Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy móc thiết bị công nghiệp khác nhau. Vậy đâu là các loại máy móc thiết bị công nghiệp phổ biến nhất hiện nay, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Máy móc thiết bị công nghiệp được định nghĩa là máy móc và thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất. Mục tiêu của các thiết bị này là tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí trong quá trình sản xuất. Có nhiều loại thiết bị công nghiệp khác nhau, được sử dụng trong ngành sản xuất và được sử dụng với các mục đích khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về máy móc công nghiệp:
Các loại máy móc, thiết bị công nghiệp được sản xuất bởi nhiều công ty lớn, có thể kể đến như Caterpillar, Deere Co, ABB Group. Quy mô thị trường máy móc sản xuất quốc tế được định giá là 572,62 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ mở rộng lên 783,85 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ CAGR là 9%. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn này chủ yếu đến từ tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ sẽ thúc đẩy sự đổi mới trong máy móc công nghiệp.
Khu vực Bắc Mỹ là quê hương của đa số các nhà sản xuất máy móc lớn nhất trên thế giới, chiếm 33% thị phần. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm khoảng 26% thị phần và Nam Mỹ chiếm khoảng 1% thị phần.
Máy phay thực hiện các hoạt động gia công liên quan tới tạo các đường lượn tròn cho mặt phẳng, soi rãnh bản lề, cắt rãnh, đánh cạnh,.. Máy được sử dụng để gia công các bề mặt phẳng, gồ ghề và không đều. Thông thường, hầu hết các máy phay CNC có độ chính xác dao động từ 0,01mm đến 0,03mm. Ngoài ra, một bộ cắt phay tiêu chuẩn có đường kính dao dao từ khoảng 16mm đến 630mm. Đường kính được lựa chọn dựa trên độ sâu và độ rộng của phay.
Các máy phay được dùng phổ biến: máy phay đứng, máy phay nằm ngang, máy phay giường, máy phay chép hình và máy phay chuyên dùng.
Máy khoan là một thiết bị có đầu mũi khoan để khoan lỗ trên các bề mặt khác nhau. Máy này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kim khí và nghề mộc.
Một số loại máy khoan phổ biến hiện nay:
Máy tiện biến phôi thành các hình dạng và kiểu dáng mong muốn khác nhau. Quá trình này bao gồm chuyển động quay của một bộ phận trong khi dao cắt một điểm di chuyển song song với trục quay, thường được thực hiện trên cả bề mặt bên ngoài và bên trong của phôi. Máy tiện được sử dụng rộng rãi trong gia công kim loại, chế biến gỗ, kéo sợi kim loại, phun nhiệt và chế biến thủy tinh. Có nhiều loại máy tiện và được phân loại với các mục đích sử dụng khác nhau.
Máy kiểm tra chất lượng được dùng để đo lường chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Thiết bị này được sử dụng trong công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất để kiểm tra xem sản phẩm đã đạt các tiêu chuẩn đầu ra hay không trước khi xuất xưởng. Ví dụ về các công cụ kiểm tra chất lượng bao gồm:
Máy đóng gói là thiết bị có khả năng đóng gói các phẩm với định lượng đã được cài đặt trước. Quá trình đóng gói bao gồm làm sạch, chế tạo, sắp xếp, niêm phong, dán nhãn, bọc ngoài và xếp hàng. Có 2 loại máy đóng gói được sử dụng phổ biến là: máy đóng gói tự động và máy đóng gói bán tự động.
Máy mài tham gia vào quá trình gia công, chế tác các vật liệu làm từ gỗ, kim loại, giúp mài các kích thước chính xác và tạo ra các mặt với độ hoàn thiện cao. Máy mài phù hợp gia công các vật liệu cứng và cắt nông. Kích thước phổ biến nhất của thiết bị này là 115mm đến 230mm. Dựa vào chức năng và ứng dụng cụ thể, có 3 loại máy mài được sử dụng phổ biến hiện nay:
Cầu trục là máy móc được sử dụng để nâng hạ vật có kích thước lớn và di chuyển ngang từ nơi này qua nơi khác. Cầu trục thường được dùng để di chuyển các vật có trọng tải từ 1 tấn đến 500 tấn trong phạm vi nhất định thường là nhà xưởng. Cầu trục cấu tạo bởi 3 phần chính: kết cấu thép, thiết bị nâng và hệ thống điện. Cầu trục thường được sử dụng để:
Xử lý bề mặt là một quá trình bổ sung được áp dụng cho các bề mặt vật liệu với mục đích bổ sung các chức năng, ví dụ như chống mài mòn, rỉ sét để cải thiện, nâng cao vẻ ngoài của chúng. Ngoài ra, máy còn thực hiện các nhiệm vụ phụ trợ như sơn và xử lý nhiệt.
Các phương pháp xử lý bề mặt phổ biến:
Máy móc sản xuất có thể được phân loại theo nhiều cách tùy theo ngành, quy mô, mục đích của thiết bị. Máy móc nâng cao hiệu quả làm việc đồng thời giúp các công ty đáp ứng với nhu cầu sản xuất ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để máy móc hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng hợp lý, quản lý nguồn nguyên liệu ổn định để tránh những thất thoát không đáng có. Nếu bạn đang quan tâm tới một phần mềm có khả năng tự tính toán nhu cầu vật tư và có khả năng lập kế hoạch sản xuất hãy tìm hiểu ngay 1C:Company Management. Tham khảo ngay thông tin về giải pháp tại website của 1C Việt Nam.