1. Quản
lý thông tin chi tiết các danh mục tra cứu
1.1. Danh mục hàng
hoá
Sắp xếp phân nhánh
Sử dụng đặc tính hàng hoá để quản lý các đặc điểm về hàng hoá như hạn sử dụng, màu sắc, kích cỡ, nước sản xuất
Mã vạch: theo nhiều chuẩn, có thể tận dụng mã vạch từ nhà cung cấp hoặc tạo mã vạch mới
Ghi nhận thông tin bổ sung về hàng hoá như: nước xuất xứ, hãng sản xuất, thuộc tính, nhóm hàng, ngành hàng
Có thể thêm mới nhiều thuộc tính của hàng hóa một cách đơn giản
1.2. Danh mục đối tác (nhà cung cấp, khách hàng)
Quản lý các thông tin chi tiết: tên gọi, địa chỉ, điện thoại, số fax, email, mã số thuế, tài khoản ngân hàng, nhiều thông tin bổ sung khác, ….
2. Chương trình tối ưu
quản lý kho bãi
Đối với các nghiệp vụ quản lý kho: quản lý hàng hóa tập trung và phi tập trung (tại trung tâm phân phối hoặc tại các kho hàng của cửa hàng).
Tiếp nhận hàng hóa vào kho theo hóa đơn xuất hàng của nhà cung cấp.
Điều chuyển hàng hóa giữa các địa điểm: có thể lập chứng từ điều chuyển nội bộ bằng bộ xử lý nhằm tối ưu hóa sắp đặt hàng hóa trong các gian hàng. Xác định số lượng cần thiết để điều chuyển theo tốc độ bán hàng và số dư của gian hàng, còn kho cất giữ của cửa hàng là nguồn bổ sung hàng hóa. Chương trình hỗ trợ tự động tính toán số lượng cần điều chuyển hàng từ khu vực kho bãi sang gian hàng phù hợp với số lượng hàng bán tại gian hàng đó. Chương trình có cơ chế điều chuyển hàng hóa theo 1 pha hoặc 2 pha. Một pha là người kế toán vừa nhập hóa đơn từ nhà cung cấp, đồng thời nhập số lượng hàng thực tế vào kho. Hai pha, kế toán nhập hóa đơn từ nhà cung cấp, còn thủ kho nhập số lượng hàng thực tế. Nhờ đó dễ dàng quản lý chênh lệch số lượng nhập hàng giữa hóa đơn và nhập kho.
Bán buôn, bán online và bán lẻ: ghi giảm hàng hóa từ kho bất kỳ của cửa hàng.
Hàng tháng, liệt kê các mặt hàng tồn tại kho chuẩn bị kiểm kê, in ra danh sách danh mục mặt hàng cần kiểm kê, lập các chứng từ điều chỉnh số liệu kế toán cho đúng với số liệu thực tế. Dựa trên chênh lệch trong chứng từ kiểm kê, nhập nhanh chứng từ ghi tăng, ghi giảm hàng hoá.