Văn hóa doanh nghiệp được xem là bước đầu quan trọng trong việc quản lý nội bộ và đưa ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để hình thành nên một văn hóa doanh nghiệp tích cực, vững bền? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết ngay qua bài viết dưới đây!
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị cốt lõi, niềm tin, hành vi và thái độ, tất cả đặc trưng cho cách hoạt động và thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của các thành viên và ban lãnh đạo trong tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ các mục tiêu, chiến lược, cách tiếp cận của tổ chức đối với nhân viên, khách hàng và đối tác.
Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh có mối liên kết chặt chẽ, giúp các tổ chức xây dựng văn hóa phù hợp và thành công trong kinh doanh. Cụ thể như sau:
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ cần chú ý tới 5 yếu tố tạo nên văn hóa công ty, cụ thể gồm:
Không chỉ là kim chỉ nam trong việc phát triển nguồn lực trong tổ chức, kế hoạch xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn tác động sâu sắc đến những quyết định và chiến lược to lớn của doanh nghiệp. Cụ thể, xây dựng văn hóa công ty sẽ mang đến các lợi ích sau:
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản di truyền và bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, từ đó giúp doanh nghiệp tạo ra chất riêng và mang đến khả năng phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn giúp tổ chức truyền tải những thông điệp về giá trị, ý thức và phong cách hoạt động đến với toàn thể nhân viên. Đồng thời hướng đến cam kết vì mục tiêu và lợi ích chung của tổ chức, góp phần tạo nên sự ổn định và nề nếp trong doanh nghiệp, khẳng định lại mục tiêu chung của tổ chức.
Văn hóa công ty ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuyển dụng nhân sự, giúp thu hút và giữ chân nhân tài. Khi làm việc cho một môi trường có nền tảng văn hóa vững mạnh, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, nhân viên sẽ có thêm động lực làm việc và cống hiến nhiều hơn cho tổ chức.
Xây dựng văn hóa công ty là cơ sở để các nhân viên noi theo và thực hiện, thậm chí ngay cả ban lãnh đạo cấp cao, CEO hay Chủ tịch. Thông qua sự dung hòa giữa các thành viên trong tổ chức, quá trình làm việc sẽ hạn chế tối đa những mâu thuẫn, giúp tạo ra sợi dây liên kết giữa các phòng ban/bộ phận trong công ty, là cơ sở để mọi người thống nhất và gắn kết với nhau hơn.
Khi có đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tập trung sản xuất các sản phẩm/dịch vụ có chất lượng với tiêu chuẩn cao nhất. Từ đó, nâng cao danh tiếng thương hiệu trên thị trường, kéo theo sự tăng trưởng về thị phần và doanh thu cho công ty.
Trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu trong việc tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nếu các thành viên trong tổ chức đều hài lòng với công việc và chính sách của công ty, họ sẽ dựa vào đó để tuân thủ, thực hiện, góp phần tạo nên tiếng nói chung cho tất cả mọi người.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Văn hóa doanh nghiệp Samsung
- Chú trọng đến sáng tạo, đổi mới và đẩy mạnh chất lượng sản phẩm.
- Đóng góp trong sự phát triển văn hóa kinh doanh Hàn Quốc, hướng đến mục tiêu cạnh tranh và phát triển vững bền.
- Phát triển dựa trên sự tôn trọng và tinh thần cộng đồng.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại Việt Nam như: Tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp, phát triển tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
>>>> XEM THÊM: Đòn bẩy kinh doanh là gì? Ví dụ và công thức tính đòn bẩy
Văn hóa doanh nghiệp mang đến sự thành công về hiệu quả quản lý nhân sự và phát triển các chiến lược kinh doanh. Dưới đây là cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp với 5 bước chi tiết:
Trước tiên, nhà quản lý cần đánh giá hiện trạng văn hóa của doanh nghiệp là gì, đang ở đâu và có các biểu hiện nào. Nếu doanh nghiệp xuất hiện nhiều dấu hiệu tiêu cực, nhà quản lý cần nhanh chóng đưa ra các phương án cải thiện để tránh tạo ra một môi trường làm việc độc hại. Dấu hiệu nhận biết của văn hóa doanh nghiệp độc hại thường là:
Nhà quản lý cần đưa ra những kỳ vọng, mục tiêu về văn hóa doanh nghiệp, chính là bắt đầu từ những thế mạnh riêng của tổ chức. Sau khi văn hóa được hình thành từ những điều có sẵn, nhà quản lý sẽ cần biết nên làm như thế nào để đem đến kết quả tốt cho doanh nghiệp.
Bước thứ 3 trong quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xác định các yếu tố cấu thành giá trị cốt lõi doanh nghiệp. Để xác định được giá trị cốt lõi, nhà quản lý cần xác định:
Để hình thành nền văn hóa doanh nghiệp, nhà quản lý cần truyền đạt cặn kẽ về những lợi ích mà chiến lược này mang lại để họ cùng hiểu và tuân thủ theo.
Kế hoạch hành động của doanh nghiệp sẽ bao gồm thời gian, địa điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm. Cụ thể, đâu là vị trí cần tập trung nỗ lực? Điều gì nên được ưu tiên? Cần những nguồn lực nào? Thời hạn kết thúc là bao lâu? Cá nhân nào chịu trách nhiệm cho mỗi nhiệm vụ?
Sau khi đã truyền đạt những giá trị cốt lõi về văn hóa doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần giải thích cho nhân viên và bắt tay vào thực hiện các hoạt động chính sau:
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi có mối quan hệ tương quan với văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố quyết định đến hướng đi của doanh nghiệp và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo đúng mục tiêu quan trọng đề ra. Qua đó, mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi được mô tả như sau:
Tóm lại, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là những yếu tố quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp, cần được thiết lập một cách thống nhất với nhau nhằm tạo nên một doanh nghiệp mạnh mẽ, phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp quản trị trên nền tảng công nghệ hiện đại mang tính toàn cầu, có khả năng triển khai nhanh ít hơn 2 lần so với các phần mềm khác thì 1C:ERP là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp.
Phần mềm 1C:ERP được phát triển hướng đến các doanh nghiệp toàn cầu và sẵn sàng để ứng dụng vào các mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là những điểm mạnh hàng đầu mà phần mềm toàn cầu này sở hữu:
Nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp góp một phần không nhỏ vào công tác quản lý nhân sự, thu hút nhân tài, củng cố danh tiếng và hình thành môi trường làm việc chuyên nghiệp. Thông qua những chia sẻ về khái niệm và các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên đây, 1C Việt Nam hy vọng các nhà quản lý đã có thể hiểu và áp dụng thành công vào công cuộc xây dựng một tổ chức văn minh, tích cực. Để biết thêm thông tin về hệ thống 1C:ERP, vui lòng liên hệ 1C Việt Nam để được hỗ trợ.