Bản thuyết minh báo cáo tài chính là khái niệm không còn xa lạ đối với những ai làm việc trong lĩnh vực kế toán, quản trị doanh nghiệp. Vậy tài liệu này có vai trò như nào, cần những nội dung quan trọng gì? Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ tổng hợp các mẫu thuyết minh báo cáo tài chính mới nhất và cung cấp thông tin hữu ích cùng tìm hiểu ngay nhé!
>>>> THAM KHẢO NGAY: [Download] Mẫu báo cáo dòng tiền file Excel đơn giản, chi tiết
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu của báo cáo tài chính. Đây là tài liệu dùng để phân tích chi tiết số liệu, thông tin đã được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán. Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp việc trình bày báo cáo tài chính hợp lý và trung thực hơn.
>>>> XEM THÊM: Biểu mẫu báo cáo tài chính doanh nghiệp đúng chuẩn thông tư 200
Cách làm bản thuyết minh báo cáo tài chính yêu cầu người thực hiện cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định đảm bảo tính trung thực, rõ ràng. Cụ thể:
>>>> THAM KHẢO THÊM: Cách lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp
Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là gợi ý chi tiết:
Hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp |
|
Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp |
Là doanh nghiệp xây lắp, sản xuất, dịch vụ, kinh doanh thương mại hay tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh. |
Ngành nghề kinh doanh |
Bản thuyết minh báo cáo tài chính cần trình bày rõ ràng và chi tiết hoạt động kinh doanh chính, dẫn chiếu theo quy định về ngành kinh tế của Việt Nam và các đặc điểm sản xuất hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. |
Chu kỳ kinh doanh sản xuất thông thường của doanh nghiệp |
Trong trường hợp chu kỳ này dài hơn 12 tháng thì phải thuyết minh thêm chu kỳ bình quân của lĩnh vực, ngành. |
Đặc điểm hoạt động ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm |
Báo cáo tài chính cần trình bày rõ ràng, chi tiết các sự kiện về môi trường pháp lý, đặc điểm của hoạt động kinh doanh, diễn biến thị trường, tài chính, quản lý, các sự kiện chia, tách, sáp nhập, thay đổi quy mô,... có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. |
Cấu trúc của doanh nghiệp |
Bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần nêu rõ cấu trúc tổ chức:
|
>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh đơn giản 2024
Để giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như tạo lập bản thuyết minh báo cáo tài chính chính xác thì 1C Việt Nam đã tổng hợp các bản mẫu dưới đây. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tải về và chỉnh sửa phù thông tin phù hợp:
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 133 thường được sử dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp căn cứ vào các nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung của các tài khoản kế toán được quy định tại Thông tư 133 để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với yêu cầu quản lý đơn vị và đặc điểm hoạt động của tổ chức.
Trong trường hợp năm tài chính của doanh nghiệp có thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng được áp dụng theo quy định tại Thông tư 133 thì chỉ được pháp áp dụng Thông tư này đến hết năm tài chính hiện tại và phải thay đổi Chế độ Kế toán phù hợp cho các năm tiếp theo.
Tải mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 133 tại ĐÂY.
>>>> ĐỌC THÊM: Báo cáo lãi lỗ là gì? Tầm quan trọng và quy trình lập báo cáo
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Tương tự như Thông tư 133, thông tư 200 cũng yêu cầu các nội dung như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bản Thuyết minh báo cáo tài chính. Mẫu thuyết trình báo cáo tài chính theo thông tư 200 có hướng dẫn chi tiết các hạch toán đối với các giao dịch kinh tế chủ yếu.
Tải mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200 tại ĐÂY.
Như vậy bài viết trên 1C Việt Nam đã tổng hợp các mẫu bản thuyết minh báo cáo tài chính phổ biến nhất hiện nay để hỗ trợ quý doanh nghiệp trong quá trình tạo lập, xây dựng báo cáo. Mong rằng quý doanh nghiệp đã có thêm những thông tin hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với 1C Việt Nam để được hỗ trợ.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: