Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Tăng cường tương tác thông minh: IOT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong kinh doanh
Thu Trang
(21.06.2024)

Tăng cường tương tác thông minh: IOT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong kinh doanh

Trong cuộc cách mạng công nghệ, IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng được xem là một bước tiến nổi bật giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động. Việc áp dụng AI và IoT đang cách mạng hóa việc phân tích dữ liệu, giúp hệ thống thông minh và hiệu quả hơn. Vậy IoT và trí tuệ nhân tạo là gì? Cách áp dụng như thế nào? AI được tích hợp như thế nào trong phần mềm kinh doanh. 

1. Các khái niệm cơ bản về AI và IoT? 

1.1. Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì? 

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, là trí tuệ được con người tạo nên để thực hiện  những công việc thường cần đến bộ não con người như nhận diện gương mặt, nhận diện giọng nói,.. AI bao gồm các yếu tố cơ bản có thể kể đến như: 

  • Học máy (Machine Learning): Máy tính học hỏi dữ liệu theo thời gian để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn mà không cần con người phải nói chính xác cách thực hiện 
  • Học sâu (Deep Learning): Một hình thức học cải tiến hơn, hoạt động giống như bộ não con người giúp xử lý hình ảnh, video và giọng nói
  • Thị giác máy tính (Computer Vision): Điều này cho phép AI hiểu được hình ảnh và video, chẳng hạn như nhận dạng vật thể hoặc khuôn mặt khác nhau. 
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing): Đây là cách AI có thể hiểu ý của con người khi họ nói hoặc viết và thậm chí có thể viết hoặc nói lại theo cách nghe khá giống con người.

1.2. Internet of things (IoT)

Internet of Things (IoT) là khả năng kết nối các vật thể thông thường như đồ dùng, ô tô và thiết bị gia dụng với Internet để chúng có thể gửi thông tin cho nhau. Một vài yếu tố chính của IoT có thể kể tới như:

  • Cảm biến: Đây là những thiết bị có khả năng nhận biết những thứ xảy ra xung quanh chúng, như sự thay đổi về nhiệt độ hoặc chuyển động và biến điều này thành thông tin kỹ thuật số.
  • Kết nối: Đây là cách các thiết bị giao tiếp với Internet và với nhau, cho dù thông qua WiFi, Bluetooth hay các cách khác.
  •  Trao đổi dữ liệu: Sau khi các thiết bị được kết nối, chúng có thể chia sẻ thông tin thu thập được với các hệ thống trực tuyến để có thể lưu trữ và phân tích dữ liệu này.
  • Tự động hóa: Điều này có nghĩa là sử dụng dữ liệu từ các thiết bị IoT để thực hiện mọi việc một cách tự động, như điều chỉnh nhiệt độ trong nhà hoặc quản lý nhà máy.
IoT
Internet of Things (IoT) 

AI và IoT giúp chúng ta thu thập, hiểu và sử dụng dữ liệu từ các thiết bị được kết nối theo những cách thông minh mà trước đây chúng ta không thể làm được.

2. Ứng dụng IOT và trí tuệ nhân tạo ứng trong cuộc cách mạng công nghệ 

Khi IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng được phối hợp với nhau, chúng tạo ra một hệ thống siêu thông minh có thể xử lý hàng tấn dữ liệu trong thời gian thực, dự đoán điều gì xảy ra tiếp theo để khiến các hoạt động hiệu quả hơn. Khi chúng ta kết nối dữ liệu qua IoT, đó sẽ là lượng dữ liệu khổng lồ. Sử dụng AI như học máy để giúp con người hiểu được tất cả dữ liệu này. 

  • Xử lý và phân tích dữ liệu theo thời gian thực 

AI xem xét các dữ liệu được gửi đến từ cảm biến và thiết bị, đồng thời tìm ra các mẫu hoặc vấn đề khó phát hiện ra nếu chỉ dùng bằng mắt thường. Chúng thường được áp dụng trong việc: 

- Ước tính thời gian hao mòn của thiết bị 

- Nhanh chóng nắm bắt lỗi sản xuất

- Điều chỉnh khả năng sử dụng năng lượng dựa trên mức độ cần thiết 

  • Dự đoán những điều có thể xảy ra trong tương lai 

AI có thể dựa vào dữ liệu trong quá khứ từ các thiết bị IoT để dự đoán điều gì có thể xảy ra trong tương lai. Điều này giúp các công ty có thể:

- Những gì khách hàng có thể muốn

- Xu hướng thị trường sắp tới

- Khi nào máy móc cần sửa chữa 

- Rủi ro sức khỏe tiềm ẩn 

  • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

AI làm cho hệ thống IoT thông minh hơn để hiểu và đưa ra những dự đoán nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng:

- Trợ lý thông minh tìm hiểu thói quen và sở thích của người dùng để đưa ra những gợi ý tốt hơn 

- AI dự đoán những cài đặt yêu thích trong nhà, tuyến đường di chuyển dựa trên yếu tố thời tiết hoặc lịch trình

  • Tăng cường bảo mật với AI

AI làm rất tốt trong việc giữ an toàn cho hệ thống IoT:

- Tìm kiếm các mẫu có dấu hiệu lạ gây rủi ro trong bảo mật 

- Theo dõi các thiết bị giao tiếp với nhau và người sử dụng chúng để sớm sớm phát hiện ra các mối đe dọa

- Tìm hiểu cách giao tiếp thông thường của thiết bị khi có sự cố xảy ra

- Sử dụng hiểu biết ngôn ngữ để sắp xếp và ưu tiên các cảnh báo bảo mật 

3. Ứng dụng AI và khả năng tích hợp trong phần mềm kinh doanh

Việc ứng dụng AI và IoT vào phần mềm kinh doanh giúp mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả. Tại 1C Việt Nam, khả năng tích hợp AI và IoT áp dụng hầu hết vào các phần mềm giúp nâng cao hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất, số hóa văn bản dữ liệu, quản lý nhân sự, các hoạt động kinh doanh. 

3.1. Khả năng nhận dạng giọng nói

Bằng cách sử dụng AI và học máy, phần mềm có thể nghe các bài phát biểu trong cuộc họp, nhận dạng âm thanh và chuyển chính xác thành văn bản. Công nghệ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc ghi nhận thông tin trong các buổi họp, kiểm tra lại thông tin khi cần mà không tốn nhiều thời gian để xem lại bản ghi. 

Khả năng nhận dạng giọng nói
Khả năng nhận dạng giọng nói

3.2. Nhận dạng ký tự quang học (OCR)

Nhận dạng tài liệu thông minh: chuyển đổi văn bàn in hoặc viết tay thành dữ liệu kỹ thuật số và chuyển đổi tài liệu tĩnh thành nội dung động, có thể tìm kiếm và phân tích được 

Xử lý các giao dịch tài chính khác nhau: bằng cách chuyển đổi các tài liệu giấy hoặc hình ảnh chứa thông tin tài chính thành dữ liệu số, công cụ OCR giúp tự động hóa quá trình nhập liệu, giảm thiểu sai sót. Từ việc xử lý hóa đơn, biên lai, chứng từ ngân hàng cho đến các báo cáo tài chính, hợp đồng đồng thời tự động tạo danh sách nhiệm vụ cho nhân viên để quản lý nhiệm vụ một cách hiệu quả 

 

 

Tích hợp ký tự quang học (OCR) 
Tích hợp ký tự quang học (OCR) 

3.3. Dự đoán trong kinh doanh 

Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) đang trở thành một công cụ đắc lực trong việc dự đoán kết quả kinh doanh. Bằng cách kết nối dữ liệu, lựa chọn dữ liệu dự báo, AI có khả năng đưa ra các dự báo về doanh thu, lợi nhuận. Các thuật toán học máy (machine learning) trong AI có thể học từ dữ liệu quá khứ, các dữ liệu mẫu để nhận diện insight khách hàng. Điều này giúp các doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch chiến lược hiệu quả hơn mà còn đưa ra các quyết định thông minh dựa trên dữ liệu thực tế, tối ưu hóa nguồn lực và nắm bắt cơ hội kịp thời.

Tích hợp để dự đoán tình hình kinh doanh
Tích hợp để dự đoán tình hình kinh doanh

3.4 Tích hợp Camera AI 

Camera AI được tích hợp trong hệ thống quản lý mang tới nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp. Ngoài việc ghi nhận hình ảnh, camera AI giúp ghi nhận và phân tích dữ liệu trong thời gian thực. Điều này cho phép nhận dạng khuôn mặt để phát hiện chuyển động, kiểm soát an ninh, phân tích hành vi khách hàng đối với các cửa hàng bán lẻ. Việc tích hợp này cũng mang tới khả năng theo dõi và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh từ quản lý kho hàng trong sản xuất hay là sử dụng các thiết bị trong ngành y tế, chăm sóc sức khỏe.

 

Tich hop camera AI
Tích hợp Camera AI

4. Những thách thức và giải pháp khi áp dụng IOT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng 

4.1. Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu 

Khi AI và IoT kết hợp với nhau, chúng ta có được những lợi ích tuyệt vời từ dữ liệu. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới việc dữ liệu được thu nhập nhiều quá mức cần thiết và gây ra những lo lắng về bảo mật. 

Một số vấn đề thường gặp phải bao gồm:

  • Thu thập quá nhiều dữ liệu: các thiết bị IoT có thể thu thập nhiều dữ liệu các nhân mà người sử dụng không muốn chia sẻ
  • Rủi ro mất dữ liệu: khi dữ liệu di chuyển giữa các thiết bị, tin tặc có thể nhân cơ hội để ăn cắp, sửa, xóa dữ liệu
  • Người sử dụng không biết rằng dữ liệu đang được chia sẻ: phần lớn mọi người thường không kiểm soát được mình đang chia sẻ dữ liệu với thiết bị nào

Để khắc phục vấn đề này, doanh nghiệp có thể: 

  • Phần quyền rõ ràng xem ai là người có thể truy cập vào dữ liệu đó
  • Bảo vệ dữ liệu bằng mã hóa bí mật, kết nối internet an toàn (VPN)
  • Kiểm tra AI thường xuyên để biết về cách AI đưa ra quyết định, đảm bảo cách hoạt động và khắc phục các sự cố có thể xảy ra

4.2. Xử lý dữ liệu phức tạp và chi phí cao

Các thiết bị IoT tạo ra rất nhiều dữ liệu gây khó quản lý vì có khối lượng lớn, độ đa dạng cao từ bài viết đến hình ảnh và video, tính xác thực khó để kiểm soát. Tích hợp AI và IoT cũng đòi hỏi hạ tầng công nghệ phức tạp và chi phí cao. Từ việc triển khai thiết bị IoT và duy trì các mô hình AI cùng đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính và kỹ thuật. Các phương pháp có thể cải thiện vấn đề này: 

  • Sử dụng nhiều máy tính hơn để chia sẻ khối lượng công việc, từ thiết bị đến đám mây 
  • Sử dụng đúng công cụ được tạo ra để xử lý nhiều dữ liệu khác nhau một cách nhanh chóng và chính xác
  • Đặt ra tiêu chuẩn cho dữ liệu giúp quá trình xử lý dễ dàng hơn và đúng với yêu cầu ban đầu
  • Cắt giảm dữ liệu bằng cách tập trung vào những phần quan trọng 

Nhìn chung, việc áp dụng IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng vào quy trình kinh doanh là một bước tiến lớn đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư nhiều thời gian, nhân lực, công nghệ và tài chính. Nếu doanh nghiệp đang quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và có khả năng tích hợp với AI và IoT hãy liên hệ ngay với 1C Việt Nam để nhận những tư vấn chi tiết hơn.

 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay