Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Six Sigma là gì? Cách áp dụng Six Sigma đơn giản, hiệu quả
1C Việt Nam
(04.03.2024)

Six Sigma là gì? Cách áp dụng Six Sigma đơn giản, hiệu quả

Six Sigma là giải pháp quản trị và nâng cao chất lượng phổ biến hiện . Vậy Six Sigma là gì? Làm thế nào để áp dụng phương pháp Sig Sigma một cách đơn giản và hiệu quả? Cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây của 1C Việt Nam nhé! 

>>>> XEM THÊM: Phần mềm 1C:Company Management - Quản trị doanh nghiệp sản xuất

1. Six Sigma là gì? 

Six Sigma là phương pháp quản lý chất lượng trong quy trình sản xuất, bằng cách dựa trên phân tích thống kê để phát hiện lỗi, từ đó xác định nguyên nhân và áp dụng những biện pháp cải thiện, gia tăng tính chính xác cho quy trình. Phương pháp này được phát vào năm 1980, được sử dụng như một thước đo cho mức độ biến động hay sai lệch của một sản phẩm so với tiêu chuẩn đặt ra ban đầu. 

Các cấp độ Sigma được thể hiện qua bảng dưới đây:

STT

Cấp độ Sigma

Lỗi trong một triệu sản phẩm

Lỗi tính theo phần trăm

1

Một Sigma

690.000

69%

2

Hai Sigma

308.000

30,8%

3

Ba Sigma

66.800

6,68%

4

Bốn Sigma

6.210

0,621%

5

Năm Sigma

230

0,023%

6

Sáu Sigma

3,4

0.0003%

Từ bảng trên cho thấy, theo tiêu chuẩn Six Sigma, chỉ có khoảng 3 - 4 lỗi trên mỗi triệu sản phẩm. Hay nói cách khác, Six Sigma tương đương với 0.0003% tỷ lệ lỗi, tính trên tổng sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình sản xuất. 

2. Lợi ích của Six Sigma trong kinh doanh 

Six Sigma được ứng dụng rộng rãi với nhiều lợi ích mang lại cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Mô hình Six Sigma giúp doanh nghiệp giảm thiểu lỗi trong quy trình sản xuất, tránh lặp lại sai lầm trong tương lai, từ đó giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. 
  • Six Sigma giúp sản phẩm của doanh nghiệp hoàn thiện hơn, rút ngắn thời gian giao - nhận, gia tăng sự hài lòng khách hàng. 
  • Sau khi xây dựng được quy trình đạt chuẩn Six Sigma, doanh nghiệp có thể mở rộng thể mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh. 
  • Giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản trị chất lượng hiệu quả, chuyên nghiệp, khoa học. 
  • Góp phần thay đổi và cải tiến văn hóa doanh nghiệp. 
6 sigma là gì
Lợi ích của hệ phương pháp Six Sigma

>>>> TÌM HIỂU NGAY: 5 bước xây dựng bộ quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả

3. 5 nguyên tắc áp dụng Six Sigma hiệu quả 

Six Sigma là phương pháp tiếp cận toàn diện cho quản lý chất lượng được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Six Sigma mang lại hiệu quả nhờ áp dụng dựa trên một số nguyên tắc chính:

3.1. Khách hàng là trung tâm

Six Sigma thiết lập sự tập trung toàn diện vào yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Quy trình Six Sigma không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng mà còn đảm bảo cải tiến và tối ưu hóa để phát triển mạnh mẽ cũng như thích ứng với những biến đổi của thị trường trong tương lai.

3.2. Cộng tác không có rào cản

Six Sigma khuyến khích sự cộng tác giữa các bộ phận và lớp quản lý trong tổ chức. Điều này bao gồm sự cộng tác theo chiều dọc, chiều ngang và đan xen giữa các bộ phận khác nhau.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Hệ thống quản trị doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp

3.3. Đề cao dữ

liệu/dữ kiện

Quy trình quản lý chất lượng Six Sigma yêu cầu xác định dữ liệu/dữ kiện chính xác, loại bỏ hoàn toàn sự mơ hồ và phán đoán. Việc đo lường và đánh giá phải được thực hiện theo chuẩn 3,4 lỗi trên một triệu khả năng để đảm bảo sự chính xác và đáng tin cậy. Doanh nghiệp cần trả lời 2 câu hỏi sau trước khi đưa ra quyết định:

  • Những dữ liệu/dữ kiện nào thực sự cần thiết?
  • Áp dụng dữ liệu vào Six Sigma như thế nào cho hiệu quả?

3.4. Chủ động trong quản trị

Six Sigma thúc đẩy tư duy chủ động trong quản lý và giải quyết các khiếm khuyết trước khi chúng trở thành vấn đề lớn. Thay vì chờ đợi và đối mặt với sai lầm, doanh nghiệp nên chủ động trong việc quản trị, phát hiện lỗi sớm để tạo ra quy trình hiệu quả.

3.5. Cho phép mắc lỗi nhỏ và hướng tới sự hoàn thiện 

Mục tiêu của Six Sigma không phải là sự hoàn hảo tuyệt đối ngay từ đầu mà là sự hoàn thiện liên tục. Điều này cho phép thực hiện các phương án cải tiến quy trình, thậm chí khi xảy ra thất bại ban đầu. Với điều kiện học từ sai lầm để đảm bảo hậu quả không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổ chức, quy trình vận hành kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn và đạt được mục tiêu cuối cùng.

six sigma là gì
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp Six Sigma

>>>> ĐỌC THÊM: TOP 9 phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả tốt hiện nay

4. Quy trình áp dụng phương pháp Six Sigma cho doanh nghiệp hiệu quả 

Để áp dụng mô hình Six Sigma, doanh nghiệp có thể làm theo các bước dưới đây:

4.1. Define - Xác định 

  • Xác định vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân gốc rễ.
  • Đặt ra mục tiêu cụ thể và đo lường chất lượng.
  • Xác định khách hàng cuối cùng và yêu cầu của họ.
  • Xác định dữ liệu cần thu thập.
  • Xác định rõ ràng, cụ thể phạm vi của dự án.

4.2. Measure - Đo lường 

  • Thu thập dữ liệu theo tiêu chuẩn.
  • Đo lường hiệu suất quy trình và các chỉ số liên quan.
  • Xác định biến số ảnh hưởng.
  • Xác định sự chênh lệch giữa quy trình hiện tại và tiêu chuẩn chất lượng mong muốn.

4.3. Analyze - Phân tích 

  • Phân tích dữ liệu thu thập từ bước đo lường (Measure).
  • Xác định nguyên nhân gốc rễ.
  • Sử dụng các công cụ thống kê và phân tích để tìm nguyên nhân và hiểu về tính chất của dữ liệu.

4.4. Improve - Cải tiến 

  • Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng.
  • Đánh giá tính khả thi khi áp dụng vào quy trình thực tế.
  • Thực hiện các thay đổi và cải thiện quy trình.

4.5. Control - Kiểm soát 

  • Thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn kiểm soát quy trình.
  • Thiết lập các chỉ số đo lường và hệ thống phản hồi.
  • Đánh giá hiệu quả và đảm bảo quy trình hoạt động ổn định trong tương lai.
Quy trình 5 bước áp dụng Six Sigma vào hoạt động doanh nghiệp
Quy trình 5 bước áp dụng Six Sigma vào hoạt động doanh nghiệp

5. Case study: Microsoft áp dụng Six Sigma nhằm gia tăng hài lòng khách hàng 

Microsoft được xem là một trong những ví dụ điển hình về sự thành công khi áp dụng Six Sigma vào quy trình sản xuất. Nhờ vào phương pháp Six Sigma, họ đã loiaj bỏ được các lỗi trong trung tâm dữ liệu cũng như trong hệ thống cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin của mình. 

Trước hết, họ thiết lập tiêu chuẩn cho phần cứng và phần mềm, tạo ra một thước đo cơ bản với mục đích phát hiện lỗi. Sau đó, Microsoft bắt đầu phân tích nguyên nhân gốc rễ, xác định các khu vực đang xuất hiện vấn đề tiềm ẩn. 

Các lỗi và sự cố sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên dựa vào mức độ ảnh hưởng của từng lỗi. Tiếp đến, ban quản trị sẽ phân tích và báo cáo, từ đó có dữ liệu để thiết lập biện pháp khắc phục cho từng lỗi. 

Với phương pháp Six Sigma, Microsoft đã cải thiện được tính khả dụng của máy chủ, đồng thời gia tăng năng suất và tăng sự hài lòng của khách hàng. 

Microsoft là một trong những doanh nghiệp áp dụng thành công Six Sigma
Microsoft là một trong những doanh nghiệp áp dụng thành công Six Sigma  

6. Phân biệt Six Sigma và Lean Six Sigma

Six Sigma và Lean Six Sigma đều là phương pháp quản lý chất lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất trong doanh nghiệp, tuy nhiên, 2 phương pháp này có một số điểm khác biệt, bao gồm:

 

Six Sigma

Lean Six Sigma

Nguồn gốc

Được phát triển vào những năm 1980 bởi Motorola.

Được phát triển vào những năm 1990 bởi Toyota.

Mục tiêu

Rút ngắn độ lệch chuẩn, tập trung vào quy trình sản xuất.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng việc loại bỏ các hoạt động không mang lại hiệu quả.

Công cụ

Sử dụng các công cụ thống kê để đo lường và phân tích chất lượng.

Kết hợp các phương pháp Six Sigma và triết lý sản xuất tinh gọn/doanh nghiệp tinh gọn.

Áp dụng

Được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất.

Được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tính chất

Cải tiến quy trình, giảm thiểu sự thay đổi và sai sót bằng quyết định dựa trên dữ liệu.

Giảm lãng phí tài nguyên vật chất, thời gian, công sức và nhân lực mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Trên đây, 1C Việt Nam đã chia sẻ thông tin chi tiết về Six Sigma là gì, lợi ích và nguyên tắc hoạt động của phương pháp này. Six Sigma giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lãng phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về quản trị sản xuất, đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website của 1C Việt Nam.

>>>> XEM NGAY: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay