Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Ngành xuất nhập khẩu làm gì? Cơ hội và thách thức
Thu Trang
(25.01.2024)

Ngành xuất nhập khẩu làm gì? Cơ hội và thách thức

Hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang trở thành xương sống của phần lớn các ngành kinh tế. Chính vì thế, ngành xuất nhập khẩu đang dần trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu thu hút sự quan tâm của các bạn học sinh sắp bước chân vào cánh cửa đại học. Tuy nhiên, phần lớn các bạn học sinh còn e ngại vì chưa hiểu chính xác học xong ngành xuất nhập khẩu làm gì? Trong bài viết này hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu cụ thể về các vị trí công việc của ngành xuất nhập khẩu nhé. 

1.Các vị trí công việc có thể làm khi học ngành xuất nhập khẩu 

Ngành xuất nhập khẩu là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều vị trí khác nhau. Vì vậy, biết được chính xác nhiệm vụ của từng vị trí sẽ giúp các bạn sinh viên, những người mới bước chân vào lĩnh vực này có cái nhìn tổng quát hơn và lựa chọn được vị trí phù hợp với bản thân để xây dựng sự nghiệp lâu dài. 

1.1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu có nhu cầu tuyển dụng rất cao, phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường. Vị trí này thực hiện các công việc liên quan tới tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng, thông báo kế hoạch và thời gian giao nhận hàng hóa cho bộ phận liên quan. 

1.2. Nhân viên mua hàng

Một vị trí khác cũng tương đối phù hợp với những người mới bước chân vào ngành xuất nhập khẩu là nhân viên mua hàng (purchasing officer). Nhiệm vụ chính của nhân viên mua hàng là người chịu trách nghiệm tìm kiếm và đảm bảo nguồn nguyên vật liệu của công ty luôn đầy đủ và sẵn sàng cho sản xuất. Nhân viên mua hàng có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng mua hàng, những vấn đề liên quan tới thủ tục pháp lý, đàm phán giá thành.  

Nhân viên mua hàng

1.3. Nhân viên chứng từ - dịch vụ khách hàng

Nhiệm vụ của bộ phận này là tiếp nhận thông tin từ bộ phận kinh doanh, trao đổi và hỗ trợ các thủ tục liên quan tới khách hàng, thực hiện quá trình thanh toán.  

1.4. Nhân viên hiện trường hoặc bộ phận Logistics 

Ở vị trí này bạn cần thực hiện những công việc liên quan tới giao nhận hàng hóa như các thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa, tư vấn cho khách hàng về các chứng từ liên quan, bố trí xe vận chuyển cho khách. 

xuat-nhap-khau-lam-gi
Nhân viên hiện trường hoặc bộ phận Logistic

2.Các kỹ năng cần có khi làm ngành xuất nhập khẩu 

Hãy cùng tìm hiểu xem ngành xuất nhập khẩu này cần những kỹ năng nào nhé

  • Các kiến thức liên quan tới xuất nhập khẩu

Đây là yếu tố quan trọng nhất nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu. Các kiến thức này bạn hoàn toàn có thể học và củng cố qua học đại học chuyên ngành liên quan tới xuất nhập khẩu, sách vở, các chương trình học ngắn hạn. 

  • Ngoại ngữ:

Trong ngành này, việc thông thạo tiếng anh gần như là bắt buộc. Các kỹ năng giao tiếp, đọc hiểu, viết email, đàm phán và giao dịch cũng cần được luyện tập nhuần nhuyễn. Ngoài ra, việc biết thêm các ngôn ngữ khác (Trung, Hàn, Nhật, …) cũng là một điểm cộng lớn khi bạn đi xin việc. 

Tùy thuộc vào vị trí bạn đang nhắm đến sẽ có những yêu cầu cụ thể hơn với trình độ ngoại ngữ. Chính vì vậy bạn cần xác định được khả năng ngoại ngữ của bản thân để cân nhắc vị trí hoặc xây dựng lộ trình phát triển phù hợp.

xuat-nhap-khau-lam-gi
Khả năng ngoại ngữ là cần thiết khi làm trong ngành xuất nhập khẩu
  • Kỹ năng mềm:

Đây là ngành đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mềm trải rộng từ các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục đến các kỹ năng quản lý thời gian, làm việc theo nhóm. Đặc thù của ngành là phải cần giao tiếp và thuyết phục khách hàng nên những người có khả năng giao tiếp tốt, khéo léo sẽ phù hợp hơn ở vị trí Kinh doanh xuất nhập khẩu. Tất cả các vị trí trong ngành này đều cần kỹ năng quản lý thời gian và làm việc theo nhóm. Bản chất của công việc này là làm việc theo một quy trình nhất định, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan, khi mà một quy trình bị dừng lại gây ảnh hưởng tới các quy trình tiếp theo. 

nganh-xuat-nhap-khau-lam-gi
Các kỹ năng mềm cũng rất cần thiết khi làm trong ngành xuất nhập khẩu
  • Kỹ năng tìm kiếm thông tin và sử dụng thành thạo các phần mềm nhắn tin:

Đây gần như là một kỹ năng bắt buộc đối với vị trí kinh doanh xuất nhập khẩu quốc tế. Bạn cần nằm vùng ở các hội nhóm liên quan, sử dụng thành thạo các mạng xã hội của nước ngoài phục vụ cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Mỗi khách hàng khác nhau họ sẽ sử dụng các phần mềm tin nhắn khác nhau như zalo, vibe, wechat, line,.. Vì thế, việc có đầy đủ các tài khoản ở các apps này sẽ giúp bạn không bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng. 

  • Am hiểu luật xuất nhập khẩu:

Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những quy định và quy chuẩn khác nhau liên quan tới xuất nhập khẩu. Vì thế, người làm trong ngành này cần am hiểu luật xuất nhập khẩu của các quốc gia mình sẽ làm việc cùng để đảm bảo không có sai sót xảy ra. 

3. Cơ hội và thách thức khi làm việc trong ngành xuất nhập khẩu.

3.1. Cơ hội nghề nghiệp

  • Cơ hội được làm việc tại các công ty nước ngoài: Làm việc trong ngành xuất nhập khẩu mở ra cơ hội được làm việc trong môi trường quốc tế và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các chuyên gia và doanh nghiệp trên toàn thế giới. 
  • Giao tiếp đa văn hóa: làm việc với đối tác và đội ngũ đa văn hóa mở ra cơ hội phát triển các kỹ năng giao tiếp, tăng cường sự hiểu biết về văn hóa của nhiều quốc gia.
  • Luân chuyển vị trí: có nhiều cơ hội luân chuyển vị trí trong ngành xuất nhập khẩu, từ vị trí kinh doanh xuất nhập khẩu đến nhân viên chứng từ, nhân viên hiện trưởng

3.2 Thách thức nghề nghiệp

  • Áp lực thời gian: Việc đảm bảo thời gian liên quan tới các giao dịch quốc tế có thể tạo ra thách thức về quản lý thời gian và tạo ra áp lực công việc.
  • Biến động thị trường: đây là một ngành dễ dàng thay đổi tùy và tuân theo sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, thương mại toàn cầu. Khi nền kinh tế gặp khó khăn thì kéo theo hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ bị chững lại. 
  • Rủi ro tài chính: Những biến động hàng ngày trong tỷ giá hối đoái và chi phí vận chuyển có thể tạo ra rủi ro tài chính, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 
  • Rủi ro trong pháp luật: Việc tuân thủ các quy định và chuẩn mực quốc tế có thể tạo ra thách thức trong việc đảm bảo mọi quy trình đều tuân thủ theo quy định 

4. Lương của ngành xuất nhập khẩu 

Trên thị trường việc làm có rất nhiều mức lương khác nhau dành cho các vị trí liên quan tới xuất nhập khẩu và chia thành 3 mức chính sau đây: 

  • Các bạn sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm: mức lương sẽ giao động từ 5.000.000 VND - 9.000.000 VNĐ / tháng
  • Nhân viên có kinh nghiệm trên 1 năm: mức lương giao động từ 9.000.000 VND - 14.000.000 VND/ tháng
  • Ở cấp bậc quản lý: mức lương gấp 2 đến 3 lần ở vị trí nhân viên

Thêm vào đó nhân viên của ngành xuất nhập khẩu còn nhận được mức hoa hồng hấp dẫn sau mỗi giao dịch kinh doanh thành công. 

Nhìn chung, ngành xuất nhập khẩu vẫn đang là một trong những ngành nghề rất tiềm năng trong thị trường lao động đặc biệt là khi ngành thương mại điện tử vẫn đang ngày càng phát triển. Nếu bạn đang mong muốn được làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì cần trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để có thể phát triển sự nghiệp của mình. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của 1C Việt Nam để cập nhật liên tục về các kiến thức mới trong ngành xuất nhập khẩu nhé.

 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay