Onboarding được sử dụng phổ biến tại môi trường làm việc, đặc biệt trong quá trình chào đón nhân sự mới. Trong bài viết này, 1C Việt Nam sẽ đào sâu vào khái niệm onboarding là gì cũng như giải thích tầm quan trọng của onboarding đối với doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự.
>>>> XEM THÊM: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất
Onboarding là quá trình giới thiệu nhân viên mới, giúp họ hòa nhập với vị trí và công việc mới trên cả hai phương diện: kiến thức, kỹ năng chuyên môn và văn hóa doanh nghiệp.
Onboarding không chỉ giới hạn ở việc đào tạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ mà còn liên quan đến việc giúp nhân viên mới hiểu về giá trị, sứ mệnh, tầm nhìn và văn hóa công ty. Một quy trình onboarding hiệu quả sẽ giúp nhân viên mới nhanh chóng trở thành một phần của đội ngũ, tăng cường sự tham gia và cam kết với công ty; giảm thiểu tỷ lệ rời bỏ và tăng năng suất làm việc.
>>>> XEM THÊM: Mentorship là gì? Lợi ích và quá trình xây dựng quá trình Mentorship
Bây giờ chúng ta đã hiểu onboarding là gì, vậy khi thực hiện onboarding trong doanh nghiệp có thể mang lại những lợi ích gì? Một số lợi của quá trình này bao gồm:
Quy trình onboarding giúp nhân viên mới nắm bắt được văn hóa doanh nghiệp, quy trình làm việc cũng như những mục tiêu chung mà tổ chức hướng đến. Nếu được thực hiện tốt, quy trình onboarding sẽ giúp giảm thời gian hòa nhập cho nhân sự, để họ nhanh chóng thích nghi và làm việc hiệu quả.
Quy trình onboarding giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng và là một phần quan trọng của tổ chức. Điều này giúp tăng cường cam kết và lòng trung thành của họ đối với công ty.
Nhân viên mới thường có tỷ lệ rời bỏ cao nếu họ cảm thấy bị lạc lõng hoặc không được hỗ trợ. Quy trình onboarding nhân viên mới giúp giảm thiểu cảm giác này và gia tăng sự gắn bó với doanh nghiệp.
Khi có onboarding, nhân viên mới sẽ có kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm việc hiệu quả hơn, từ đó giúp họ đạt được mức năng suất mong muốn nhanh hơn.
Onboarding giúp truyền đạt giá trị, sứ mệnh, văn hóa công ty đến nhân viên mới, từ đó họ hiểu và tiếp nhận văn hóa doanh nghiệp một cách sâu sắc.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Xây dựng bản mô tả công việc chi tiết với 5 bước đơn giản
Quy trình onboarding chuẩn dành cho nhân viên mới là một tập hợp các hoạt động được thiết kế để giúp nhân viên mới hòa nhập nhanh chóng, hiệu quả trong môi trường làm việc mới. Vậy Quy trình onboarding là gì, gồm những giai đoạn nào? Dưới đây là câu trả lời của 1C Việt Nam:
Pre-Onboarding là giai đoạn quan trọng trong xây dựng một quy trình onboarding với mục tiêu giữ chân ứng viên và tạo trải nghiệm tích cực trước khi họ chính thức gia nhập tổ chức.
Một số hoạt động Pre-Onboarding thường được thực hiện bao gồm:
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Payroll là gì? Hướng dẫn xây dựng bảng lương hiệu quả cho doanh nghiệp
Giai đoạn chào đón nhân sự mới đề cập tới việc giới thiệu và hướng dẫn nhân viên mới. Để đảm bảo nhân viên mới hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp và cách thức làm việc, các doanh nghiệp lớn thường áp dụng quy trình chào đón bao gồm các nhiệm vụ được phân chia cho các bộ phận khác nhau như:
Lưu ý: Quy trình onboarding nhân viên mới nên được thực hiện trong vài ngày hoặc một tuần để tránh quá tải thông tin cho nhân viên mới.
Giai đoạn đào tạo giúp nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ và nắm bắt kiến thức cần thiết để hoàn thành công việc, đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng giai đoạn này để đánh giá kỹ năng của nhân viên mới, phát triển kế hoạch đào tạo phù hợp với từng vai trò cụ thể và bộ kỹ năng của họ.
Trong quy trình onboarding, một số nội dung đào tạo thông thường bao gồm:
Lưu ý:
Giai đoạn cuối cùng của quy trình onboarding nhân viên mới là hỗ trợ nhân viên trong việc chuyển từ vai trò nhân viên mới sang nhân viên chính thức. Trong giai đoạn này, người quản lý nên có những hỗ trợ kịp thời bao gồm:
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
Quy trình onboarding đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhân viên mới hòa nhập và thực hiện tốt các nhiệm vụ trong môi trường làm việc. Thành công của quy trình onboarding nhân viên mới phụ thuộc vào việc doanh nghiệp nắm vững những lưu ý quan trọng sau:
Sau khi hiểu rõ về khái niệm "onboarding", chúng ta sẽ thấy rằng đó là một quá trình dài, không thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Khi đó, doanh nghiệp có thể áp dụng một số gợi ý sau để giúp hoạt động onboarding được tối ưu và đạt hiệu quả:
Thay vì chỉ đơn thuần giới thiệu nhân viên mới trước mặt mọi người, doanh nghiệp có thể sử dụng những phương pháp đa dạng hơn như chuẩn bị đồ ăn, đồ uống, quà tặng hay ăn trưa cùng nhau,... Điều này tạo sự tương tác giữa nhân viên mới và đồng nghiệp, từ đó tăng cường sự đoàn kết trong doanh nghiệp.
Một trong những bí quyết để quy trình onboarding đạt hiệu quả là đào tạo nhân viên mới một cách bài bản. Dưới đây là một số phương pháp mang tính định hướng mà doanh nghiệp có thể tham khảo để áp dụng trong quy trình onboarding:
Bằng cách áp dụng các phương pháp trên, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng quá trình đào tạo trong onboarding sẽ đạt hiệu suất tối ưu, giúp nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập và đạt được hiệu suất công việc cao.
Để đạt hiệu quả của onboarding, doanh nghiệp cần hiểu và đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của nhân viên mới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo cá nhân hóa, tận dụng và phát huy thế mạnh riêng biệt của từng nhân viên. Bằng cách này, năng suất công việc sẽ được cải thiện đáng kể.
Như vậy việc hiểu được onboarding là gì cũng như lợi ích và quy trình onboarding có thể giúp doanh nghiệp đưa ra phương án áp dụng phù hợp cho tổ chức của mình. Đừng quên theo dõi các bài viết trên website 1C Việt Nam để tìm hiểu các nội dung hữu ích về quản lý doanh nghiệp.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: