Operation là gì? Đây là một bộ phận có nhiệm vụ quan trọng trong việc lập kế hoạch và thực hiện quản lý hoạt động, đảm bảo doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh. Để tìm hiểu kỹ về Operation là gì và nhiệm vụ quan trọng của vị trí này, 1C Việt Nam mời quý doanh nghiệp cùng xem bài viết dưới đây!
>>>> XEM THÊM:
Operation là một bộ phận có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chiến lược và định hướng các hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Vị trí này đảm bảo rằng các quy trình và hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả, tin cậy và đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ, nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ thì việc tổ chức các hoạt động chặt chẽ là điều thiết yếu. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực và giai đoạn kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Trong bộ phận Operation, có 5 vị trí phổ biến là: Operation Executive, Product Operation Executive, E-commerce Operations Executive, Operation Manager, Operation Support. Các vị trí này sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nhau tùy vào hoạt động và đặc điểm của doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin chi tiết về các vị trí công việc trong bộ phận mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
Operation Executive (Nhân viên vận hành) có vai trò quan trọng trong bộ phận Operation, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp trong khuôn khổ nội dung được giao. Một số nhiệm vụ chi tiết mà Operation Executive có thể đảm nhiệm như sau:
Đây là vị trí trong lĩnh vực quản lý hàng hóa/ dịch vụ, thường chú trọng vào công tác quản lý và điều hành các hoạt động về hàng hóa/dịch vụ trong doanh nghiệp. Một số nhiệm vụ của Product Operation Executive có thể kể đến là:
>>>> ĐỌC THÊM: 6 bước xây dựng quy trình phối hợp giữa các phòng ban hiệu quả
E-commerce Operations Executive đảm nhiệm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại điện tử. Thông thường, công việc chính của vị trí này sẽ liên quan đến các hoạt động mua bán trực tuyến của doanh nghiệp. Nhiệm vụ cụ thể của E-commerce Operations Executive sẽ bao gồm:
Operation Manager (Bộ phận quản lý hoạt động) có vai trò tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp theo từng ngày. Nội dung cụ thể của công việc này sẽ bao gồm:
Operation Support thường là vị trí hỗ trợ trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ cung cấp hỗ trợ và cách thức giải quyết những vấn đề hàng ngày liên quan đến các hoạt động vận hành. Cụ thể như sau:
Operation đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công và phát triển của mọi tổ chức. Họ có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, triển khai các hoạt động tiếp thị và đào tạo đội ngũ nhân sự…Dưới đây là những nội dung cụ thể của từng nhiệm vụ chính:
Bộ phận Operation có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cũng như các kế hoạch hàng năm cho doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo những kế hoạch đó được triển khai phù hợp với mục tiêu kinh doanh theo từng giai đoạn khác nhau.
Sau khi đã lập kế hoạch và được phê duyệt, Operation sẽ trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và giám sát công việc theo kế hoạch đã được đề ra. Ngoài ra, Operation cũng phải đưa ra tiêu chí đánh giá và tiến hành đánh giá kết quả hoạt động.
Bộ phận Operation cần triển khai các kế hoạch mở rộng thị trường hoặc các hoạt động tiếp thị để giới thiệu sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy doanh số và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, việc thu thập các phản hồi từ khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cũng góp phần cải tiến lại hoạt động sản xuất/dịch vụ, đây được xem là hoạt động cần thiết trong chuỗi các hoạt động tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp.
Operation hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, xây dựng bộ máy bền vững và ngày càng lớn mạnh. Để thực hiện được nhiệm vụ này, bộ phận Operation cần xây dựng các kế hoạch đào tạo, xác định kỹ năng và kiến thức mà đội ngũ nhân sự cần phát triển để đáp ứng được nhu cầu của công việc. Tuy nhiên, vị trí này dựa vào tình hình hoạt động và chỉ thị từ cấp trên để thực hiện nhiệm vụ, vì vậy Operation phải có sự linh hoạt và thích ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp, đảm bảo quá trình hoạt động được diễn ra suôn sẻ.
Yêu cầu đối với bộ phận Operation sẽ phải phụ thuộc vào lĩnh vực cũng như cách triển khai hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung các yêu cầu bắt buộc của một Operation thường là:
Có thể thấy, kiến thức chuyên môn là yếu tố quyết định năng lực của một Operation, giúp hoàn thành công việc nhanh chóng và ít gặp sai sót. Vì vậy, ứng viên cần học hỏi và có sẵn kiến thức chuyên môn đầu vào để được làm việc trong bộ phận Operation của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có phương hướng tuyển dụng Operation với từng mức kinh nghiệm khác nhau. Đối với vị trí quản lý bộ phận Operation, HR thường yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm làm việc tại vị trí tương đương. Với vị trí nhân viên, HR có thể chỉ yêu cầu sự hiểu biết và kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên.
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình là hai yếu tố bắt buộc cần có đối với một Operation, vì họ sẽ phải đi khảo sát thị trường, tìm hiểu thị hiếu và phải thuyết trình trước ban lãnh đạo để thuyết phục cấp trên tin tưởng kế hoạch kinh doanh đề ra của mình.
Trong doanh nghiệp, bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần làm việc nhóm. Vì vậy, ứng viên có được kỹ năng làm việc nhóm chính là một trong những cơ hội để trở thành Operation và đem lại hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian.
Việc lập kế hoạch là một trong những công việc gắn liền với Operation, đây được xem là điều kiện cần và đủ để họ luôn hoàn thành công việc một cách khoa học và đảm bảo không bỏ sót bất cứ công việc nào.
Đi kèm với khối lượng công việc lớn thì Operation cũng cần phải chịu nhiều áp lực. Có thể đến từ thời gian, công việc, lãnh đạo… khiến họ không có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, khả năng làm việc dưới áp lực lớn chính là một trong những khả năng quan trọng của những người làm việc trong bộ phận Operation.
Operation là vị trí đóng vai trò quyết định trong việc lập kế hoạch và thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động hiệu quả và nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là 5 vai trò chính mà bộ phận Operation mang lại:
Nhiệm vụ của Operation trong lĩnh vực bán lẻ chính là quản lý số lượng hàng tồn một cách tối ưu, giúp lưu giữ sản phẩm mà khách hàng muốn với mức giá phù hợp. Bằng cách xem lại số lượng hàng bán ra trước đó, mặt hàng nào bán chạy và mặt hàng nào còn tụt lại phía sau. Từ đó thương lượng giá hoặc các điều khoản mua hàng tốt hơn từ đơn vị cung cấp để tăng lợi nhuận.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bộ phận Operation phải đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo nhằm đổi mới sản phẩm, cũng như xem xét cách nhập hàng, lưu trữ và cách thức sản xuất hiệu quả. Đồng thời, bộ phận Operation cần trả lời cho những vấn đề như sau:
Trong lĩnh vực dịch vụ, các doanh nghiệp sẽ phân loại bộ phận Operation thành hai nhóm chính: Nhóm đầu tiên phụ trách về khách hàng, nhóm còn lại sẽ phụ trách các vấn đề liên quan đến kinh doanh. Song song, Operation cần trả lời các vấn đề đặt ra như:
So với lĩnh vực bán lẻ, lĩnh vực nhà hàng thường gặp nhiều vấn đề về hàng tồn kho hơn vì các thực phẩm là loại hàng hóa dễ hư hỏng và khó bảo quản. Đặc biệt, các hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng không chỉ trọng đến sản phẩm mà còn tập trung đến quá trình thu mua và chuẩn bị thực phẩm, đồ uống cũng như trải nghiệm khách hàng tốt.
Do đó, bộ phận Operation cần biết cách để hợp lý hóa các hoạt động, trong đó có cả việc ký kết hợp đồng với nhà cung cấp, từ đó đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm và biết cách đào tạo, hướng dẫn cho đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Quy trình kinh doanh là gì? Các bước thiết kế bản đồ quy trình
Operation và Back office là hai vị trí quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Mỗi vị trí sẽ đảm nhận từng trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau. Cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết sự khác nhau giữa 2 vị trí thông qua bảng dưới đây:
Tiêu chí |
Bộ phận Operation |
Bộ phận Back office |
Vị trí |
Tham gia trực tiếp vào hoạt động vận hành cốt lõi của doanh nghiệp |
Hỗ trợ và điều hành các hoạt động hậu trường |
Trách nhiệm |
Quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất/dịch vụ |
Xử lý các nhiệm vụ quản lý và không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. |
Phạm vi hoạt động |
Liên quan trực tiếp đến sản phẩm/ dịch vụ. |
Hỗ trợ cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp. |
Mục tiêu |
Đảm bảo quy trình sản xuất và cung ứng diễn ra hiệu quả. |
Hỗ trợ và đảm bảo các hoạt động đều được diễn ra suôn sẻ. |
Nhìn chung, bộ phận Operation thường đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng và phức tạp trong doanh nghiệp. Vậy nên mức lương của vị trí này thường khá cao. Mức lương của Operation sẽ có sự khác biệt dựa vào lĩnh vực kinh doanh và cấp bậc, vị trí đảm nhận. Đối với vị trí nhân viên vận hành, mức lương sẽ rơi vào khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng, mức lương cao nhất có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng. Với vị trí trưởng phòng vận hành, mức lương trung bình sẽ từ 15- 25 triệu đồng/tháng, cao nhất là từ 30-50 triệu/tháng.
Bên cạnh việc tìm hiểu về Operation là gì, doanh nghiệp và ứng viên cũng cần chú ý đến các thuật ngữ liên quan đến bộ phận Operation để công việc được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Dưới đây là những khái niệm và câu trả lời ngắn gọn:
Giải pháp 1C:ERP ra đời tựa như một giải pháp hữu ích nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng vận hành hoạt động của doanh nghiệp. Giải pháp phù hợp với mọi loại hình kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, qua đó người làm Operation có thể dễ dàng quản lý tình hình kinh doanh, hỗ trợ dây chuyền sản xuất bằng công nghệ…
Ngoài ra, giải pháp 1C:ERP còn cung cấp chuỗi quy trình từ đơn giản đến phức tạp, hỗ trợ đáp ứng cho các doanh nghiệp vừa và lớn, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh, nâng tầm thương hiệu và vượt qua các thử thách về công nghệ trong thời đại chuyển đổi số.
1C:ERP là một giải pháp hoàn hảo, cho phép doanh nghiệp linh hoạt giám sát các quá trình sản xuất và bán thành phẩm. Dưới đây là những điểm mạnh vượt trội mà 1C:ERP mang lại:
Bên cạnh những điểm mạnh kể trên, việc áp dụng giải pháp 1C:ERP còn giúp doanh nghiệp cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ cũng như tối ưu các quy trình vận hành. Dưới đây là những lợi ích mà giải pháp 1C:ERP đem đến:
Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh về Operation là gì, nhiệm vụ và vai trò của Operation mà 1C Việt Nam muốn gửi đến Quý doanh nghiệp. Có thể thấy, Operation là một vị trí quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, công việc sẽ thật sự hiệu quả nếu doanh nghiệp biết cách kết hợp song song với các giải pháp giúp tối ưu quy trình. Để được tư vấn về giải pháp quản trị sản xuất và kinh doanh 1C:ERP hỗ trợ tối ưu Operation, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến Hotline: 0247.108.8887, đội ngũ tư vấn sẽ kịp thời hỗ trợ!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: