Ngày nay, không riêng gì đối với các doanh nghiệp, mà bất kỳ cửa hàng nào cũng cần quản lý kho chặt chẽ và hiệu quả. Một quy trình quản lý kho tốt đảm bảo nguồn hàng luôn đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp tối ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về định nghĩa, lợi ích và quy trình quản lý kho cơ bản dưới đây.
>>> ĐỌC NGAY:
Quản lý kho (Warehouse Management) là các công việc liên quan trực tiếp đến hàng hóa được lưu trữ trong kho bao gồm theo dõi, quản lý, sắp xếp, kiểm soát lượng hàng xuất nhập tồn,... Quản lý kho giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và tăng doanh thu.
>>>> XEM THÊM: Tiêu chuẩn 5S trong quản lý kho: Lợi ích và cách áp dụng
Quản lý kho giúp nhà quản lý đạt được hiệu quả kinh doanh trước biến động của thị trường. Dưới đây là những lợi ích quan trọng đối với doanh nghiệp khi tập chung vào quy trình quản lý kho:
Quản lý kho thường xuyên giúp đảm bảo rằng số lượng hàng tồn kho được duy trì ở mức tối ưu. Việc tồn kho nhiều gây ra dư thừa một số loại mặt hàng ảnh hưởng đến chi phí lưu trữ không cần thiết. Hơn thế nữa, doanh nghiệp thiếu hụt hàng hoá có thể dẫn đến mất cơ hội kinh doanh và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tối ưu lượng hàng tồn là công việc quan trọng nhất trong hoạt động quản lý kho hàng.
Khi quản lý kho hiệu quả, doanh nghiệp có thể giảm thiểu các chi phí liên quan đến lưu trữ hàng tồn kho như chi phí mua đất, nhân công, đóng gói, bảo quản và vận chuyển. Tiết kiệm các chi phí này giúp doanh nghiệp giảm chi phí tăng lợi nhuận hiệu quả.
>>> ĐỌC THÊM: Landed cost là gì? 6 bước tính toán landed cost chính xác
Các mặt hàng trong kho được sắp xếp, quản lý cẩn thận có trật tự, đảm bảo rằng hàng hóa lấy ra dễ dàng và luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, công việc thực hiện đóng gói và vận chuyển qua các kênh phân phối diễn ra trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa kịp thời, chính xác, giảm thời gian chờ đợi và tăng sự hài lòng cho khách hàng.
Một kho hàng được quản lý tốt sẽ giúp nhà quản lý cải thiện hiệu suất làm việc và tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng, sắp xếp, quản lý,.... Đặc biệt, việc xuất nhập hàng trong kho trở nên dễ dàng hơn, vì nhà quản lý có thể xác định vị trí mặt hàng nhanh chóng và vận chuyển, lên đơn trong thời gian ngắn nhất, sử dụng công sức công nhân ít nhất.
Quy trình quản lý kho cẩn thận sẽ phát hiện kịp thời các vấn đề như hàng hóa hỏng hóc, thiếu hụt, hết hạn sử dụng, hoặc các vấn đề khác liên quan đến chất lượng sản phẩm. Khi phát hiện sớm kịp thời, doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề trước khi nó gây hậu quả lớn và kịp thời đưa ra biện pháp phù hợp hạn chế đem đến trải nghiệm không tốt cho khách hàng.
Quản lý kho cung cấp dữ liệu về số lượng hàng tồn kho, tỷ lệ tồn kho cùng với doanh thu doanh nghiệp hàng tháng, các thông tin xu hướng cung cầu và các chỉ số hiệu suất kho hàng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, chính xác. Từ đó xây dựng chiến lượng trung và dài hạn để quản lý kho hiệu quả.
>>>> XEM THÊM: Quản lý kho bằng QR Code là gì? Lợi ích khi sử dụng QR Code
Để hoạt động quản lý kho diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần phải xây dựng quy trình quản lý hàng hóa một cách khoa học và chuyên nghiệp. Dưới đây là các bước thực hiện quản lý hàng trong kho hiệu quả:
Nhập kho là bước đầu tiên và cũng là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý kho hàng. Ở giai đoạn này, nhân viên phụ trách sẽ kiểm kê, đối chiếu hàng hóa và đảm bảo rằng đúng với số lượng trong phiếu xuất hàng của nhà cung cấp. Nếu có mặt hàng lỗi hỏng trong quá trình vận chuyển, người nhận hàng sẽ gửi lại cho nhà cung cấp để tránh những thiệt hại không đáng có.
Hàng hóa sẽ được nhập kho và phân bổ vào vị trí đã định trước. Quy trình sắp xếp các mặt hàng cần đạt hiệu quả cao, chính xác đảm bảo theo đúng nguyên tắc lưu kho. Đặc biệt giai đoạn này cũng giúp tối đa hóa việc phân bổ không gian, dễ dàng theo dõi các sản phẩm và giảm thiểu thời gian di chuyển.
Trong quy trình này, bộ phận kho nhận phiếu yêu cầu xuất kho từ bộ phận có thẩm quyền và kiểm tra hàng tồn kho. Nếu số lượng trong kho không đảm bảo yêu cầu thì cần lên kế hoạch nhập kho. Nếu đảm bảo số lượng, người thủ kho cần nhanh chóng lập phiếu xuất kho.
Đây cũng là bước quan trọng trong quy trình quản lý kho vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp cũng như sự hài lòng của khách hàng. Thủ kho cần phải quan sát các yếu tố cần thiết bao gồm: đóng gói hàng chính xác, vật liệu đóng gói phù hợp (đặc biệt đối với các mặt hàng dễ vỡ),...
Vận chuyển hoặc giao hàng là bước cuối cùng trong khâu quản lý kho. Nhân viên sẽ gửi các đơn hàng và đảm bảo rằng phương thức vận chuyển phù hợp để đưa các mặt hàng đến tay khách hàng. Vận chuyển chỉ được coi là thành công khi hàng được giao đúng sản phẩm, vào đúng thời điểm đã cam kết và chất lượng đảm bảo tốt.
Sau khi hàng đã xuất kho, nhân viên cần lập báo cáo xuất kho để ghi nhận việc xuất kho và cập nhật số lượng tồn kho mới. Đồng thời, nhà quản lý kho cũng cần lập báo cáo thường xuyên theo tuần, tháng, quý để kiểm soát các hoạt động được giao diễn ra suôn sẻ.
>>>> XEM THÊM: Các phương pháp quản lý kho hàng trong Logistics hiệu quả
Dưới đây là 6 cách giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý kho, xây dựng quy trình xuất - nhập kho khoa học hữu ích cho doanh nghiệp:
Để quản lý kho hàng một cách hiệu quả, doanh nghiệp nên tập chung vào giải pháp bố trí kho hàng một cách hợp lý và tối ưu nhất. Nhân viên có thể dễ dàng để đồ ở sai vị trí, mất nhiều thời gian để tìm kiếm cũng như sắp xếp hàng hóa trong quá trình làm việc. Để giảm thiểu các vấn đề phát sinh, quản lý kho có thể áp dụng giải pháp sau:
Để dễ dàng tìm thấy những sản phẩm trên kệ, doanh nghiệp nên sử dụng dán nhãn cho tất cả các mặt hàng đang được lưu trữ trong kho. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng mã vạch để quản lý kho và đem lại kết quả rất tốt. Những công đoạn này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định chính xác vị trí của các sản phẩm trong kho, giúp thủ kho tiết kiệm thời gian lên đơn đặt hàng và đóng gói nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Ví dụ mã vạch sản phẩm sữa Vinamilk hộp 1 lít HSD 22/12/2017 SVH12212 thể hiện đầy đủ các thông tin về nhóm sản phẩm, tên sản phẩm, tích chất sản phẩm, dung tích và ngày sản xuất.
Kiểm tra sản phẩm trước khi xuất - nhập kho là một trong những khâu quan trọng trong việc quản lý sản phẩm trong kho hàng hiệu quả. Quy trình giúp người quản lý đảm bảo rằng các hoạt động diễn ra một cách trơn tru, tránh sai sót và thất thoát.
Để quản lý chặt chẽ khâu này, quản lý kho cần phân công người phụ trách kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa. Người này cần có kỹ năng kiểm tra, đo lường chính xác và kiến thức về sản phẩm.
Kiểm tra kho định kỳ là một hoạt động quan trọng được diễn ra thường xuyên giúp đối chiếu số lượng thực tế trong kho với số liệu trong hệ thống, để kiểm soát và đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Kiểm kê hàng tồn kho mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cụ thể dưới đây:
Hàng tồn kho đến từ các mặt hàng trên những kệ đó không doanh nghiệp được. Những mặt hàng doanh nghiệp chậm này đang chiếm không gian lưu trữ trong kho của bạn. Công ty nên có biện pháp để giảm hàng tồn kho hoặc tìm cách khác để xử lý chúng.
Hiện nay, thích nghi xu hướng chuyển đổi số là vấn đề tất yếu, các doanh nghiệp đang lựa chọn giải pháp sử dụng phần mềm hay hệ thống MRP để quản lý hàng hóa, nguồn lực, vật tư trong kho. Một gợi ý tuyệt vời dành cho doanh nghiệp là 1C:Company Management - phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện với nhiều tính năng hữu ích.
Trong đó, phần mềm nổi bật với tính năng quản lý kho hiệu quả, với các ưu điểm như sau:
Với phần mềm này, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được quá trình quản lý kho hàng, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và tăng năng suất vận hành.
Trên đây, 1C Việt Nam đã chia sẻ thông tin về quản lý kho là gì, cách quản lý kho hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như gợi ý về phần mềm 1C:Company Management hỗ trợ quản lý kho thông minh, tinh gọn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp doanh nghiệp rút ra được những kinh nghiệm để có thể quản lý tối ưu nhất công việc cho của mình.
>>>> XEM THÊM: