Manager là gì? Manager là người trực tiếp lãnh đạo và điều hướng nhân viên đi đúng hướng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của tổ chức. Hãy cùng 1C Việt Nam phân tích rõ về khái niệm Manager là gì và cách thức để trở thành một Manager chuyên nghiệp nhé!
>>>> TÌM HIỂU NGAY: 1C:ERP - Giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện
Manager là người đảm nhận vai trò lãnh đạo và đứng đầu của một nhóm nhân viên hoặc một bộ phận cụ thể trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của Manager là lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Dựa vào từng quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, Manager sẽ có từng công việc khác nhau. Đồng thời khối lượng công việc của Manager còn tùy thuộc vào sự phân công của ban lãnh đạo và sẽ trực tiếp báo cáo công việc với cấp trên.
>>>> XEM THÊM: BOD là gì? Vai trò của BOD trong việc quản trị doanh nghiệp
Manager đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành và giám sát tình hình hoạt động của các cá nhân, bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò cụ thể mà một Manager mang lại:
Manager chịu trách nhiệm lãnh đạo và dẫn dắt nhóm của mình thực hiện công việc một cách hiệu quả. Vì vậy, Manager cần phải tạo động lực, thúc đẩy cảm hứng và tạo ra môi trường làm việc tích cực cho các thành viên trong bộ phận của mình.
Ngược lại, nếu nhà quản lý không thực hiện tốt vai trò dẫn dắt đội nhóm, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc chạm đến được mục tiêu kinh doanh của mình.
Nhà quản lý còn đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên đạt được hiệu quả trong công việc. Đồng thời đào tạo các kỹ năng, kiến thức cần thiết để nhân viên kịp thời thích ứng với các thay đổi trong doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh khốc liệt.
Bên cạnh đó, việc đầu tư đào tạo nhân viên cũng góp phần giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài, nâng cao hiệu suất làm việc và tăng tính cạnh tranh.
Manager cần xác định được mục tiêu chung của doanh nghiệp, từ đó thu thập thông tin, phân tích, đánh giá các lựa chọn và đề ra quyết định chính xác, phù hợp với trường hợp của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, nhà quản lý cũng cần tạo sự kết nối với nhân viên cũng như các thành viên khác trong doanh nghiệp để hỗ trợ họ đưa ra các quyết định sáng suốt nhất.
Manager còn là người trực tiếp giải quyết các xung đột nội bộ của các nhân viên, hoặc những mâu thuẫn giữa các phòng ban, đối tác. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định trong doanh nghiệp, cải thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan và tăng cường hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
Các Manager còn có vai trò đánh giá hiệu suất của nhân viên trong bộ phận của mình dựa trên các tiêu chí công bằng và sự đồng thuận của nhân viên. Từ đó giúp họ xác định được từng ưu và nhược điểm của từng nhân viên nhằm đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công việc.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: CCO là gì? Các tiêu chí trở thành Giám đốc kinh doanh CCO
Ngoài việc hiểu rõ về Manager là gì, nhà quản lý còn phải chú ý đến các tiêu chí quan trọng dưới đây để trở thành một Manager chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy sự tích cực trong nội bộ tổ chức.
Đây là kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng phải có được. Để trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, nhà quản lý cần trau dồi những phẩm chất sau đây:
Trong công việc, nhà quản lý cần thường xuyên trao đổi với nhân viên trong nhóm hoặc các thành viên khác trong doanh nghiệp. Vậy nên, kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa giúp họ thành công trong công việc.
Khả năng giao tiếp có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm: Giao tiếp bằng văn bản và lắng nghe tích cực (giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể, mỉm cười).
Một nhà quản lý giỏi cần biết cách xây dựng mối quan hệ với nhân viên của mình. Thông qua việc giao tiếp thường xuyên, nhà quản lý sẽ tạo nên một mối quan hệ bền chặt với cấp dưới và giúp tăng cường sự tin tưởng, nâng cao tinh thần đoàn kết của nhân viên.
Kỹ năng đưa ra các quyết định khó khăn trong đội, nhóm là rất cần thiết đối với một Manager. Các nhà quản lý đưa ra quyết định của riêng mình để giúp họ xử lý các vấn đề khác nhau tại nơi làm việc, đồng thời sẵn sàng yêu cầu những nhân viên khác đưa ra các phản hồi cho những quyết định của mình.
Kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng là cầu nối liên kết giữa nhà quản lý với người dùng, điều này giúp cho dịch vụ khách hàng trở nên hữu ích, bao gồm sự đồng cảm, kiên nhẫn và tính thuyết phục.
Kỹ năng quan sát giúp Manager nhanh chóng nhận ra sai sót và đưa ra các giải pháp phù hợp, hiểu rõ hơn về hoạt động của nhân viên và năng lực làm việc của họ. Bên cạnh đó, kỹ năng này còn giúp nhà quản lý phát hiện ra các cơ hội để triển khai các kế hoạch phù hợp, gia tăng sự tín nhiệm từ cấp trên.
Khả năng chịu được áp lực là yếu tố không thể thiếu để trở thành một Manager chuyên nghiệp. Khả năng này giúp người quản lý giữ được bình tĩnh và tập trung để đưa ra những quyết định phù hợp trong những tình huống khẩn cấp.
Đặc biệt, Manager cũng phải biết cách quản lý áp lực nhằm tránh ảnh hưởng đến tâm lý hay sức khỏe của bản thân. Đồng thời tạo động lực để nhân viên đối diện được với các khó khăn, thử thách phía trước.
Là một nhà quản lý, Manager cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để đối mặt với những khó khăn trong công việc. Kỹ năng này đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt trong việc tìm hiểu nguyên nhân, dự đoán và phân tích tình hình hiện tại để đưa ra giải pháp phù hợp.
>>>> XEM NGAY: CFO là gì? Vai trò và lộ trình để trở thành 1 CFO thành công
Manager và Leader là hai khái niệm gần như có sự tương đồng và bổ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi khái niệm sẽ có tính đặc thù riêng biệt. Cụ thể:
Nhìn chung, doanh nghiệp cần phối hợp và áp dụng Manager và Leader để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Hệ thống 1C:ERP là một giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện, giúp các manager tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Phần mềm cung cấp các tính năng quản lý tài chính như kế toán tài chính và quản trị, tự động hóa quy trình kế toán, và cung cấp báo cáo chi tiết hỗ trợ việc ra quyết định của nhà quản lý.
Về quản lý sản xuất, phần mềm cung cấp các công cụ lập kế hoạch và kiểm soát quy trình, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất. Đặc biệt, 1C:ERP có tính năng quản lý bán hàng và quản lý khách hàng, giúp cải thiện hiệu quả bán hàng và duy trì mối quan hệ khách hàng. Với những tính năng như thế, 1C:ERP chính là công cụ đắc lực cho mọi manager trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp.
Như vậy, 1C Việt Nam đã cùng Quý doanh nghiệp tìm hiểu về khái niệm Manager là gì, tầm quan trọng của Manager và các cách để trở thành một Manager chuyên nghiệp. Để trở thành một nhà quản lý giỏi, đừng quên ứng dụng các giải pháp quản trị thông minh như 1C:ERP. Liên hệ ngay 1C Việt Nam qua số hotline (+84)247 108 8887 để được trải nghiệm giải pháp tối ưu này.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: