Trong thời kỳ đầy biến động do toàn cầu hóa và chuyển đổi số, VUCA đã trở thành thuật ngữ quen thuộc và quan trọng trong công tác quản lý cũng như phát triển doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết về VUCA, cùng các kỹ năng cần thiết để giúp doanh nghiệp tồn tại bền vững trong kỷ nguyên VUCA nhé!
VUCA là tên gọi đại diện cho 4 đặc tính cơ bản, bao gồm: Volatility (Biến động) – Uncertainty (Không chắc chắn) – Complexity (Phức tạp) – Ambiguity (Mơ hồ). Thuật ngữ này được dùng để đề cập đến một thế giới hỗn loạn và khó đối phó, vì trong thời gian ngắn đã có quá nhiều sự thay đổi xảy ra. Ở một góc độ khác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, VUCA được sử dụng để mô tả sự biến động của thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm bắt và điều chỉnh để thích nghi.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Business Intelligence là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của BI
VUCA Leadership là một phong cách lãnh đạo và hệ thống giá trị được phát triển nhằm đối phó với những thách thức và rủi ro trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Để thực hiện điều này, VUCA Leadership đòi hỏi nhà quản lý cần có những phẩm chất như: Tầm nhìn sâu rộng, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thay đổi, cùng khả năng đánh giá và quản lý rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng nhanh chóng với thay đổi.
Định nghĩa VUCA được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1987 trong học thuyết kỹ năng lãnh đạo của Warren Bennis và Burt Nanus. VUCA được dùng để mô tả diễn biến trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và cuộc xung đột ở Afghanistan lúc bấy giờ.
>>>> XEM NGAY:
Để hiểu rõ hơn về VUCA, hãy cùng 1C Việt Nam phân tích về các yếu tố cấu thành thuật ngữ này nhé.
Yếu tố Volatility mô tả sự thay đổi nhanh chóng và thiếu ổn định của thế giới. Volatility bao gồm các sự kiện làm đảo lộn cuộc sống của con người và các tổ chức kinh doanh (ví dụ như đại dịch Covid-19 diễn ra đầu năm 2020).
Uncertainty phản ánh những kết quả mà doanh nghiệp không thể dự đoán chính xác do thiếu thông tin và dữ liệu đầy đủ. Hay nói cách khác, lịch sử và các sự kiện trong quá khứ đã không còn đủ khả năng giúp con người dự đoán được viễn cảnh của tương lai.
Trong VUCA, thuật ngữ này đề cập đến các tình huống mà doanh nghiệp phải đối mặt, có thể bao gồm sự tương tác giữa các thành phần trong hệ thống, sự phụ thuộc không đồng đều giữa các yếu tố không thể dự đoán trong môi trường kinh doanh.
Complexity có thể xuất hiện ở nhiều cấp độ, từ cấp độ tổ chức đến cấp độ toàn cầu. Các yếu tố phức tạp có thể kế đến là: Sự thay đổi của công nghệ, thay đổi trong pháp lý, sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng, đa dạng văn hóa và quan điểm trong tổ chức, mối quan hệ phức tạp giữa các bên liên quan.
Ambiguity đề cập đến một tình huống khó diễn giải nếu thông tin chưa thật sự chính xác hoặc không đầy đủ. Trong VUCA, với những tình huống mơ hồ, các nguồn thông tin sẽ bị hạn chế, không có đáp án duy nhất và không có cách giải quyết cụ thể. Điều này gây cản trở đến việc hiểu và đưa ra quyết định của doanh nghiệp.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Có thể thấy, việc hiểu rõ về thuật ngữ VUCA có thể giúp các nhà lãnh đạo đánh giá hiệu quả tình hình kinh doanh và những cơ hội, thách thức phải đối mặt. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cần có khả năng thích ứng, kỹ năng kiểm soát tinh thần và cảm xúc để quản lý những thông tin không chắc chắn và rủi ro trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, VUCA còn đóng vai trò cung cấp thông tin minh bạch về các vấn đề phải đối mặt, giúp doanh nghiệp tập trung vào những vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh kinh doanh đầy khó khăn. Để thích ứng với thời đại VUCA, các cá nhân và doanh nghiệp cần sẵn sàng thay đổi, sáng tạo và xây dựng khả năng định hướng để tìm ra các cách tiếp cận mới mẻ, mang đến giá trị bền vững cao.
Ngày nay, bên cạnh những lợi ích thiết thực thì VUCA cũng đem lại nhiều thách thức và khó khăn cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Vì thế, việc trang bị những kỹ năng và nhận thức đúng đắn là điều tiên quyết và cấp bách để tồn tại và thành công trong giai đoạn đầy biến động như hiện nay. Dưới đây là một số cách đối phó tiêu biểu:
Các cá nhân, doanh nghiệp cần có kỹ năng linh hoạt để thích ứng với sự sự thay đổi của thời đại VUCA, bao gồm: Kỹ năng điều chỉnh kế hoạch, chiến lược khi cần thiết, kỹ năng thích nghi với những điều mới, kỹ năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng, hiệu quả.
Thông tin sẽ luôn thay đổi và không phải lúc nào cũng chính xác và rõ ràng. Vì vậy, hãy rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin phức tạp và đa nghĩa, thông qua việc đặt câu hỏi, tìm hiểu chi tiết và không ngại thử nghiệm để tìm ra giải pháp phù hợp.
Tạo ra mạng lưới liên kết với những người có cùng quan điểm và mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường khuyến khích sáng tạo và chia sẻ ý tưởng mới. Trong thời đại VUCA, sự hợp tác và mạng lưới mạnh mẽ giúp đảm bảo mọi người đều nắm bắt thông tin mới nhất, học hỏi từ nhau để thích ứng và tạo ra một lực lượng mạnh mẽ nhằm đối phó với những tình huống mơ hồ và phức tạp.
Trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay, các kiến thức và kỹ năng cũ đã dần trở nên lỗi thời. Vì vậy, mỗi người phải có kỹ năng học hỏi, cập nhật và thích nghi với những thay đổi mới. Bằng cách lựa chọn mục tiêu và phương pháp học tập phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình.
Quản lý rủi ro giúp các nhà lãnh đạo phân tích và hiểu rõ các yếu tố phức tạp, từ đó thiết lập cơ chế linh hoạt nhằm thích ứng với mọi tình huống có thể xảy ra. Kỹ năng này không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực, mà còn là tiền đề để doanh nghiệp xoay chuyển tình thế rủi ro, vượt lên và chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.
Để theo kịp xu hướng chuyển đổi số và cải thiện hiệu suất, mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần tìm hiểu các công nghệ mới như: Trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, blockchain… để áp dụng vào hoạt động hằng ngày.
Đặc biệt trong thời đại VUCA, công nghệ giúp người dùng truy cập mọi thông tin và kiến thức từ khắp nơi trên thế giới một cách dễ dàng. Giúp các cá nhân, doanh nghiệp nắm bắt thông tin mới nhất và áp dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh.
Đứng trước sự “bội thực” thông tin trên mạng xã hội, các cá nhân, doanh nghiệp cần có kỹ năng chọn lọc, phân biệt và tìm hiểu cẩn thận thông tin trước khi tin tưởng và lan truyền. Nên ưu tiên những nguồn tin chính thống và được kiểm chứng trên các tờ báo, trang web chuyên ngành hoặc từ các chuyên gia đáng tin cậy.
Để tồn tại trong một thế giới đang chìm trong VUCA, mỗi người cần áp dụng suy nghĩ tích cực và giữ bình tĩnh để vượt qua những khó khăn, trở ngại. Có một số phương pháp có thể giúp rèn luyện suy nghĩ tích cực, chẳng hạn như: Liệt kê các điều mà bản thân biết ơn trước khi đi ngủ mỗi tối, luôn diễn đạt lòng biết ơn và không phàn nàn trước những khó khăn… Những điều này giúp mỗi người có thể thay đổi cách nhìn nhận và tiếp cận với thế giới xung quanh một cách tích cực, giúp vượt qua khó khăn và tìm thấy lý tưởng trong cuộc sống.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Mô hình kinh doanh là gì? Hướng dẫn xây dựng chi tiết từ A-Z
Bên cạnh những lợi ích mang đến, VUCA cũng đã và đang đặt ra nhiều thử thách, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải xây dựng một chiến lược phù hợp và hiệu quả để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp. Dưới đây là 4 chiến lược quản trị dành cho doanh nghiệp trong thời đại VUCA:
Bước đầu trong chiến lược này chính là chấp nhận những thay đổi và biến cố trong kinh doanh. Sau đó, các doanh nghiệp cần xây dựng một tầm nhìn dài hạn dựa trên những biến cố này. Cụ thể như sau:
Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh trong trường hợp xảy ra gián đoạn. Từ đó giảm thiểu thiệt hại và nhanh chóng phục hồi. Để xây dựng BCP, doanh nghiệp cần tuân thủ 5 bước sau đây:
Bước 1: Xác định các yếu tố cốt lõi cần ưu tiên thực hiện để doanh nghiệp duy trì hoạt động trong trường hợp xảy ra biến động.
Bước 2: Xác định các yếu tố rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ như: Rủi ro thiên tai, tai nạn, an ninh mạng, gián đoạn chuỗi cung ứng…
Bước 3: Đánh giá tác động tiềm ẩn của mỗi rủi ro đối với hoạt động kinh doanh và xây dựng các phương án ứng phó. Bao gồm: Loại bỏ các hoạt động rủi ro cao, giảm thiểu gián đoạn của các hoạt động không thể loại bỏ, chuyển giao xử lý rủi ro cho các bên liên quan, chấp nhận hoạt động có mức rủi ro thấp và dự trù ngân sách chi trả…
Bước 4: Đảm bảo chiến lược kinh doanh liên tục được triển khai hiệu quả và đáp ứng các mục tiêu đề ra. Bao gồm: Phù hợp với định hướng kinh doanh hiện tại và rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo nhân sự và các bên liên quan tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, đánh giá mức độ thành công của chiến lược trong việc giảm thiểu rủi ro và khả năng phục hồi.
Bước 5: Thường xuyên đánh giá và cải thiện chiến lược BCP. Đặc biệt, BCP cần được điều chỉnh kịp thời khi: Xuất hiện sự cố và BCP không còn hiệu quả, nhân viên không tuân thủ quy định trong BCP và có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là hai hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro do gián đoạn chuỗi cung ứng. Đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào một đơn vị cung cấp duy nhất, đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi.
Mục tiêu linh hoạt là những mục tiêu có thể thay đổi hoặc điều chỉnh khi cần thiết, sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Việc đặt ra các mục tiêu linh hoạt giúp tạo động lực cho nhân viên, cải thiện năng suất và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và người lao động.
Tăng cường sự hiểu biết về thị trường, khía cạnh kinh doanh và nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự tác động của bất định. Cụ thể, phương pháp này nhấn mạnh đến sự quan trọng của kiến thức trong việc đưa ra các quyết định và thích ứng với sự biến động trong thời đại VUCA.
Nhà lãnh đạo cần thường xuyên theo dõi và cập các tin tức xoay quanh về kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp cần biết cách khuyến khích việc đặt câu hỏi, tra cứu thông tin và đề xuất các quan điểm mới nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp.
Các quyết định kinh doanh được đưa ra phải dựa trên phân tích dữ liệu thay vì dựa vào trực giác hoặc kinh nghiệm cá nhân. Điều này giúp tạo ra các phương án khách quan và hiệu quả hơn.
Phương pháp này giúp nhà quản lý dự đoán các rủi ro tiềm ẩn, đánh giá khả năng và mức độ nghiêm trọng dựa trên việc xem xét các dữ liệu lịch sử và tham vấn của các chuyên gia trong ngành. Một số công cụ phổ biến giúp nhà quản lý phân tích các yếu tố rủi ro trong và ngoài doanh nghiệp:
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh: Bao gồm quyền lực nhà cung cấp, quyền lực khách hàng, cạnh tranh trong ngành, mối đe dọa từ đối thủ mới và mối đe dọa từ các sản phẩm/ dịch vụ thay thế.
- Mô hình SWOT: Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Mô hình PESTEL: Giúp nhà quản lý thu thập thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường, pháp lý.
Trong VUCA, sự rõ ràng và minh bạch bắt nguồn từ quá trình phân chia các tình huống phức tạp thành những phần nhỏ hơn. Điều này giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ và các bên liên quan hiểu rõ tình huống hơn.
Phân nhỏ tình huống phức tạp giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ và tìm ra nút thắt, đồng nghĩa với việc xác định rủi ro tiềm ẩn và đưa ra quyết định cũng được sáng suốt hơn.
Chia sẻ thông tin một cách minh bạch giúp các nhân sự trong doanh nghiệp hiểu rõ vai trò và nghĩa vụ của mình, đồng thời tạo cơ hội để họ được học hỏi và cải thiện kỹ năng chuyên môn.
Việc tận dụng lợi thế phát triển của công nghệ giúp doanh nghiệp minh bạch trong cách làm việc, giảm thiểu sai sót do các thao tác thủ công, cung cấp dữ liệu chính xác để đưa ra quyết định và đảm bảo bảo mật thông tin cho toàn bộ doanh nghiệp.
Để thích nghi và tồn tại với môi trường kinh doanh đầy biến động, các nhà quản lý không nên tránh né những thông tin không rõ ràng. Thay vào đó, hãy linh hoạt điều chỉnh chiến lược dựa trên những thay đổi mới. Cụ thể như sau:
Sự tương tác trong doanh nghiệp chỉ đạt được hiệu quả tối ưu khi xuất phát từ cả nhà quản lý và nhân viên. Trong đó, nhà quản lý là người có vai trò chủ chốt, nếu diễn giải thông tin chi tiết và lắng nghe, nhân viên sẽ thêm phần tin tưởng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Nhằm vượt qua rào cản và nắm bắt cơ hội trong thời đại VUCA, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, sáng tạo và linh hoạt là điều quan trọng và cấp thiết. Bên cạnh việc cập nhật kiến thức chuyên môn liên tục, các thành viên cần nâng cao tư duy phản biện, nghi ngờ giả định cũ và thử nghiệm nhiều giải pháp mới mẻ.
Chỉ việc thích ứng với tình trạng biến động thôi chưa đủ, các nhà quản lý cần theo đuổi phong cách lãnh đạo cảm xúc phù hợp. Nói cách khác, thay vì 100% áp đặt và ra lệnh, nhà quản lý hãy dẫn đầu, kết nối, định hướng, chỉ huy và dân chủ với nhân sự trong doanh nghiệp. Điều này giúp tạo ra môi trường làm việc thân thiện và đem lại hiệu quả công việc cao.
Từ những thông tin 1C Việt Nam cung cấp trên đây, chắc hẳn quý doanh nghiệp đã hiểu rõ về VUCA là gì, tầm quan trọng của VUCA trong doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, thuật ngữ VUCA càng trở nên phổ biến. Để thích nghi với sự biến động của thị trường, doanh nghiệp nên ứng dụng các phần mềm hiện đại vào hoạt động kinh doanh của mình, tiêu biểu như giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện 1C:ERP. Giải pháp được phát triển trên nền tảng low code tiên tiến, khả năng triển khai nhanh hơn 2 lần so với các phần mềm quản trị khác. Để được tư vấn kỹ hơn về 1C:ERP, vui lòng liên hệ 1C Việt Nam qua số hotline (+84)247 108 8887.
>>>> BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ: