Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Vốn lưu động là gì? Công thức tính và cách quản lý vốn lưu động
1C Việt Nam
(15.07.2024)

Vốn lưu động là gì? Công thức tính và cách quản lý vốn lưu động

Vốn lưu động là khái niệm khá quen thuộc, được nhắc tới nhiều trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động ra sao? Làm thế nào để quản lý tốt chỉ số này? Nếu doanh nghiệp cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng 1C Việt Nam tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!  

>>>> XEM NGAY: Nguồn vốn là gì? Tổng hợp kiến thức về nguồn vốn cần biết

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là một thước đo tài chính thể hiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn lưu động bao gồm các tài sản ngắn hạn hoặc tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh nhằm thanh toán các khoản nợ như tiền cho nhà cung cấp, tiền chi tiêu chi phí điện nước, mặt bằng, tiền trả lương cho nhân viên,... Vốn lưu động thường biểu hiện dưới dạng: Tiền mặt, vật tư, hàng hóa, các chứng khoán thanh khoản cao, các khoản nợ phải thu ngắn hạn,...

vốn lưu động là gì
Vốn lưu động có thể hiểu là thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của một tổ chức

Vốn lưu động có tên tiếng Anh là Working Capital, là sự chênh lệch giữa tài sản hiện tại và các khoản nợ phải trả hiện tại của công ty. Là một thước đo tài chính, vốn lưu động giúp lập kế hoạch cho các nhu cầu trong tương lai và đảm bảo công ty có đủ tiền mặt và các khoản tương đương tiền để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn, chẳng hạn như thuế chưa trả và nợ ngắn hạn. Tính vốn lưu động sẽ giúp nhà quản trị nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như các hoạt động đầu tư, sản xuất,... Cụ thể:

  • Vốn lưu động dương có nghĩa là tài sản ngắn hạn đang lớn hơn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và vẫn có tiền mặt dư sau khi thanh lý tài sản để chi trả các khoản nợ trên.
  • Vốn lưu động âm có nghĩa là nợ ngắn hạn đang lớn hơn tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Khi đó sức khỏe doanh nghiệp đang trong tình trạng đáng báo động, tính thanh khoản thấp và phải đối mặt với các rủi ro liên quan đến việc không  thể thanh toán nợ đúng hạn.

>>>> ĐỌC NGAY: Tài sản lưu động là gì? Tất tần tật thông tin về tài sản lưu động

2. Công thức tính vốn lưu động

Hiện nay, vốn lưu động được tính dựa trên công thức sau:

Vốn lưu động = Tài sản lưu động/Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

 

Trong đó:

  • Tài sản lưu động hay tài sản ngắn hạn: Là tài sản của doanh nghiệp đang sở hữu, có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn và có tính thanh khoản cao. Ví dụ như trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, tiền gửi, ngoại tệ, vàng bạc, các khoản bán chịu,...
  • Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh khoản dưới 1 năm, bao gồm các khoản mua chịu và các khoản nợ ngân hàng. 
vốn lưu động là gì
Cách tính vốn lưu động của doanh nghiệp

Ví dụ về Vốn lưu động: 

Công ty A có nợ ngắn hạn là 1 tỷ VNĐ và tài sản ngắn hạn là 2,5 tỷ VNĐ.

Từ đó có thể tính được: Vốn lưu động = 2,5 tỷ - 1 tỷ = 1,5 tỷ VNĐ. 

Vậy vốn lưu động của công ty A là 1,5 tỷ đồng. 

>>>> THAM KHẢO NGAY: Các hình thức huy động vốn phổ biến cho doanh nghiệp

3. Vốn lưu động bao gồm những thành phần nào? 

Tùy vào hình thức kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà quản trị có thể lựa chọn các tiêu chí khác nhau để phân loại vốn lưu động. Dưới đây là gợi ý phân loại chi tiết dựa trên ba tiêu chí là đặc điểm kinh tế, nguồn hình thành và hoạt động sản xuất kinh doanh. 

3.1 Căn cứ vào đặc điểm kinh tế

Vốn lưu động có thể được phân loại dựa trên đặc điểm kinh tế cũng như khả năng chuyển đổi. Khi sử dụng tiêu chí này, vốn lưu động sẽ bao gồm:

  • Tiền gửi ngân hàng, tiền trong thanh toán, tiền mặt, tiền dưới dạng séc, tiền trong các loại thẻ ATM và tiền trong thẻ tín dụng.
  • Kim khí quý, đá quý, vàng, bạc.
  • Các tài sản tương đương với tiền như kỳ phiếu thương mại, chứng khoán ngắn hạn, hối phiếu ngân hàng,...
  • Các khoản nợ phải thu.
  • Chi phí trả trước.
  • Các chi phí chờ phân bổ.
  • Hàng hóa vật tư. 
vốn lưu động là gì
Vốn lưu động phân loại dựa trên đặc điểm kinh tế gồm tiền và các tài sản tương đương với tiền

>>>> XEM THÊM: ROA là gì? Chỉ số ROA nói lên điều gì và bao nhiêu là tốt nhất

3.2 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động

Vốn lưu động có thể được doanh nghiệp huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy dựa trên tiêu chí này, nhà quản trị có thể chia vốn lưu động thành các loại:

  • Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có thể là vốn đầu tư ban đầu hoặc vốn tự bổ sung từ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Đối với với các doanh nghiệp Nhà nước thì vốn chủ sở hữu là vốn ngân sách Nhà nước cấp khi doanh nghiệp mới thành lập để tiến hành các hoạt động kinh doanh, sản xuất.
  • Vốn tín dụng (vốn lưu động đi vay) được hình thành từ các nguồn vốn vay của tập thể, cá nhân, vốn vay tín dụng ngân hàng và các tổ chức khác.
  • Vốn lưu động coi như tự có là vốn không thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng có thể huy động hợp lý vào quá trình kinh doanh, sản xuất như: Tiền bảo hiểm chưa đến kỳ trả, tiền lương, các khoản chi phí tính trước,...
  • Vốn lưu động từ trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp.
vốn lưu động là gì
Vốn lưu động có thể được doanh nghiệp huy động từ nhiều nguồn khác nhau

 

3.3 Căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh 

Một số doanh nghiệp sử dụng tiêu chí liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh để phân loại vốn lưu động. Cụ thể:

  • Vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản phẩm bao gồm: Vật liệu chính, phụ; bao bì đóng gói; phụ tùng thay thế và các dụng cụ nhỏ.
  • Vốn lưu động trong quá trình sản xuất bao gồm: Bán thành phẩm, giá trị sản phẩm đang được chế tạo, chi phí chờ phân bổ.
  • Vốn lưu động trong quá trình lưu thông bao gồm: Vốn trong thanh toán, giá trị thành phẩm và vốn bằng tiền. 
vốn lưu động là gì
Một số doanh nghiệp sử dụng tiêu chí quá trình sản xuất kinh doanh để phân loại vốn lưu động

4. Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Dựa trên kiến thức về việc hiểu vốn lưu động là gì, cách tính và phân loại, có thể thấy đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vậy cụ thể vốn lưu động có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây nhé!

4.1 Đảm bảo sự ổn định tài chính

Vốn lưu động là nguồn tài chính sẵn có doanh nghiệp có thể sử dụng trong các hoạt động đầu tư cũng như mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có đầy đủ vốn lưu động thì mới có thể tiếp tục mua nguyên vật liệu, đầu tư trang thiết bị, thực hiện các chiến dịch truyền thông cũng như trả lương cho nhân viên. 

Ngoài ra, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thì việc chứng minh sự ổn định tài chính thông qua con số về lượng vốn lưu động tốt cũng có thể giúp dễ dàng đạt được các điều kiện của ngân hàng hoặc nhà đầu tư.

vốn lưu động là gì
 Vốn lưu động là nguồn tài chính sẵn có mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong các hoạt động kinh doanh

4.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Ngay trong phần khái niệm tìm hiểu vốn lưu động là gì, có thể thấy đây là nguồn vốn được sử dụng để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Việc đảm bảo khả năng thanh khoản ngắn hạn là vô cùng quan trọng bởi chỉ số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp với các bên đối tác. Bên cạnh đó, việc duy trì sức khỏe doanh nghiệp đồng nghĩa với việc kiểm soát nguồn vốn lưu động dương sẽ đảm bảo hoạt động sản xuất suôn sẻ, không gián đoạn. 

vốn lưu động là gì
 Việc đảm bảo khả năng thanh khoản ngắn hạn là vô cùng quan trọng trong kinh doanh

4.3 Ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro

Vốn lưu động là điều kiện cần có để doanh nghiệp có thể duy trì các hoạt động kinh doanh cũng như phát triển bền vững. Dựa trên chỉ số này, nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quát về khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như dự đoán các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra phương án tối đa lợi nhuận và quản trị rủi ro tốt hơn. 

vốn lưu động là gì
Dựa trên tính toán về vốn lưu động doanh nghiệp có thể chuẩn bị để đối phó với rủi ro tốt hơn

>>>> THAM KHẢO NGAY: TOP 10 cách kêu gọi vốn đầu tư dành cho người khởi nghiệp

5. Thách thức khi quản lý vốn lưu động doanh nghiệp

Vốn lưu động là một chỉ số linh hoạt, có thể biến đổi theo thời gian cũng như phụ thuộc rất nhiều điều kiện môi trường xung quanh. Chính vì thế khi quản lý vốn lưu động, doanh nghiệp có thể gặp phải một số thách thức dưới đây: 

5.1 Rủi ro thiếu hụt vốn lưu động

Một trong những thách thức rất lớn mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể gặp phải đó là thiếu hụt vốn lưu động. Điều này thường xảy ra khi sức khỏe doanh nghiệp yếu, lượng tài sản lưu động không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ. Nguyên nhân của việc này có thể đến từ chi phí tăng, doanh thu giảm hoặc gặp khó khăn trong quá trình thu hồi công nợ.

vốn lưu động là gì
Rủi ro thiếu hụt vốn lưu động xảy ra khi sức khỏe doanh nghiệp yếu, lượng tài sản lưu động không đủ 

5.2 Vấn đề quản lý hàng tồn kho

Việc quản lý hàng tồn kho ảnh hưởng rất lớn đến lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu lượng hàng tồn kho quá lớn có thể gây ra chi phí lưu kho cao, rủi ro không bán được hàng do lỗi mốt, hết hạn sử dụng,... Trong khi đó nếu lượng tồn kho quá ít, doanh nghiệp có thể đánh mất cơ hội nếu nhu cầu thị trường tăng cao. Vì vậy doanh nghiệp cần có chiến lược quản lý tồn kho chi tiết để giảm thiểu chi phí tối đa nhưng vẫn đáp ứng các nhu cầu của thị trường. 

vốn lưu động là gì
Việc quản lý hàng tồn kho ảnh hưởng rất lớn đến lượng vốn lưu động của doanh nghiệp

5.3 Khó khăn trong việc thu hồi công nợ

Công nợ là một trong những yếu tố hình thành lên nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề thu hồi công nợ có thể gặp khó khăn liên quan đến việc khách hàng chậm hoặc không thanh toán. Từ đó gây ảnh hưởng lớn tới khả năng tái đầu tư và thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

vốn lưu động là gì
Vấn đề thu hồi công nợ có thể gặp khó khăn liên quan đến việc khách hàng chậm hoặc không thanh toán

5.4 Biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái

Đối với các doanh nghiệp có giao dịch quốc tế, biến động về tỷ giá hối đoái và lãi suất sẽ gây tác động mạnh mẽ đến nguồn vốn lưu động. Sự biến động này có thể làm tăng chi phí vay cũng như giá trị của các khoản thu bằng ngoại tệ. 

vốn lưu động là gì
Biến động về tỷ giá hối đoái sẽ gây tác động mạnh đến nguồn vốn lưu động

5.5 Tăng trưởng quá nhanh

Sự tăng trưởng quá nhanh của doanh nghiệp có thể đặt áp lực lên nguồn vốn lưu động do nhu cầu chi tiêu để phục vụ hoạt động mở rộng tăng cao. Mặc dù các doanh nghiệp đều hướng tới việc phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ nhưng nếu không có kế hoạch quản trị tốt, tốc độ tăng trưởng quá nhanh có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt tiền mặt trong doanh nghiệp. 

vốn lưu động là gì
Sự tăng trưởng quá nhanh của doanh nghiệp có thể đặt áp lực lên nguồn vốn lưu động 

>>>> XEM THÊM: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gì? Cách tính kèm ví dụ

6. Giải pháp 1C:Company Management hỗ trợ quản lý vốn lưu động hiệu quả

Để quản lý nguồn vốn lưu động tốt, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm 1C:Company Management - giải pháp quản lý hiệu quả với các tính năng tự động hóa công tác quản trị doanh nghiệp. Phần mềm sở hữu nhiều phân hệ nhỏ, cho phép kết nối tất cả các bộ phận Mua hàng - Sản xuất - Tài chính - Kho - Bán hàng - CRM - Nhân sự trên cùng một nền tảng thống nhất. Đặc biệt các tính năng đều có khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với hoạt động của từng tổ chức, doanh nghiệp. Việc ứng dụng giải pháp công nghệ vào việc quản lý vốn lưu động có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm lên tới 60% thời gian làm việc cũng như nâng cao hiệu quả trong quá trình triển khai thực tế. 

vốn lưu động là gì
1C:Company Management là giải pháp quản lý hiệu quả với các tính năng tự động hóa công tác quản trị doanh nghiệp

Một trong những lý do khiến 1C:Company Management được đánh giá là giải pháp hiệu quả hỗ trợ quản lý vốn lưu động là phân hệ quản lý hàng tồn kho được thiết kế thông minh với nhiều tính năng đặc biệt:

  • Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá vốn vật tư.
  • Thiết lập các chỉ số tồn kho tối thiểu/tối đa, vật tư thay thế khi tiến hành sản xuất.
  • Quản lý thông tin vật tư lưu trữ khi như seri, đặc tính, đơn vị tính, ô hàng, dự phòng.
  • Tách các giao dịch xuất kho riêng biệt với giao dịch tài chính. 
  • Quản lý các chứng từ kho bãi như chứng từ xuất nhập vật tư, chứng từ điều chuyển vật tư, chứng từ phiếu kho,...

Mong rằng qua bài viết trên quý doanh nghiệp đã có thêm các thông tin bổ ích để trả lời cho câu hỏi vốn lưu động là gì. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến công thức tính, phân loại hay việc sử dụng phần mềm để nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động thì hãy liên hệ ngay tới 1C Việt Nam để được hỗ trợ. 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay