Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có cả quản trị doanh nghiệp. Vậy tháp nhu cầu Maslow là gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về khái niệm, ưu nhược điểm cũng như cách ứng dụng tháp Maslow hiệu quả vào công tác quản trị nhé!
Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình tâm lý học do nhà tâm lý học Abraham Maslow phát triển, nhằm giải thích động lực của con người thông qua các cấp độ nhu cầu. Mô hình này được biểu diễn dưới dạng một kim tự tháp, với các nhu cầu cơ bản ở dưới cùng và các nhu cầu cao hơn ở trên. Maslow cho rằng con người cần thỏa mãn các nhu cầu ở các cấp độ thấp trước khi hướng đến những nhu cầu ở cấp cao hơn.
Tháp Maslow mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, bao gồm:
>>>> XEM THÊM: Xây dựng bản mô tả công việc đáp ứng tháp nhu cầu Maslow của nhân viên
Tháp nhu cầu Maslow thường được biểu thị dưới dạng một chiếc tháp hình tam giác nhọn với 5 bậc thang nhu cầu được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao với ý nghĩa riêng biệt. Học thuyết này cho rằng, 4 nhu cầu đầu tiên được sinh ra từ sự thiếu hụt và chỉ có nhu cầu thứ 5 được sinh ra từ mong muốn của con người. Cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung cụ thể của từng cấp bậc nhu cầu trong tháp Maslow nhé.
Đây là cấp bậc đầu tiên trong tháp nhu cầu Maslow, biểu thị các nhu cầu cơ bản về mặt sinh lý để giúp con người duy trì sự sống và phát triển như: ăn uống, nơi ở, may mặc,…Đây cũng được xem là nhu cầu cơ bản nhưng có tầm quan trọng bậc nhất của mỗi người, bởi chỉ khi nhu cầu này được thỏa mãn thì con người mới có cơ hội mong muốn hay thực hiện 4 bậc nhu cầu còn lại.
Bởi thế, khi ứng dụng học thuyết của tháp nhu cầu Maslow vào trong quản trị doanh nghiệp, người ta cho rằng muốn một nhân viên tập trung sáng tạo và làm việc có hiệu quả thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các nhu cầu về mặt sinh học của anh ta ở các phương diện như: tiền lương đủ chi trả cho các nhu cầu ăn mặc, các khoản đãi ngộ, thưởng,...
Là bậc thứ 2 trong tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu đảm bảo an toàn là quá trình tìm kiếm những điều giúp duy trì nhu cầu được sống và tồn tại ở bậc thang thứ nhất. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng: Khi con người được đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất - sinh lý, họ sẽ tìm cách để duy trì sự sống và bảo vệ các nhu cầu sinh lý đã có được trước đó. Sự chuyển biến từ “ ăn chắc, mặc bền” sang “ăn ngon, mặc đẹp” chính là lý giải chính xác nhất về nội dung của bậc 2 tháp nhu cầu Maslow.
Về cơ bản, nhu cầu đảm bảo an toàn được chia ra làm 3 nội dung sau:
Có thể nói, nhu cầu bậc 1 và 2 trong tháp nhu cầu Maslow có mối tương quan, hỗ trợ lẫn nhau để con người có thể tồn tại và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong quản trị doanh nghiệp, nhu cầu đảm bảo an toàn được thể hiện qua mong muốn được đóng bảo hiểm của người lao động, hay mong muốn được làm việc trong các cơ quan an toàn, trang bị đầy đủ thiết bị làm việc.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
Nhu cầu xã hội trong tháp nhu cầu Maslow được hình thành khi con người có mong muốn được mở rộng mối quan hệ trong xã hội nhằm xóa bỏ cảm giác lo lắng khi ở một mình. Có thể nói, sau khi được thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu về sinh lý và an toàn (các nhu cầu vật chất), từ bậc thứ 3 trở đi của tháp Maslow là các nhu cầu về mặt tinh thần. Các nhu cầu này điển hình là việc xây dựng các mối quan hệ như: gia định, bạn bè, người yêu, vợ chồng, nhóm,...
Một ví dụ dễ hiểu về bậc 3 của tháp nhu cầu của Maslow là: Trong doanh nghiệp, bậc 3 của tháp nhu cầu Maslow được thể hiện ở mong muốn mở rộng các mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè giữa các nhân viên nhằm mục đích hòa nhập và hoàn thành tốt công việc.
Trong tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu được tôn trọng là mong muốn được chấp nhận, được nhận sự coi trọng từ người khác. Ở bậc nhu cầu thứ 4 này, con người sẽ không ngừng nỗ lực và cố gắng làm việc với mong muốn nhận được sự công nhận của người khác.
Trong tháp nhu cầu của Maslow, bậc thứ 4 được chia thành hai nhóm như sau:
Trong quản trị doanh nghiệp, nhu cầu được tôn trọng là một yếu tố giúp các nhà quản lý thúc đẩy và đào tạo nhân sự của mình một cách hiệu quả. Bởi khi con người mong muốn được tôn trọng và đạt được vị trí cao hơn, họ sẽ không ngừng cố gắng làm việc và không ngại học hỏi, thử thách khả năng của chính mình.
Trong 5 cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow, đây là nhu cầu nằm ở bậc cao nhất, chỉ xuất hiện khi được thỏa mãn hết 4 nhu cầu ở phía dưới. Người có nhu cầu thể hiện bản thân sẽ muốn những cố gắng của mình được người khác công nhận hoặc mang lại cống hiến cho xã hội. Khác với các nhu cầu trước đó, nhu cầu thể hiện bản thân được xuất phát từ chính mong muốn của mỗi người.
>>> XEM THÊM:
Dựa trên 5 cấp bậc chính trước đó, vào năm 1970, cha đẻ của tháp nhu cầu Maslow đã mở rộng học thuyết của mình bằng việc cập nhật các tầng nhu cầu mới. Tháp nhu cầu Maslow 8 bậc thêm 3 tầng nữa bao gồm:
>>>> THAM KHẢO THÊM: Mentorship là gì? Lợi ích và quy trình xây dựng Mentorship
Từ lâu, học thuyết của tháp nhu cầu Maslow đã được đánh giá là công cụ mang lại lợi ích to lớn trong các chiến dịch Marketing. Bởi mục tiêu cuối cùng của các chiến dịch và hoạt động Marketing đều là hướng đến khách hàng tiềm năng. Khi áp dụng học thuyết này, doanh nghiệp có thể dễ dàng phác họa chính xác chân dung tệp khách hàng tiềm năng. Dựa vào đó, việc tìm ra Insight khách hàng cũng như hoạch định các chiến lược Marketing trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đồng thời, dựa vào tháp nhu cầu của Maslow trong Marketing, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng cấp độ nhu cầu, tùy chỉnh các chiến lược quảng cáo và tiếp thị để kích thích nhu cầu khách hàng trong từng giai đoạn. Khi nhu cầu của khách hàng được đáp ứng, mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp cũng được cải thiện đáng kể,
Tháp nhu cầu của Maslow được các nhà quản trị vô cùng yêu thích bởi học thuyết này mang lại hiệu quả trong quản trị nhân sự.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tháp nhu cầu Maslow, một lý thuyết hữu ích trong công tác quản trị của doanh nghiệp. Để ứng dụng tốt tháp Maslow, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm 1C:Company Management - giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện và tiên tiến hiện nay. Phần mềm tích hợp nhiều tính năng hữu ích, giúp ghi nhận và quản lý thông tin khách hàng, khai thác nhu cầu và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Đồng thời, phần mềm cũng hỗ trợ quản lý thông tin nhân sự, giao việc và kiểm soát tiến độ công việc hiệu quả. Để biết thêm chi tiết về phần mềm, vui lòng liên hệ 1C Việt Nam.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: