lương khoán là gì? Cách tính lương khoán chính xác
1C Việt Nam
(03.09.2024)

Lương khoán là gì? Cách tính lương khoán chính xác

Lương khoán là hình thức trả lương phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng để tăng năng suất lao động. Vậy lương khoán là gì? Cách tính lương khoán chính xác như thế nào? Nguời lao động nhận lương khoán có phải tham gia bảo hiểm xã hội không? Tất cả câu trả lời về lương khoán sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo ngay! 

1. Lương khoán là gì?

Lương khoán là hình thức trả lương dựa vào khối lượng và chất lượng công việc, cũng như thời gian phải hoàn thành của người lao động, từ đó tính toán và chi trả tiền lương cho họ để họ tiến hành công việc. Đây được xem là một hình thức trả lương rất công bằng, người lao động sẽ nhận được số tiền tương xứng với mức độ hoàn thành công việc được giao. 

Chưa có một văn bản pháp luật nào về quy chế lương khoán. Tuy nhiên, để hiểu hơn lương khoán là gì, các nhà quản trị có thể tìm hiểu thuật ngữ này qua hai điều luật sau. Theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về hình thức trả lương: theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khoán. Ngoài ra, theo Khoản 1c, điều 54 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP (ban hành ngày 14/12/2020), tiền lương khoán sẽ được trả cho người lao động hưởng lương khoán, đối chiếu với khối lượng, chất lượng công việc cũng như thời gian hoàn thành công việc. 

lương khoán là gì
Lương khoán là hình thức trả lương được áp dụng khá phổ biến

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Lương tháng 13 là gì? Quy định, cách tính lương tháng thứ 13

2. Cách tính lương khoán cho người lao động chính xác 

Lương khoán là một trong các công thức tính lương cơ bản được nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng. Để tính lương khoán, các doanh nghiệp sẽ dựa vào khối lượng công việc và chất lượng hoàn thành công việc của người lao động. 

Lương khoán sẽ được tính bằng công thức như sau:

Lương khoán = Mức lương khoán thỏa thuận x Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Ví dụ trả lương khoán: Chị A được thuê làm chuỗi vòng thủ công với yêu cầu trong 1 tháng phải hoàn thành 1000 chuỗi để  nhận được mức lương là 3.000.000 đồng. Tuy nhiên, trong thời hạn  trao đổi, chị A chỉ làm được 900 chuỗi, tức là đạt được 90% sản lượng được giao như thỏa thuận. 

Vậy nên lương khoán chị A nhận được là: 3.000.000x90%= 2.700.000 đồng. 

lương khoán là gì
Doanh nghiệp sẽ dựa vào mức lương thỏa thuận và tỷ lệ hoàn thành công việc để tính lương khoán cho người lao động

>>>> THAM KHẢO NGAY: Xây dựng bản mô tả công việc: Quy trình và lưu ý khi thực hiện

3. Các hình thức trả lương khoán

Hình thức trả lương khoán là giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc trả lương, đồng thời thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả, tăng năng suất. Có hai hình thức trả lương khoán chính: Trả theo giờ và trả theo sản lượng. 

3.1 Trả lương khoán theo giờ làm việc

Công thức tính lương theo giờ làm việc thường sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động của từng cá nhân hoặc theo quy định của doanh nghiệp. Qua đó, hợp đồng lao động theo giờ làm việc sẽ bao gồm các hình thức sau: 

  • Trả lương theo tuần: Là khoản lương được doanh nghiệp thanh toán cho 1 tuần làm việc. Nếu hợp đồng quy định khoản lương từng tháng thì người lao động có thể tính lương khoán theo tuần bằng công thức: 

Lương tuần= (Lương tháng x12)/ 52

  • Trả lương theo ngày làm việc: Người lao động sẽ được nhận một khoản tiền lương sau 1 ngày làm việc. Hình thức này được tính bằng công thức:

Lương theo ngày = Lương tháng / số công làm việc ( trong 1 tháng). 

  • Trả lương theo giờ: Số tiền lương tính theo giờ làm việc sẽ có một mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Tại Hà Nội và TP.HCM, mức lương tối thiểu theo giờ được đưa ra là 22.500/giờ. 
lương khoán là gì
Doanh nghiệp phải có hình thức trả lương theo giờ làm việc đúng với quy định của pháp luật

>>>> XEM NGAY: 

3.2 Trả lương khoán theo sản phẩm

Đây là hình thức trả tiền lương phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm mà người lao động làm ra và đáp ứng tiêu chuẩn doanh nghiệp yêu cầu. 

Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách thức trả lương khác nhau, có thể là trả qua tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động. Trong đó, người sử dụng lao động phải trả các phí liên quan đến việc mở tài khoản cá nhân và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động. 

lương khoán là gì
Người lao động có thể lựa chọn hình thức nhận lương qua tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

4. Một số câu hỏi về lương khoán mà người lao động hay gặp phải

Bên cạnh việc phân tích lương khoán là gì, 1C Việt Nam cũng bổ sung thêm một số câu hỏi liên quan đến lương khoán mà nhiều doanh nghiệp cũng như người lao động vẫn còn thắc mắc.

4.1 Nhận lương khoán có cần đóng bảo hiểm xã hội không?

Lương khoán có phải đóng bảo hiểm không? Theo quy định, người lao động được người sử dụng lao động thuê làm khoán một lượng công việc theo hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định thì khoản lương khoán mà người lao động nhận được vẫn được tính đóng BHXH. 

Tuy nhiên, trường hợp người làm khoán không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH được người sử dụng lao động thuê để làm khoán công việc theo hợp đồng dân sự, thì khoản tiền lương khoán đó chính là tiền thù lao được trả theo đầu việc được giao, vậy nên sẽ không tính đóng BHXH. 

lương khoán là gì
Tuỳ thuộc vào hình thức khoán của 2 bên để quyết định có bắt buộc phải đóng BHXH hay không

>>>> XEM THÊM: Hệ thống thông tin nhân sự HRIS là gì? Chức năng và lưu ý triển khai

4.2 Nhận lương khoán có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Câu trả lời là có. Việc đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ được chia thành hai trường hợp như sau: 

  • Trường hợp 1: Cá nhân/doanh nghiệp ký hợp đồng với cá nhân không có giấy phép kinh doanh. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải khấu trừ thuế với 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho người lao động theo quy định.  
  • Trường hợp 2: Nếu không phải là doanh nghiệp, hộ doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh hàng hóa nên không phải chịu thuế GTGT hoặc bắt buộc kê khai thuế GTGT, thì nhà nước sẽ không cấp hóa đơn với trường hợp này. 
lương khoán là gì
Người lao động cần phải đóng thuế TNCN khi nhận lương khoán

Như vậy, 1C Việt Nam đã chia sẻ đến Quý doanh nghiệp khái niệm lương khoán là gì, cách tính lương khoán và những quy định quan trọng về lương khoán. Để giúp quá trình quản trị lương thưởng của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả, 1C Việt Nam cung cấp phần mềm 1C:Company Management. Đây là một phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện với nhiều tính năng vượt trội, trong đó có hỗ trợ tính lương đa dạng và linh hoạt. Phần mềm sẽ cho phép nhà quản trị khai báo nhiều dạng mức lương và cách tính lương khác nhau; tự động tính toán các khoản lương hành chính, bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân; theo dõi công khoán để tính lương chính xác;...Liên hệ ngay 1C Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về phần mềm này nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay