Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, số hóa dữ liệu đã trở thành một xu thế tất yếu đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bài viết này của 1C Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc về định nghĩa, quy trình cũng như điểm khác biệt của số hóa dữ liệu với chuyển đổi số.
Số hóa dữ liệu là quá trình chuyển đổi dữ liệu từ dạng vật lý sang dạng kỹ thuật số, sau đó sẽ được lưu trữ và xử lý trên máy tính. Các dữ liệu này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của từng loại.
Số hóa dữ liệu lưu trữ là một quá trình cần thiết đối với các doanh nghiệp. Khi bắt đầu chuyển đổi từ tài liệu giấy sang bản lưu trữ điện tử,doanh nghiệp cần ưu tiên số hóa các loại tài liệu như: giấy tờ tài chính, các hồ sơ hành chính quan trọng, hợp đồng thỏa thuận, hồ sơ nhân sự và đặc biệt là hóa đơn và biên lai.
Hệ thống số hóa dữ liệu bao gồm ba thành phần chính: thiết bị, phần mềm và dịch vụ. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi, giúp doanh nghiệp và tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh. Cụ thể:
>>>> XEM THÊM: Số hóa tài liệu là gì? Những lưu ý khi triển khai số hóa
Vậy, số hóa dữ liệu trong doanh nghiệp sở hữu những ưu điểm gì? Dưới đây là một số lợi ích nổi bật, phổ biến của quá trình chuyển đổi văn bản này:
Sau khi số hóa, các tài liệu được lưu trữ tập trung trên hệ thống điện tử. Các hệ thống này thường được thiết kế với tính năng truy cập mạnh mẽ, giúp người dùng dễ dàng sắp xếp, tìm kiếm tài liệu theo các tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như từ khóa, chủ đề, ngày tháng, hoặc nhân viên phụ trách.
Các tài liệu giấy có thể bị thất lạc, bị cháy, hoặc bị phá hủy bởi các yếu tố vật lý như nước, lửa, hoặc mối mọt. Tuy nhiên, dữ liệu số hóa được lưu trữ trên các thiết bị điện tử, được bảo quản trong môi trường an toàn, nên ít có khả năng bị mất mát hoặc hư hỏng.
Ngoài ra, số hóa dữ liệu cũng giúp tăng cường tính bảo mật thông tin. Các tài liệu giấy có thể bị đọc trộm bởi những người không có quyền truy cập. Tuy nhiên, các tài liệu kỹ thuật số có thể được bảo vệ bằng những biện pháp bảo mật mạnh mẽ như mật khẩu, mã hóa, và xác thực hai yếu tố. Những biện pháp này giúp ngăn chặn những kẻ tấn công truy cập trái phép vào tài liệu và đánh cắp thông tin.
Quá trình số hóa dữ liệu mang lại khả năng truy cập dữ liệu kỹ thuật số từ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Chỉ với một thiết bị có kết nối Internet, nhân viên có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin trong hàng trăm trang tài liệu và bài báo, mà không cần phải đến kho lưu trữ của doanh nghiệp.
Với dữ liệu số hóa, việc kiểm tra thông tin được thực hiện tự động thông qua các phần mềm chuyên dụng. Các phần mềm này có thể phân tích nội dung tài liệu, phát hiện các lỗi sai, thiếu sót, và cảnh báo cho người dùng. Ngoài ra, số hoá số liệu còn hỗ trợ xuất báo cáo ở định dạng mong muốn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân viên, đồng thời đảm bảo thống nhất về mẫu báo cáo.
Lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, trong đó có việc giảm gánh nặng chi phí. Cụ thể, doanh nghiệp không cần đầu tư vào các thiết bị lưu trữ vật lý như máy in, giấy, máy móc, mực in,... Thay vào đó, doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu trên các nền tảng đám mây hoặc hệ thống lưu trữ nội bộ.
>>>> XEM THÊM: Hệ thống quản lý tài liệu điện tử là gì? Nguyên tắc xây dựng
Số hóa tài liệu là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về quản lý, truy xuất, chia sẻ và bảo mật tài liệu. Quy trình số hóa dữ liệu gồm 5 bước:
Các loại dữ liệu thu thập dựa trên mục đích của doanh nghiệp. Cụ thể, nếu công ty muốn chuẩn hóa dữ liệu nhân viên, thì phòng nhân sự sẽ thu thập các loại hồ sơ cơ bản như thông tin cá nhân, hợp đồng lao động, bảng lương,...
Các công việc cần thực hiện ở bước này bao gồm:
Ở bước này, cần đặt tên file, định dạng và phân nhóm tài liệu một cách khoa học. Đồng thời, tạo danh mục tài liệu số hóa và gắn tài liệu vào danh mục thông qua phần mềm ứng dụng. Đây là bước quan trọng nhất để chuyển đổi tài liệu truyền thống sang tài liệu số hóa.
Tất cả tài liệu sau khi số hóa cần được kiểm tra lại một lần nữa, đảm bảo chất lượng và số lượng. Tiêu chí kiểm tra bao gồm:
Sau khi kiểm tra, tài liệu được nghiệm thu và bàn giao cho người có thẩm quyền. Tài liệu gốc và tài liệu số hóa được lưu trữ hệ thống bảo mật của doanh nghiệp.
Số hóa là quá trình chuyển đổi các thông tin và dữ liệu từ dạng vật lý sang dạng kỹ thuật số. Trong khi đó, chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là số hóa dữ liệu mà còn bao gồm việc ứng dụng các công nghệ số để tối ưu hóa quy trình, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Yếu tố |
||
Khái niệm |
Quá trình biến đổi thông tin từ dạng vật chất sang dạng điện tử. |
Quá trình áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các hoạt động kinh doanh, tổ chức và quy trình. |
Lợi ích |
Tăng cường hiệu suất, khả năng sử dụng và bảo vệ thông tin. |
Tăng cường khả năng thích ứng, thay đổi, cải thiện trải nghiệm của khách hàng, mở rộng thị trường và tạo ra bước tiến mới. |
Mục tiêu |
Tự động hóa các quy trình xử lý dữ liệu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. |
Thay đổi mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra lợi thế cạnh tranh. |
Ví dụ |
Tạo bản sao kỹ thuật số của tài liệu giấy, ví dụ: quét tài liệu giấy sang PDF. |
Sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động hóa các quy trình, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực. |
Tác động |
Tạo ra những tác động đối với việc lưu trữ, xử lý và truy xuất thông tin. |
Gây ra sự thay đổi trong cách thức làm việc, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh. |
Để quá trình số hóa tài liệu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, giải pháp Văn phòng số 1C:Document Management đã được cho ra đời, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. 1C:Document Management được phát triển trên nền tảng công nghệ tân tiến, hỗ trợ lưu trữ tài liệu tập trung, tối ưu hóa quy trình vận hành doanh nghiệp:
Như vậy, số hóa dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, để quá trình số hóa thành công, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực, công nghệ và quy trình. Để được tư vấn cụ thể hơn về phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management hỗ trợ quản lý số hóa dữ liệu, vui lòng liên hệ ngay tới 1C Việt Nam.
>>>> XEM THÊM: