Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Quản trị tác nghiệp là gì? Các mô hình quản trị tác nghiệp hiệu quả
Thu Trang
(02.10.2023)

Quản trị tác nghiệp là gì? Các mô hình quản trị tác nghiệp hiệu quả

Quản trị tác nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển một tổ chức, doanh nghiệp. Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá chi tiết về quản trị tác nghiệp là gì, cùng với các mô hình quản trị tác nghiệp hiệu quả mà bạn có thể ứng dụng ngay cho doanh nghiệp của mình. 

1. QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP LÀ GÌ?

Quản trị tác nghiệp là quy trình giúp doanh nghiệp quản lý cơ cấu, quy trình kinh doanh, sử dụng hợp lý các nguồn lực của tổ chức để từ đó tối ưu hóa hiệu quả, hiệu suất và nâng cao lợi nhuận. Nó là lĩnh vực quản lý dành chủ yếu cho việc điều hành quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức. Quản lý tác nghiệp liên quan đến việc quản lý quá trình chuyển đổi nguyên liệu thô, lao động và năng lượng thành hàng hóa và dịch vụ. Kỹ năng con người, tính sáng tạo, phân tích hợp lý và kiến ​​thức công nghệ đều quan trọng để thành công trong quản lý hoạt động.  

Các hoạt động chủ yếu của quản trị tác nghiệp bao gồm: 

  • Dự đoán khả năng sản xuất sản phẩm 
  • Nhận đơn đặt hàng 
  • Xác định định mức sản xuất của doanh nghiệp 
  • Định vị doanh nghiệp
  • Quy hoạch và bố trí cơ sở sản xuất sản phẩm 
  • Chọn vị trí sản xuất
  • Lập kế hoạch và phân bổ tài nguyên hợp lí 

2.CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP HIỆU QUẢ

Hiện nay có 4 mô hình quản trị tác nghiệp hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là: Sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing, Six Sigma, Tái thiết kế quy trình - Business Process Reengineering (BPR) và Hệ thống sản xuất biến hình - Reconfigurable manufacturing system (RMS). 

2.1. Sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing

Sản xuất tinh gọn bao gồm các nguyên tắc và công cụ cải tiến theo hệ thống, tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng và loại bỏ những lãng phí trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của một tổ chức, doanh nghiệp. Mô hình này cho rằng việc sử dụng tài nguyên vì bất cứ lý do nào khách thay vì tạo ra giá trị cho khách hàng đều là lãng phí và tìm cách loại bỏ sự lãng phí này càng nhiều càng tốt. Vì lý do đó Lean Manufacturing mang lại những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, có thể kể tới như: 

 

  • Cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng của sản phẩm và dịch vụ
  • Tối ưu thời gian sản xuất, cung cấp dịch vụ 
  • Giảm thiểu phần lớn các lãng phí
  • Tăng khả năng sử dụng thiết bị, mặt bằng

 

Sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing

2.2. Six Sigma 

Six Sigma là một phương pháp tập trung vào chất lượng bằng cách xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây ra lỗi và giảm thiểu sự thay đổi trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Các công cụ thường được sử dụng trong Six Sigma bao gồm biểu đồ xu hướng, tính toán các khiếm khuyết tiềm ẩn và các tỷ lệ khác. 

DMAIC - Phương pháp áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp

  • D - Define (Xác định): Ở bước này cần xác định mục tiêu cụ thể của dự án, xác định rõ ràng các yếu tố liên quan tới chất lượng. Quyết định dự án và xác định các phạm vi kinh doanh để triển khai Sigma là bước quan trọng cần thực hiện. 
  • M - Measure:(Đo lường): Điều này bao gồm việc xác định các chỉ số chất lượng, đo lường các thông số quan trọng, xây dựng các biểu đồ thống kê hiệu xuất hiện tại để từ đó tìm ra nguyên nhân gây lỗi. 
  • A - Analyze (Phân tích): Từ kết quả đo lường, nhóm Sigma đã xác định được gốc rễ của các nguyên nhân gây lỗi và tìm ra giải pháp. Các giải pháp đều phải được kiểm nghiệm khắt khe và có các phương án dự phòng
  • I - Improve (Cải tiến):  Các biện pháp cải tiến có thể bao gồm thay đổi trong quá trình sản xuất, thay đổi quy trình làm việc hoặc cải tiến thiết kế của sản phẩm. 
  • C - Control (Kiểm soát): Các biện pháp kiểm soát cần được xây dựng để đảm bảo rằng quy trình mới là ổn định và không quay lại các lối mòn trong quy trình cũ. 

 

DMAIC - SIX SIGMA

2.3. Tái thiết kế quy trình - Business Process Reengineering (BPR) 

Tái thiết kế quy trình (BPR) là chiến lược tập trung vào việc phân tích và thiết kế quy trình làm việc, quy trình kinh doanh trong một công ty. Mục tiêu của nó là tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao tốc độ phát triển doanh nghiệp.  

Nguyên tắc hoạt động cơ bản của BPR:

  • Xác định Quy trình cần tái thiết kế
  • Tập hợp một nhóm chuyên gia: Giống như bất kì một dự án nào, việc tái cấu trúc cần một đội ngũ những người có tay nghề cao, đưa ra những quyết định đúng đắn. 
  • Tìm quy trình không hiệu quả và xác định các chỉ số hiệu suất chính
  • Tái cấu trúc các quy trình và so sánh KPI: Sau khi hoàn thành các phân tích và lập kế hoạch, bạn bắt đầu triển khai các thay đổi ở quy mô nhỏ và đánh giá KPI. Nếu kết quả mang lại tốt thì có thể bắt đầu mở rộng quy mô và áp dụng vào các hoạt động của công ty.  

 

Tái thiết kế quy trình - Business Process Reengineering (BPR) 

 

2.4. Hệ thống sản xuất biến hình - Reconfigurable manufacturing system (RMS)

Hệ thống sản xuất biến hình được thiết kế để đáp ứng sự thay đổi về cấu trúc,phần cứng và phần mềm. Điều này cho phép các hệ điều chỉnh nhanh chóng công suất sản xuất, hoạt động hiệu quả để phù hợp với những thay đổi của thị trường hoặc hệ thống hiện tại của doanh nghiệp. 

Hệ thống này thường sử dụng công nghệ, thiết bị có khả năng tự động hóa cao, từ đó thời gian chuyển đổi giữa các sản phẩm và dịch vụ được giảm thiểu. Bằng cách sử dụng RMS, tổ chức có thể tăng sự linh hoạt và tăng khả năng đáp ứng, giảm lãng phí và tăng hiệu suất tổng thể. 

Một trong những ưu điểm lớn nhất của RMS là khả năng thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi thị trường và sản phẩm, giúp doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng biến đổi. 

 

Hệ thống sản xuất biến hình - Reconfigurable manufacturing system

 

3. Các phương pháp tốt nhất để quản trị tác nghiệp

Các phương pháp hiệu quả nhất về quản trị tác nghiệp thường là những phương pháp hiện đại cho phép nhân viên hoàn thành công việc của họ một cách hiệu quả để cung cấp sản phẩm và dịch vụ mong muốn cho khách hàng. Tuy nhiên, các phương pháp quản lý cần thay đổi và phù hợp với các loại hình công ty khác nhau và phù hợp với thay đổi của ngành, mặc dù không có một tiêu chuẩn cụ thể để quản lý tác nghiệp hiệu quả nhưng các công ty, tổ chức đã tìm ra các phương pháp để cải thiện hoạt động quản lý. Bao gồm: 

  • Áp dụng công nghệ hiệu quả

Khi quá trình tự động hóa ngày càng phát triển và loại bỏ đi các quy trình kinh doanh thông thường, các nhà quản lý sẽ tối ưu hóa bằng cách sử dụng kỹ thuật và thiết kế dựa trên dữ liệu. 

  • Sử dụng dữ liệu để quyết định 

Chiến lược quản lý tác nghiệp hiện đại tập trung vào việc đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý dựa trên phân tích dựa trên dữ liệu thay vì chỉ dựa vào kết quả trong quá khứ, hành vi của nhân viên và khách hàng cũng như những định kiến các nhân.

  • Dùng mô hình cho các hoạt động kinh doanh 

Kết hợp các mô hình quản trị tác nghiệp tái thiết kế quy trình - BPR, Sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing, Six Sigma, Hệ thống sản xuất biến hình - RMS.

 

Như vậy, qua bài viết chúng ta đã biết được quản trị tác nghiệp là gì và những mô hình quản trị tác nghiệp hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm về các giải pháp giúp doanh nghiệp quản trị tác nghiệp hiệu quả, đừng bỏ qua phần mềm quản trị doanh nghiệp sản xuất 1C:Company Management của 1C Việt Nam. Liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết.

 

 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay