Để một doanh nghiệp sản xuất phát triển và tăng trưởng bền vững, việc quản trị sản xuất hiệu quả là vô cùng quan trọng. Vậy quản trị sản xuất là gì, những mục tiêu của quản trị sản xuất ra sao, đâu là những yếu tố chính trong quản trị sản xuất, hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Quản trị sản xuất (Production Management) là tổng hợp tất cả các hoạt động về xây dựng một hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp, quản trị quá trình sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào để tạo thành các thành phẩm, sản phẩm, dịch vụ đầu ra theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp để phục vụ các mục tiêu phát triển đã đề ra.
Quản trị sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng trưởng vững bền
Lý giải dễ hiểu hơn thì hoạt động quản trị sản xuất là tập hợp các hoạt động bao gồm lập kế hoạch, giám sát, điều phối, kiểm soát và ra quyết định liên quan đến các nguồn lực đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Nó kết hợp các yếu tố chính như con người, tiền tệ, vật liệu, máy móc, thị trường và phương pháp để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Quản trị sản xuất được xem là một trong những yếu tố chính trong quản trị kinh doanh và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như tăng trưởng của doanh nghiệp.
Nói đến chất lượng sản phẩm thì nó được quyết định bởi nhu cầu của khách hàng. Sau khi nhận được những yêu cầu của khách hàng thì các bộ phận kỹ thuật, thiết kế sẽ chuyển các yêu cầu đó thành các thông số kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm. Các thông số này được chuyển thành các mục tiêu mà bộ phận sản xuất có thể đo lường và đạt được. Chất lượng cuối cùng của sản phẩm sẽ được xác định thông qua đo lường và bộ phận sản xuất sẽ phải đảm bảo duy trì sự cân bằng hợp lý giữa chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất doanh nghiệp đã bỏ ra.
Không chỉ cần phải sản xuất đúng, một mục tiêu của quản trị sản xuất cũng rất quan trọng đó là đảm bảo sản xuất các sản phẩm và dịch vụ đủ với số lượng phù hợp theo nhu cầu của khách hàng và cầu của thị trường. Nếu doanh nghiệp sản xuất ra số lượng sản phẩm ít hơn so với nhu cầu của thị trường thì sẽ gây ra sự thiếu hụt nguồn cung. Và ngược lại, trong trường hợp nhu cầu thị trường ít hơn nhưng doanh nghiệp lại sản xuất ra sản lượng sản phẩm nhiều hơn thì nó sẽ gây nên tồn kho hay tồn kho vượt mức cho phép, gây nên những bất cập như doanh nghiệp mất thêm chi phí tồn kho,... Chính vì vậy, quản trị sản xuất với số lượng hàng hóa & dịch vụ đủ là cần thiết và quan trọng cho doanh nghiệp.
Quản trị sản xuất với số lượng hàng hóa & dịch vụ đủ là cần thiết và quan trọng cho doanh nghiệp
Trước khi sản xuất bất kỳ sản phẩm nào, doanh nghiệp đã phải xác định được chi phí sản xuất ra sản phẩm & dịch vụ đó. Và việc sản xuất sản phẩm đó phải được thực hiện trong giới hạn các mức chi phí sản xuất đã nhà quản lý doanh nghiệp được xác định trước. Việc đảm bảo khoảng cách chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn và chi phí sản xuất thực tế ở mức tối thiểu cũng là một mục tiêu trọng tâm của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp.
Bên cạnh việc sản xuất đúng, đủ và tối ưu hóa chi phí thì một trong những thông số quan trọng để xác định hiệu quả của sản xuất đó chính là giao hàng đúng hạn theo đúng tiến độ. Trong một vài trường hợp, có thể do một số yếu tố như thiếu nhân lực, nguyên liệu đến trễ, hỏng hóc máy móc,… sẽ tạo ra những ảnh hưởng xấu đến thời gian hoàn thành sản phẩm. Việc quản trị sản xuất sẽ nhằm mục đích lên kế hoạch cho các hoạt động khác nhau liên quan đến sản xuất, giám sát các hoạt động để đảm bảo việc sản xuất theo đúng lịch trình đã định và hạn chế những rủi ro ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành ở mức thấp nhất.
Bên cạnh các mục tiêu trên, quản trị sản xuất còn có những mục tiêu về cung cấp đầy đủ nhân lực; kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn của máy móc & thiết bị; xem xét sự sẵn có của nguyên vật liệu trong kho,...
Đây là bước đầu tiên trong quy trình quản trị sản xuất nhằm mục đích dự báo chính xác và nhanh chóng xu hướng thị trường, phân tích dữ liệu lịch sử và có thể thu thập được những thông tin từ khách hàng, lường trước các tình huống thay đổi trong tương lai.
Việc thiết kế sản phẩm sẽ bao gồm phác thảo ý tưởng ban đầu, phát triển các mẫu thử và sản phẩm thử, sau đó đưa ra sản phẩm cuối cùng. Các hoạt đông này phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường và khách hàng về chất lượng, tính tiện dụng, tính thẩm mỹ và tính kinh tế của sản phẩm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và thiết kế sản phẩm nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Việc quản lý và hoạch định năng lực sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nó giúp xác định quy mô, công suất và khả năng sản xuất của doanh nghiệp thông qua việc phân tích và đánh giá các thông số liên quan đến sản xuất như sản lượng, chất lượng, thời gian sản xuất, chi phí sản xuất,...
Quản lý và hoạch định năng lực sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất
Đây là quá trình xác định vị trí chiến lược của doanh nghiệp trên thị trường bằng việc lựa chọn địa điểm, vùng phân bổ để đảm bảo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo chính xác, nhà quản lý sản xuất cần tiến hành phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như nguồn lực, thị trường, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hoá,... để đưa ra các hướng khắc phục rủi ro và tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đây là hoạt động bao gồm tổ chức, sắp xếp không gian sản xuất, các máy móc, thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất để nhà quản lý sản xuất dễ dàng quản trị được chất lượng sản phẩm và đạt hiệu quả cao khi vận hành.
Việc lên kế hoạch sắp xếp nguồn lực là quá trình dựa trên việc lập kế hoạch sản xuất cụ thể để xác định và phân bổ nguồn lực trong doanh nghiệp như tài chính, nhân lực, máy móc, vật liệu, thời gian để đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liền mạch, hiệu quả và tối ưu hóa chi phí.
Là quá trình quản lý và điều phối các hoạt động sản xuất trong lịch trình sản xuất để đảm bảo tiến độ sản xuất theo đúng hạn và các công việc được phân công hợp lý và đúng trình tự.
Điều độ trong sản xuất để đảm bảo tiến độ sản xuất theo đúng hạn
Đây là hoạt động bao gồm việc quản lý hàng tồn kho và kiểm soát chất lượng hệ thống sản xuất. Về việc quản lý hàng tồn kho thì cần đảm bảo tình trạng lưu thông vốn và sự cân đối giữa nhu cầu tiêu thụ và sản xuất, giảm thiểu rủi ro về thất thoát, hư hỏng. Về kiểm soát chất lượng hệ thống sản xuất thì cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thị trường và duy trì sự đồng nhất của quy trình sản xuất trong doanh nghiệp.
Như vậy, thông qua bài viết, chúng ta có thể nắm bắt được định nghĩa quản trị sản xuất là gì, những mục tiêu của quản trị sản xuất và 8 yếu tố chính trong quản trị sản xuất trong doanh nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm về các giải pháp giúp doanh nghiệp quản trị sản xuất hiệu quả, đừng bỏ qua phần mềm quản trị doanh nghiệp sản xuất 1C:Company Management của 1C Việt Nam. Liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết.