Smart Factory là gì? Lợi ích khi sử dụng smart factory trong doanh nghiệp
Smart factory là gì? Mô hình này có những lợi ích, tính năng nổi bật gì và được ứng dụng như thế nào trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết về Smart factory nhé!
Smart factory (nhà máy thông minh) hay còn được biết đến các tên gọi khác là digital factory, connected factory, là một thuật ngữ mô tả môi trường trong đó quy trình sản xuất sản phẩm tại các nhà máy, nhà xưởng được cải thiện thông qua tự động hóa máy móc, thiết bị. Đây là kết quả của việc phối hợp các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như AI (Trí tuệ nhân tạo), Big Data (Dữ liệu lớn) cùng các phần mềm ERP hay MES,...
>>>> XEM THÊM:Just in time là gì? Định nghĩa, lợi ích và điều kiện áp dụng
2. Lợi ích khi sử dụng Smart factory trong doanh nghiệp
Ứng dụng Smart factory trong sản xuất có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp bao gồm:
Cắt giảm chi phí sản xuất: Quy trình được tự động và tối ưu hóa sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm thời gian, nhân công, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, từ đó tránh hao mòn, lãng phí tài sản.
Nâng cao năng suất lao động: Smart factory hoạt động dựa trên các công nghệ hiện đại để hoàn thành các quy trình sản xuất nên giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ, giảm thời gian sản xuất, đòi hỏi ít sự tham gia của con người.
Giám sát từ xa: Theo dõi trạng thái hoạt động của máy móc, thiết bị trở nên dễ dàng hơn nhờ khả năng hiển thị nhanh chóng, chính xác trên các hệ thống giám sát từ xa, giúp kịp thời phát hiện lỗi sai và đưa ra giải pháp kịp thời.
Bảo trì trước: Smart factory cho phép lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc dựa trên dữ liệu lịch sử và thời gian thực. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiên đoán chính xác hơn các vấn đề có thể xảy ra trước khi chúng trở nên quá nghiêm trọng, giúp giảm thời gian ngừng máy và chi phí bảo trì dự phòng.
Tối ưu hóa quy trình: Các công nghệ IoT (Internet of Things - Internet vạn vật) giúp hình thành mạng lưới liên kết liền mạch giữa máy móc, thiết bị, thành phần và con người. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình xử lý dữ liệu, góp phần tăng hiệu quả và năng suất.
Sản xuất an toàn và bền vững: Với quy trình sản xuất truyền thống, con người phải tham gia hầu hết vào các giai đoạn. Khi xây dựng mô hình Smart factory, các hoạt động đều được thực hiện bằng máy móc và con người chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ, giám sát nên vừa giảm thiểu lỗi vừa ngăn ngừa các tai nạn lao động gây thương tích.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Trước đây, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm được thực hiện thủ công bởi chính những công nhân sản xuất nên vừa tốn thời gian vừa kém hiệu quả. Ngày nay, với các nhà máy thông minh, công nghệ IoT và các thiết bị cảm biến được ứng dụng trong theo dõi, kiểm soát quá trình sản xuất nên dễ dàng phát hiện sản phẩm lỗi để đưa ra cảnh báo sớm, kịp thời khắc phục sự cố.
Đạt được lợi thế cạnh tranh: Hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh hơn, thông thái hơn và mới mẻ hơn so với các đối thủ khác. Điều này có thể đạt được nhờ ứng dụng Smart factory vào quy trình sản xuất. Khi đó, sản phẩm được sản xuất ra sẽ kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng với mức chi phí thấp cùng chất lượng đảm bảo. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hình thành một lợi thế cạnh tranh nổi bật.
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng: Sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng thời gian, đúng số lượng cùng chất lượng cao sẽ nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
3. Cấu trúc của một nhà máy thông minh Smart factory
3.1 Tự động hóa thông tin, số liệu
Mô hình Smart factory được ứng dụng và hoạt động dựa trên công nghệ thông tin hiện đại. Trong đó, các thông tin từ đơn giản đến phức tạp nhất đều được hiển thị rõ ràng và chính xác trên các hệ thống mô phỏng trạng thái hay giám sát để theo dõi hoạt động của các đối tượng trong quy trình sản xuất.
3.2 Kết nối (IoT)
Kết nối IoT giúp hình thành mạng lưới giao tiếp giữa các máy móc thông qua hệ thống mạng. Thông tin về đơn đặt hàng, quy trình sản xuất được thu thập liên tục bởi các cảm biến nhằm kịp thời đưa ra quyết định với mục tiêu tăng năng suất, tối ưu hóa thời gian sản xuất cũng như tăng chất lượng trong các khâu.
3.3 Big data
Big data là tệp dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp được cập nhật liên tục từ các đối tượng trong quá trình sản xuất. Dựa trên trung tâm dữ liệu khổng lồ này, các nhà quản lý sẽ phân tích để đưa ra những dự đoán về xu hướng thiết kế hoặc những quyết định liên quan đến sản xuất sản phẩm.
3.4 Trí tuệ nhân tạo AI
AI sẽ là công cụ hỗ trợ cho con người phân tích Big data để hình thành nên thông tin có ý nghĩa nhằm đưa ra các cảnh báo, xu hướng và cung cấp những điều chỉnh mang tính tự động, thích ứng.
Smart factory cho phép nhân viên chủ động dự đoán, xây dựng kế hoạch và hình thành các hành động ứng phó tiềm năng cho các vấn đề phát sinh có thể xảy ra. Tính năng này sẽ dựa trên cả thông tin lịch sử và thời gian thực để cải thiện năng suất, chất lượng và môi trường làm việc an toàn.
4.2 Sự linh hoạt (Agile)
Agile là khả năng thích ứng kịp thời với những thay đổi trong lịch trình sản xuất hoặc yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Smart factory sẽ tự cấu hình các thiết bị, vật liệu sau đó định hình lại quá trình sản xuất và xem tác động của những thay đổi trong thời gian thực.
4.3 Khả năng được kết nối (Connected)
Khi áp dụng Smart factory, quy trình và vật liệu được kết nối để đưa ra các quyết định theo thời gian thực. Những cảm biến sẽ tự động cập nhật thông tin lên các hệ thống về tất cả thành phần cho phép hình thành cái nhìn toàn diện, giúp thúc đẩy toàn bộ mạng lưới từ mua nguyên vật liệu đến phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
4.4 Dữ liệu thu thập minh bạch (Transparent)
Những dữ liệu theo thời gian thực sẽ được phân tích, chuyển đổi và hiển thị một cách trực quan để doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn. Bên cạnh đó, Smart factory còn cung cấp các công cụ như thiết lập báo cáo, cảnh báo tự động giúp dễ dàng theo dõi, giám sát quá trình.
4.5 Khả năng tối ưu hóa (Optimized)
Quy trình làm việc trong Smart factory được tự động hóa toàn bộ, giảm thiểu sự can thiệp thủ công của lực lượng lao động giúp nâng cao độ tin cậy, cải thiện năng suất, chất lượng, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Trên đây, 1C Việt Nam đã chia sẻ chi tiết Smart factory là gì cũng như những lợi ích của mô hình mang lại cho doanh nghiệp. Khi máy móc, thiết bị được tự động hóa, doanh nghiệp sẽ tối ưu được quy trình sản xuất trở nên nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh.