Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Quản lý kênh phân phối là gì? Lợi ích và cách quản lý hiệu quả
1C Việt Nam
(30.11.2023)

Quản lý kênh phân phối là gì? Lợi ích và cách quản lý hiệu quả

Kênh phân phối là nền tảng quan trọng trong sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Quản lý kênh phân phối tốt giúp hoạt động lưu chuyển hàng tồn kho đạt hiệu quả. Hãy cùng 1C Việt Nam đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm, lợi ích và cách để quản lý kênh phân phối.

1. Quản lý kênh phân phối là gì?

Quản lý kênh phân phối là quá trình giám sát và tối ưu việc di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng thông qua các hoạt động như lựa chọn nhà cung cấp, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ tồn kho, quản lý chuỗi cung ứng,... Mục tiêu của quản lý kênh phân phối là sản phẩm được giao đúng thời điểm, chất lượng hàng hóa được đảm bảo và hiệu suất hoạt động cao. 

Quản lý hệ thống kênh phân phối đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp như giảm chi phí vận chuyển, giao hàng nhanh hơn, giảm lượng hàng tồn trong kho,... Đặc biệt, quản lý kênh phân phối hiệu quả giúp doanh nghiệp dự báo nhu cầu trong tương lai để đưa ra một kế hoạch nhập hàng tốt nhất. 

Điểm thách thức đối với các kênh phân phối là bị gián đoạn bởi thiên tai, dịch bệnh, tình hình chính trị bất ổn, kinh tế suy thoái,... Điều này sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình quản lý kênh phân phối. 

quản lý kênh phân phối
Quản lý kênh phân phối là quá trình giám sát và tối ưu vận chuyển hàng hóa đến người tiêu dùng

>>>> XEM THÊM: Kênh phân phối trực tiếp là gì? Các thành phần chính trong kênh

2. Lợi ích của quản trị hệ thống phân phối đối với doanh nghiệp

Quản lý kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển và phân phối sản phẩm từ nguồn cung đến khách hàng cuối cùng. Dưới đây là một số lợi ích chính mà quản trị phân phối mang lại cho doanh nghiệp:

2.1. Thực hiện giao hàng nhanh chóng

Quản lý hệ thống phân phối tốt giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng sản phẩm được chuyển từ nguồn cung đến khách hàng một cách nhanh chóng, từ khâu lấy hàng, đóng gói, lên đơn đến vận chuyển. Doanh nghiệp có thể dễ dàng lưu chuyển hàng tồn kho từ các kênh phân phối một cách hợp lý, giúp giám sát số lượng hàng trong kho và tăng tốc thời gian giao hàng.

Việc thiết kế nhà kho tối ưu và khoa học có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát được những vấn đề phát sinh trong quá trình giao hàng, đồng thời việc xây dựng nhà kho ở địa điểm hợp lý cũng giúp giao hàng nhanh hơn. 

quản lý kênh phân phối
Quản lý kênh phân phối đảm bảo quá trình giao hàng nhanh chóng 

2.2. Đáp ứng kỳ vọng khách hàng 

Quản lý hệ thống kênh phân phối giúp tăng khả năng vận chuyển hàng hóa từ nhà phân phối đến khách hàng cuối đúng thời gian cam kết. Điều này là khởi đầu tốt khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Quản lý hiệu quả hoạt động phân phối còn giúp doanh nghiệp đảm bảo tính sẵn có của hàng hóa. Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm với số lượng đúng theo nhu cầu mà khách hàng cần,  giúp tăng khả năng mua sắm của khách hàng. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển, lưu trữ và xử lý đơn hàng. Những chi phí này giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh về giá và tập trung vào cải thiện chất lượng dịch vụ tốt hơn, giúp tăng sự hài lòng của khách hàng.

quản lý kênh phân phối
Quản lý kênh phân phối tốt giúp đáp ứng kỳ vọng của người dùng cuối 

2.3. Đáp ứng tính thời vụ của thị trường

Đối với những sản phẩm được bán theo mùa, phân phối đúng thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh thu bán hàng. Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp không chỉ cần quản lý quy trình phân phối mà còn phải thực hiện thu thập dữ liệu bán hàng trong khoảng thời gian cụ thể để xác định số lượng hàng tồn kho có sẵn, từ đó đưa ra dự báo nhu cầu trong tương lai. 

Nhà quản lý cũng dễ dàng dự đoán những thay đổi của thị trường thời vụ từ kinh nghiệm trước đó, chẳng hạn như biến động về số lượng đơn đặt hàng theo mùa để điều chỉnh mức tồn kho và phân bổ hàng trong kho phù hợp nhất. 

quản lý kênh phân phối
Quản lý kênh phân phối giúp doanh nghiệp kiểm soát được tính thời vụ, lên kế hoạch đầu tư hiệu quả

2.4. Tăng lợi nhuận doanh nghiệp 

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm một khoản chi phí lớn như chi phí vận hành, chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi,... thông qua việc thu thập đầy đủ thông tin chi tiết về hoạt động của từng kênh phân phối. Quy trình quản lý hàng tồn kho cũng được tối ưu hóa và có sự luân chuyển lượng hàng tồn hiệu quả. Đây là các yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận cao hơn trong tương lai.

quản lý kênh phân phối
Giám sát kênh phân phối hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận

3. Cách quản lý kênh phân phối hiệu quả

Quản lý kênh phân phối hiệu quả là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị và kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách để quản lý kênh phân phối tối ưu, hiệu quả:

  • Hiểu khách hàng và thị trường: Để quản lý kênh phân phối tốt, doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định kênh phân phối phù hợp nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Xác định mục tiêu của từng kênh phân phối: Nhà quản lý cần xác định mục tiêu cụ thể của việc sử dụng mỗi kênh phân phối, ví dụ như tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu suất hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.
  • Lập kế hoạch chi tiết quản lý từng kênh: Doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch chi tiết, bao gồm tất cả sản phẩm được bán, thị trường mục tiêu và nguồn lực sẵn có. Nhà quản trị cũng nên đánh giá và xem xét các kênh phân phối để tối ưu hóa quy trình bán hàng phù hợp, bao gồm cả kênh online và kênh offline.
  • Xây dựng mối quan hệ với đối tác: Doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ bền chặt với đối tác trong hệ thống kênh phân phối dựa trên sự tin tưởng, công bằng và cùng có lợi. Điều này giúp gia tăng tính hiệu quả và phối hợp hoạt động tốt hơn để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Đánh giá và tối ưu hóa kênh: Doanh nghiệp cần phải liên tục đánh giá hiệu suất của các kênh phân phối bao gồm điều chỉnh kế hoạch phù hợp, thay đổi đối tác, hoặc cách tiếp cận thị trường.
  • Sử dụng phần mềm quản lý thông minh: Doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm để theo dõi và quản lý kênh phân phối. Qua đó, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu, phân tích để có cái nhìn rõ hơn về hoạt động của từng kênh và cách cải thiện hiệu suất. 
quản lý kênh phân phối
Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm để quản lý kênh phân phối hiệu quả hơn

Như vậy, quản lý kênh phân phối đóng vai trò quan trọng giúp tăng hiệu quả làm việc, giao hàng đúng tiến độ, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng đồng thời tối ưu quy trình giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp có thể áp dụng các phần mềm quản trị kênh phân phối như phần mềm 1C:Company Management. Bên cạnh những phân hệ về quản lý bán hàng, mua hàng, tài chính,... phần mềm còn cung cấp các tính năng mạnh mẽ giúp quản lý hệ thống kênh phân phối hiệu quả. Liên hệ tới 1C Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp phù hợp với đặc thù doanh nghiệp nhé!

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay