Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Chairman là gì? Phân biệt Chairman, CEO và President
1C Việt Nam
(14.08.2024)

Chairman là gì? Phân biệt Chairman, CEO và President

Trong doanh nghiệp, các vị trí lãnh đạo như Chairman, CEO và President thường gây nhầm lẫn. Vậy Chairman là gì? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa các vị trí quan trọng trong công ty? Bài viết này sẽ 1C Việt Nam sẽ làm rõ vai trò và trách nhiệm của từng vị trí này trong tổ chức cũng như những yếu tố cần có của Chairman ưu tú. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

>>>> XEM THÊM: 1C:ERP - Giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện 

1. Chairman là gì?

Chairman là người đứng đầu Hội đồng quản trị của một tổ chức hoặc tập đoàn, đại diện cho cổ đông và điều hành các hoạt động của Ban giám đốc. Chairman còn được gọi là Chủ tịch. Vị trí này được bầu bởi Hội đồng quản trị dựa trên sự uy tín, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm trong ngành hoạt động của tổ chức. Vai trò của Chủ tịch bao gồm lãnh đạo, điều hành và quản lý bộ máy. 

chairman là gì
Chairman là người đứng đầu Hội đồng quản trị của một tổ chức hoặc tập đoàn

2. Nhiệm vụ của Chairman trong tổ chức

Trong khái niệm Chairman là gì, có thể nhận thấy vị trí này đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều hành tổ chức để đạt được mục tiêu chiến lược. Dưới đây là một số nhiệm vụ phổ biến mà một Chairman có thể đảm nhận:

  • Lãnh đạo và quản lý: Chairman đảm nhận vai trò chủ chốt trong ban lãnh đạo. Vị trí này sẽ quản lý hoạt động của tổ chức, đề xuất chiến lược chiến lược và ra quyết định quan trọng, đồng thời theo dõi tiến độ các dự án, hoạt động kinh doanh. 
  • Chủ trì cuộc họp: Chairman thường dẫn đầu các cuộc họp của hội đồng, ban quản trị và các cơ quan khác, đảm bảo cuộc họp được diễn ra một cách hiệu quả, các quyết định được đưa ra có tính thuyết phục cao.
  • Đại diện và gắn kết: Là người đại diện chính cho tổ chức, Chairman xây dựng và duy trì các mối quan hệ quan trọng với cổ đông, thành viên, nhân viên cũng như cộng đồng, thúc đẩy sự đồng thuận và phát triển bền vững.
  • Thiết lập chiến lược và hoạch định tài chính: Chairman tham gia vào việc xác định và triển khai chiến lược dài hạn, đồng thời quản lý tài chính để đảm bảo sự phát triển ổn định của tổ chức.
  • Giám sát và đánh giá: Chairman đảm bảo việc giám sát chặt chẽ các hoạt động của tổ chức, tuân thủ quy định và đánh giá hiệu quả của các chính sách và chiến lược, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp, đúng đắn.
chairman là gì
Chairman đảm nhận vai trò chủ chốt trong ban lãnh đạo

 

3. Năng lực cần có của một Chairman ưu tú

Vậy điều gì làm nên một Chairman ưu tú và quyền lực? Dưới đây là một số phẩm chất cần có của người đứng đầu tổ chức:

  • Lãnh đạo tại các cuộc họp chiến lược: Chủ tịch cần có khả năng lãnh đạo tốt trong các cuộc họp quan trọng của Hội đồng quản trị.
  • Sự hiểu biết sâu rộng về doanh nghiệp: Chairman phải hiểu rõ về văn hóa, con người và quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Khả năng tác động: Chủ tịch giỏi là người có khả năng gắn kết và đoàn kết các bên liên quan.
  • Tính cách mạnh mẽ và quyết đoán: Người đứng đầu cần có tính quyết đoán và mạnh mẽ để đảm bảo đưa ra các quyết định đúng đắn cho sự thành công bền vững của tổ chức.
chairman là gì
Chủ tịch giỏi là người có khả năng gắn kết và đoàn kết các bên liên quan

4. Phân biệt các vị trí Chairman, CEO và President

Chairman, CEO và President đóng vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Mỗi chức vụ có vai trò và trách nhiệm riêng biệt trong tổ chức, đóng góp vào sự phát triển và thực thi chiến lược của công ty. Tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt giữa các vị trí này. Cụ thể:

Tiêu chí

Chairman

CEO

President

Cấp bậc

Vị trí cao nhất của Hội đồng Quản trị

Vị trí cao nhất của Ban Giám đốc

Vị trí cao nhất của Ban điều hành

Khái niệm

Lãnh đạo cao cấp trong quản trị hội đồng

Giám đốc điều hành công ty

Chủ tịch điều hành tổ chức

Hoạt động

Lãnh đạo, quản trị chiến lược

Điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động trong công ty

Quản lý hoạt động hàng ngày

Vai trò

Chủ trì cuộc họp của Hội đồng Quản trị

Hoạch định các chiến lược và chiến thuật

Điều hành cũng như thực thi chiến lược

Ủy quyền

Được bầu bởi Hội đồng Quản trị

Được ủy quyền bởi Hội đồng Quản trị

Được ủy quyền bởi CEO hoặc Hội đồng Quản trị

>>>> THAM KHẢO NGAY: BOD là gì? Vai trò của BOD trong việc quản trị doanh nghiệp

5. Một số câu hỏi thường gặp về vị trí Chairman

Phần dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giải đáp những câu hỏi phổ biến xoay quanh vị trí Chairman, từ vai trò chiến lược đến quyền hạn và tầm ảnh hưởng trong tổ chức. 

5.1 Chairman hay CEO có quyền lực hơn?

Chairman (Chủ tịch) là người đứng đầu Hội đồng quản trị và có quyền lực chiến lược cao hơn CEO trong tổ chức. Quyền lực của hai chức danh này phụ thuộc vào cấu trúc, quy mô của doanh nghiệp, cũng như các thỏa thuận và quy định trong tài liệu pháp lý.

  • Chairman thường đưa ra chiến lược và hướng đi dài hạn cùng giải quyết các vấn đề pháp lý, tài chính và đàm phán..
  • CEO chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, bao gồm quyết định về sản phẩm/dịch vụ, kế hoạch kinh doanh, marketing, tuyển dụng và quản lý nhân sự.
chairman là gì
Chairman là người đứng đầu Hội đồng quản trị và có quyền lực chiến lược cao hơn CEO trong tổ chức

5.2 Trong trường hợp nào CEO có thể thay thế Chairman

CEO có thể thay thế cho chức danh của Chairman trong trường hợp Chairman nghỉ hưu hoặc quyết định rút khỏi vai trò quản lý của mình. Tuy nhiên, quyết định này phụ thuộc vào ý kiến của Hội đồng quản trị và cổ đông của công ty. CEO thay thế cho chức vụ Chairman thường chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp.

chairman là gì
CEO thay thế cho chức vụ Chairman thường chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp

>>>> XEM NGAY: BOD là gì? Vai trò của BOD trong việc quản trị doanh nghiệp

6. Giải pháp 1C:ERP hỗ trợ Chairman quản trị doanh nghiệp tổng thể

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp hỗ trợ Chủ tịch quản trị doanh nghiệp tổng thể thì có thể tham khảo 1C:ERP - giải pháp hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp. 1C:ERP được phát triển dựa trên công nghệ low-code, mang lại sự tiện lợi và linh hoạt, kết nối các phòng ban/bộ phận lại với nhau, từ đó hỗ trợ các Chairman quản trị doanh nghiệp toàn diện.  

chairman là gì
1C:ERP được phát triển toàn diện, tối ưu hóa dựa trên từng trải nghiệm khách hàng

1C:ERP là công cụ đắc lực hỗ trợ nhà quản trị điều hành doanh nghiệp nhờ khả năng cải thiện hiệu quả quản trị trong các lĩnh vực hoạt động như thương mại, dịch vụ, sản xuất, với các phân hệ quan trọng sau:

  • Lập kế hoạch & ngân sách
  • CRM & Marketing
  • Quản lý bán hàng
  • Quản lý mua hàng
  • Quản lý kho bãi và giao nhận
  • Quản lý sản xuất
  • Quản lý Ngân quỹ
  • Quản lý tài sản dài hạn
  • Kết quả kinh doanh và kiểm soát

Ứng dụng linh hoạt những phân hệ trên trong quản lý, nhà quản trị và doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích sau: 

  • Cải thiện và tối ưu hóa quy trình làm việc, loại bỏ công việc trùng lặp và thao tác thủ công bằng cách kết nối và quản lý hoạt động giữa các công ty và bộ phận.
  • Hỗ trợ lập báo cáo quản trị theo nhu cầu và thời gian thực, không cần lập trình, giúp hợp nhất dữ liệu giữa các công ty, phòng ban.
  • Cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ bằng cách đồng bộ hóa dữ liệu giữa các đơn vị, tối ưu hóa hàng tồn kho, chính sách vận chuyển và phản hồi từ khách hàng.
  • Bảo vệ sự cam kết và tăng cường bảo mật thông qua mã hóa dữ liệu và phân quyền chặt chẽ, ghi nhận lịch sử thao tác để đảm bảo tính minh bạch cũng như an toàn thông tin.
  • Tối ưu hóa chi phí vận hành, kiểm soát KPI và hiệu suất nhân viên, tương thích với nhiều phần mềm CNTT để hỗ trợ chuyển đổi số của doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả đầu tư.
  • Lập kế hoạch và kiểm soát KPI kinh doanh nhanh chóng để đạt mục tiêu tài chính, quản lý hiệu suất bộ phận trong doanh nghiệp.

Hiểu rõ vai trò Chairman là gì cũng như vai trò quan trọng của vị trí này giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững. Với trách nhiệm chiến lược và tầm nhìn dài hạn, Chairman không chỉ đảm bảo sự ổn định mà còn định hướng cho sự phát triển của tổ chức. 1C:ERP tự hào là giải pháp đồng hành cùng các Chairman trong quá trình định hình và phát triển doanh nghiệp toàn diện. Liên hệ 1C Việt Nam để tìm hiểu thêm về giải pháp này nhé!

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay