Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT - GIẢI PHÁP CHO VIỆC TĂNG TRƯỞNG DOANH THU
Thu Huong
(25.02.2023)

GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT - GIẢI PHÁP CHO VIỆC TĂNG TRƯỞNG DOANH THU

Chi phí sản xuất là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận bởi chi phí quyết định giá cả thành phẩm, chi phí là thang đo giá trị đầu vào của một doanh nghiệp. Giải pháp nào giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức tối đa để nắm bắt cơ hội bứt phá doanh thu?

 

Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất thể hiện toàn bộ mức chi phí của doanh nghiệp để sản xuất nên thành phẩm, bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sản xuất. Tối ưu chi phí sản xuất giúp các công ty quản lý dòng tiền hiệu quả, đạt mục tiêu sản xuất và xác định được chiến lược bán hàng với mức giá cả phù hợp.

 

Có hai loại chi phí sản xuất:

Chi phí trực tiếp: Là số tiền được chi trả trực tiếp cho các hoạt động tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh từ đầu đến cuối bao gồm: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật tư tiêu hao và chi phí năng lượng

Chi phí gián tiếp: Là những chi phí gián tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất thành phẩm nhưng không thể liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra mỗi sản phẩm. Ví dụ như: Chi phí bảo trì, chi phí cố định và chi phí biến đổi cho các hạng mục như lao công, dọn rác,...

 

Giảm chi phí sản xuất là cách giúp gia tăng lợi nhuận thu được từ việc bán thành phẩm, chính vì vậy việc làm thế nào để giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thành phẩm luôn là câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi nhà quản trị.

 

 

05 cách giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp

1.Kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp

Liên tục kiểm tra các hoạt động, quy trình của doanh nghiệp để xem xét việc sử dụng nguồn lực, áp dụng quy trình,... có đang hiệu quả và đảm bảo cho việc phát triển vững mạnh của doanh nghiệp trong tương lai hay không.

Ngoài ra, việc kiểm toán cũng là hình thức giúp kiểm soát được các chi phí gián tiếp, chi phí hành chính, chi phí chung,... một cách chính xác.

Bằng việc kiểm tra các hoạt động này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được việc nên cải thiện khả năng sản xuất ở đâu, sử dụng “đúng”, “đủ” nguồn nguyên vật liệu cho việc sản xuất, tối ưu các mức chi phí hiện tại,...

 

2.Thực hiện các chương trình cải tiến liên tục

Tinh gọn sản xuất là một cách giúp cắt giảm được tương đối các chi phí sản xuất. Thế nhưng dù áp dụng phương pháp nào thì mọi công ty nên triển khai những tự cải tiến đó một cách liên tục để tối ưu hóa các quy trình.

Các sáng kiến ​​cải tiến liên tục có thể bao gồm các hoạt động đơn giản như loại bỏ thủ tục giấy tờ dư thừa, tự động hóa việc nhập dữ liệu và thay đổi thiết bị và phân loại vật liệu. Nó cũng có thể bao gồm những thay đổi phức tạp hơn như đánh giá lại các thủ tục, cải thiện việc đào tạo và chuyển từ kiểm soát chất lượng sang chiến lược quản lý chất lượng.

Áp dụng một phần mềm quản trị sản xuất để hiện thực hóa việc cải tiến quy trình sản xuất, tối ưu hoạt động,... cũng là cách để giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất.

 

3.Tối ưu hóa quy trình kiểm kê

Tối ưu hóa quy trình kiểm kê là cách được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm giảm chi phí, nhưng tất cả đều yêu cầu áp dụng ít nhất một công nghệ nào đó để có thể thành công.

Một phần mềm quản lý hàng tồn kho có thể giúp cân bằng hàng tồn kho cho doanh nghiệp và đảm bảo nguyên vật liệu được đặt vào đúng máy, đúng thời điểm. Đây là cách giúp hạn chế tối đa hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu trữ và bảo quản hàng hóa.

 

 

4.Thực hiện dự đoán bảo trì

Hầu hết các nhà sản xuất đã bỏ qua các chiến lược bảo trì truyền thống và đang sử dụng một số hình thức bảo trì phòng ngừa. Tuy nhiên, ở thời đại số hóa như hiện nay, các công nghệ và nền tảng dữ liệu máy tiên tiến được ra đời với khả năng dự đoán được bảo trì. Khi các máy móc được kết nối trong nền tảng dữ liệu và quá trình giám sát sản xuất được tự động hóa, các phân tích nâng cao có thể xác định các xu hướng để tối ưu hóa việc bảo trì và sửa chữa.

 

5.Loại bỏ những lãng phí

Lãng phí là kẻ thù chung của các doanh nghiệp sản xuất, nhưng bằng cách xác định các lãng phí, nhà quản lý có thể giảm chi phí sản xuất và gia tăng hiệu quả. Cuộc chiến chống lãng phí không chỉ là vấn đề vật chất mà nó còn có thể là những lãng phí ở việc sử dụng lao động trong các tình huống như chờ đợi hoặc xây dựng WIP không cần thiết.

 

Để giảm thiểu chi phí sản xuất, việc áp dụng công nghệ đang là lựa chọn tối ưu của rất nhiều doanh nghiệp. Một phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả sẽ là cánh tay phải đắc lực giúp các nhà quản lý cắt giảm được những chi phí không đáng có và nâng cao hiệu quả quản trị, hiệu quả sản xuất trong từng giai đoạn.

 

Cùng tham khảo giải pháp quản trị sản xuất chất lượng quốc tế - 1C:Company Management: https://quanlysanxuat.1c.com.vn/

 

 

 

 

 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay