Ngành hàng không có tác động to lớn và quan trọng đối với hầu hết các ngành kinh tế - kỹ thuật và lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Quy mô và tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của ngành hàng không đều tạo ra hiệu ứng cấp số nhân tương ứng ở các ngành, các lĩnh vực khác. Trong giai đoạn 2003-2018, khi GDP toàn cầu tăng 1% thì ngành hàng không đã tăng trưởng từ 1,28 đến 2,03%. Chính vì mức độ quan trọng và phức tạp đặc thù của lĩnh vực, việc quản trị vận hành ngành hàng không yêu cầu chi phí và nguồn lực lớn, đồng thời ngày càng tăng cao, từ đó nhu cầu tự động hoá các quy trình vận hành trở nên vô cùng cần thiết.
Đáp ứng nhu cầu cấp thiết, giải pháp 1C:ERP đã được thiết kế và phát triển, sử dụng công nghệ No-Code và Low-code để hỗ trợ các doanh nghiệp với độ phức tạp cao như trong lĩnh vực hàng không tự động hoá vận hành, tiến tới hiệu quả chuyển đổi số tối ưu toàn diện.
Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết câu chuyện tự động hoá vận hành của một doanh nghiệp hàng không tiêu biểu, và cùng xem công nghệ 1C đã đồng hành cùng ngành hàng không “cất cánh” trên hành trình chuyển đổi số như thế nào nhé!
Low-code và No-code là những phương pháp phát triển phần mềm dựa trên giao diện trực quan. Các nền tảng Low-code cho phép người dùng viết rất ít code theo nhu cầu tuỳ chỉnh, trong khi các nền tảng với công nghệ No-code thì không cần thiết người sử dụng phải thực hiện bất kì một bước lập trình nào.
Về cơ bản, các nền tảng này cung cấp các thành phần (components) có sẵn, tương tự như những mảnh ghép Lego, người dùng chỉ cần chọn các mảnh ghép phù hợp và sử dụng tính năng kéo-và-thả (drag-and-drop), sau đó điều chỉnh các tham số và liên kết chúng lại với nhau để xây dựng giải pháp hoàn chỉnh.
Công nghệ Low-code và No-code mang lại nhiều lợi nâng cao tính linh hoạt cho doanh nghiệp, đồng thời tiết kiện thời gian phát triển, duy trì giải pháp công nghệ, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả vận hành, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp phức tạp như hàng không.
Sự khác biệt chính giữa các nền tảng No-code, nền tảng Low-Code và nền tảng Code Truyền thống nằm ở hướng tiếp cận phát triển, cơ sở người dùng mục tiêu và mức độ tùy chỉnh được cho phép.
No-code |
Low-code |
Code Truyền thống |
|
Phương pháp phát triển |
Dựa vào giao diện drag-and-drop |
Dựa vào giao diện drag-and-drop, cung cấp thêm tùy chỉnh bằng code |
Lập trình thủ công |
Cơ sở người dùng mục tiêu |
Người dùng không chuyên về kỹ thuật |
Cả người dùng không chuyên về kỹ thuật và các nhà phát triển phần mềm có kinh nghiệm |
Người dùng có trình độ chuyên sâu về kỹ thuật |
Tùy chỉnh |
Các thành phần dựng sẵn và các tùy chọn tùy chỉnh hạn chế |
Tùy chỉnh các thành phần theo nhu cầu thông qua các bước lập trình |
Tùy chỉnh và kiểm soát hoàn toàn bằng thao tác code thủ công |
Công nghệ Low-code và No-Code đang thiết lập một quy chuẩn mới trong lĩnh vực phát triển phần mềm, mang lại nhiều tiến bộ cho công cuộc chuyển đổi số của các doanh nghiệp toàn cầu. Sự ra đời của các giải pháp Low-Code và No-Code đã mang lại khả năng giải quyết nhiều vấn đề “nhức nhối" của các doanh nghiệp đa dạng quy mô từ start-up, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp lớn và tập đoàn, hay cả với các chuyên gia công nghệ thông tin.
Một số ví dụ tiêu biểu về những ứng dụng được tối ưu nhờ hướng phát triển Low-code bao gồm:
- Các nền tảng quản lý quy trình kinh doanh, phát triển website và ứng dụng di động, các công cụ hỗ trợ quá trình phối hợp, kết nối phòng ban, bộ phận như phần mềm quản lý đánh giá,..
- Tích hợp với các plugin bên ngoài và các công nghệ tiên tiến đa điện toán đám mây, chẳng hạn như thư viện học máy (machine learning), tự động hóa quy trình robot (Robotic process automation - RPA) và hiện đại hóa ứng dụng kế thừa (inheritance).
Các ví dụ về các ứng dụng phù hợp với hướng phát triển No-code bao gồm:
- Các ứng dụng tự phục vụ cho người dùng kinh doanh như phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý kế toán,...
- Bảng điều khiển, ứng dụng di động và web
- Các nền tảng quản lý nội dung và các trình xây dựng đường ống dữ liệu (data pipeline).
Nghiệp vụ chính |
Nhu cầu quản trị cụ thể |
Phân tích lợi nhuận của các điểm đến và chuyến bay |
Hệ thống phân cấp chuyến bay: Bao gồm phân khúc (Segment), đường bay (Route), chặng bay (Sector), và chuyến bay (Flight). Mỗi cấp độ này đều có thể được phân tích để xác định lợi nhuận. |
Phân tích mức thu và chi theo từng máy bay |
- Phân tích chi phí liên quan đến máy bay: Bao gồm chi phí cho bảo trì, sửa chữa (MRO), bảo hiểm, và thuê máy bay. Chi phí này phải được phân bổ vào chi phí của các chuyến bay do máy bay này thực hiện. - Phân bổ chi phí: Sử dụng giờ bay (Flight Hours) hoặc giờ cất cánh (Block Hours) để phân bổ chi phí. |
Hạch toán doanh thu theo giá cước và hạng ghế |
- Loại hành khách: Người lớn (adult), trẻ em (child), trẻ sơ sinh (infant). - Hạng dịch vụ: Bao gồm các hạng như Promo, Economy, và Business. Hệ thống phải cung cấp khả năng phân tích lợi nhuận theo loại hành khách và hạng dịch vụ. |
Ghi nhận vận chuyển hàng hóa (Cargo) |
- Phân tích lợi nhuận từ vận chuyển hàng hóa: Hàng hóa có thể được vận chuyển cùng với hành khách trên cùng một chuyến bay và cần được phân tích lợi nhuận riêng biệt. |
Chi phí trực tiếp của chuyến bay |
- Chi phí nhiên liệu và lương nhân viên: Các chi phí này phải được tính vào chi phí sản xuất trực tiếp theo các khoản mục tính giá thành phù hợp. |
Chuyến bay bị hoãn |
- Xử lý chi phí bổ sung: Khi chuyến bay bị chậm trễ, các chi phí bổ sung như chỗ ở khách sạn cho hành khách phải được phân loại là chi phí bổ sung ngoài kế hoạch và được tính vào chi phí của chuyến bay đó. |
Hành khách vắng mặt |
- Ghi nhận doanh thu phi hoạt động: Nếu một hành khách không có mặt trên chuyến bay vì đến trễ, điều này sẽ được phản ánh là "no show" – là dạng doanh thu phi hoạt động. |
Mục tiêu chính của dự án là phát triển hệ thống quản trị mà không cần viết bất kì khâu lập trình thủ công nào, hệ thống vận hành suôn sẻ, không yêu cầu đội ngũ hỗ trợ liên tục thường xuyên phải cập nhật bản vá.
Giải pháp 1C:ERP World Edition đã được lựa chọn triển khai trong dự án với doanh nghiệp hàng không bởi những ưu điểm sau:
- Giao diện đa ngôn ngữ: Giải pháp 1C:ERP World Edition hỗ trợ đồng thời hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh.
- Chuẩn mực kế toán: Giải pháp 1C:ERP World Edition đáp ứng đồng thời hai tiêu chuẩn kế toán quốc nội như chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IFRS), thỏa mãn nhu cầu ứng dụng linh hoạt trên quy mô toàn cầu của ngành hàng không.
- Thao tác lập trình: Giải pháp 1C:ERP World Edition cho phép triển khai các quy trình nghiệp vụ mà không cần tới lập trình thủ công nhờ công nghệ No-code, giúp hạn chế các thao tác lập trình bổ sung phức tạp, tiết kiệm chi phí và nhân lực.
- Hướng phát triển giải pháp trong dự án: Doanh nghiệp có thể sử dụng chức năng tiêu chuẩn của giải pháp 1C:ERP World Edition, qua đó tập trung vào kết quả mục tiêu, cũng như đảm bảo tính khả thi trong việc hỗ trợ và bảo trì hệ thống trong tương lai.
Tuy nhiên, khi ứng dụng vào thực tế, sự hỗ trợ từ cả công nghệ Low-code sẽ cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh sâu qua một vài bước lập trình để tích hợp toàn diện hệ thống quản trị 1C với các hệ thống CNTT khác như hệ thống đặt chỗ, hệ thống quản lý doanh thu, và hệ thống quản lý chuyến bay.
Để triển khai hệ thống quản lý hiệu quả, quá trình phát triển và thử nghiệm các giải pháp thiết kế được chia thành các bước cụ thể sau:
- Bước 1: Xác định các đối tượng dữ liệu tham chiếu cơ bản như "Mặt hàng", "Tài sản cố định" và "Lĩnh vực hoạt động". Đây là bước đầu quan trọng giúp doanh nghiệp tổ chức thông tin một cách khoa học, từ đó thiết kế lên khung và flow hệ thống vận hành mượt mà.
- Bước 2: Các quy trình nghiệp vụ sẽ được thực hiện dựa trên các đối tượng đã xác định, giúp đảm bảo tính logic và nhất quán trong mọi hoạt động.
- Bước 3: Kiểm tra độ tương thích của các phân hệ và tính năng với yêu cầu nghiệp vụ giúp đảm bảo hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã được đặt ra, mang lại hiệu quả tối đa trong quản lý doanh nghiệp.
Theo yêu cầu từ khách hàng doanh nghiệp hàng không, kết quả lý tưởng là khi vấn đề được giải quyết mà không phát sinh thêm chi phí, không gây phức tạp cho hệ thống, và không có tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, quy trình trên được lặp lại cho đến khi một giải pháp hoàn thiện đáp ứng được tất cả các yêu cầu kinh doanh
Dưới đây là một số thiết lập chi tiết trong giải pháp thuộc dự án:
Danh mục |
Thông tin chi tiết |
Dạng mặt hàng |
- Bao gồm "Air transportation PAX" cho vận tải hành khách và "Air transportation CARGO" cho vận tải hàng hóa. - Đặc tính mặt hàng: Bao gồm Tail Number (số đuôi máy bay), PAX type (loại hành khách), PAX class (hạng ghế), và No-show (hành khách không có mặt). |
Tài sản cố định |
- Thông tin về máy bay: Bao gồm nhà sản xuất, mẫu máy bay, và các thông tin liên quan khác. |
Lĩnh vực hoạt động |
- Hệ thống phân cấp chuyến bay: Bao gồm phân khúc (Segment), đường bay (Route), và chuyến bay (Flight). - Thông tin bổ sung: Bao gồm giờ bay (Flight Hour) và khoảng cách (Distance). |
Thực hiện vận tải hàng không |
- Quy trình sản xuất: Sử dụng sơ đồ sản xuất theo đơn hàng để quản lý các chuyến bay và dịch vụ vận tải hàng không. - Chi phí trực tiếp: Bao gồm chi phí nhiên liệu, lương nhân viên, và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến chuyến bay. |
Chi phí chuyến bay bất ngờ |
- Xử lý chi phí bổ sung: Khi chuyến bay bị trì hoãn, các chi phí bổ sung như chỗ ở khách sạn cho hành khách phải được phân loại là chi phí bổ sung ngoài kế hoạch và được tính vào chi phí của chuyến bay đó. |
Doanh thu bán hàng |
- Kế toán tài chính quản trị: Sử dụng hệ thống quản lý thu nhập (RMS) để phản ánh doanh thu bán hàng. |
Báo cáo lợi nhuận gộp |
- Báo cáo theo hạng và loại khách hành: Phân tích lợi nhuận theo hạng ghế và loại hành khách. - Báo cáo theo máy bay: Phân tích lợi nhuận của từng máy bay cụ thể. - Báo cáo theo đường bay: Phân tích lợi nhuận của các phân khúc, đường bay, và chuyến bay cụ thể. |
Báo cáo giá thành |
- Báo cáo giá thành sản phẩm thực tế: Phân tích cấu trúc giá thành theo từng máy bay và nhiệm vụ của từng máy. |
Báo cáo nhiên liệu |
- Mức tiêu thụ nhiên liệu: Phân tích mức tiêu thụ nhiên liệu theo chứng từ chuyến bay. |
Bật phân hệ kế toán tài chính quốc tế
Thiết lập tùy chọn tạo bút toán
Báo cáo lợi nhuận gộp theo hạng và loại hành khách
Báo cáo lợi nhuận gộp theo máy bay
Báo cáo lợi nhuận gộp theo đường bay
Báo cáo giá thành sản phẩm thực tế
Báo cáo tiếp nhận và tiêu thụ nhiên liệu máy bay
Khả năng hỗ trợ của công nghệ No-code và Low-code có thể được hình dung như sau: Khi cần đi từ điểm A đến điểm B, bạn có thể tự mình di chuyển hoặc bạn có thể đặt Grab để giúp bạn làm việc đó. Việc bạn tự mình lái xe cũng tương tự như việc tự xây dựng phần mềm; còn việc dùng Grab sẽ giống với việc chúng ta tận dụng sự tiện lợi của nền tảng Low-code/No-code.
Khi công việc lập trình được đơn giản hóa nhờ No-code và Low-code, các lập trình viên có thể đảm nhận nhiều vai trò đa dạng hơn như kiến trúc sư hệ thống, nhà quản trị hệ thống, chuyên gia tư vấn về thiết lập sản phẩm phần mềm, nhà phân tích, đào tạo… – tập trung vào việc thiết kế và kết nối các module theo logic tối ưu nhất.
Nhìn chung, khi đầu óc và thời gian của lập trình viên được “giải phóng” khỏi những công việc vốn dĩ có thể được hỗ trợ tự động hoá bởi nền tảng Low-code/No-code, họ sẽ ngày càng trở nên sáng tạo hơn, xây dựng lên những công cụ chưa từng có, tạo ra nhiều đột phá trong công việc hơn.
Nhờ ứng dụng công nghệ No-code/Low-code từ 1C, những đặc thù vận hành phức tạp của doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không đã được giải quyết triệt để một cách linh hoạt, đồng thời, doanh nghiệp giờ đây đã có thể tối ưu nghiệp vụ, không cần lập trình viên phải tốn quá nhiều thời gian viết code thủ công, giúp giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả vận hành. Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp No-code/Low-code trong quá trình triển khai hệ thống không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo khả năng thích ứng, cũng như giúp cho quá trình bảo trì hệ thống của doanh nghiệp trong tương lai trở nên dễ dàng, bớt tốn kém hơn.
Mặc dù mục tiêu lý tưởng của No-Code là không cần viết mã, thực tế vẫn đòi hỏi một số lập trình để hệ thống vận hành hiệu quả trong môi trường CNTT phức tạp. Đặc biệt, việc tích hợp các giao diện trao đổi dữ liệu là cần thiết, chẳng hạn như quản lý nhân sự ngành hàng không, tải đơn đặt hàng từ hệ thống quản lý bay, và dữ liệu bán hàng từ hệ thống đặt chỗ. Đồng thời, cần theo dõi sự chính xác và tính liên quan của dữ liệu để đảm bảo hoạt động trơn tru. Việc xây dựng các báo cáo và công cụ hỗ trợ cũng cần được lập trình để đáp ứng yêu cầu của người dùng.
Tuy vậy, những công việc này thuộc phạm vi Low-Code, tập trung vào việc tích hợp hệ thống mà không cần thay đổi cơ chế ERP cốt lõi. Những cải tiến này giúp hệ thống hoạt động ổn định mà không yêu cầu thay đổi cấu trúc lớn. Vai trò của người triển khai không phải là viết mã code mà là sử dụng các chức năng tiêu chuẩn một cách sáng tạo và hiệu quả để giải quyết vấn đề, giảm thiểu nhu cầu về lập trình phức tạp, và vẫn đảm bảo hệ thống đáp ứng tốt các yêu cầu kinh doanh.
Để tìm hiểu chi tiết về giải pháp 1C:ERP được phát triển trên nền tảng Low-code 1C:Enterprise linh hoạt, liên hệ 1C Việt Nam ngay hôm nay để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
Chiến lược kinh doanh là gì? Nguyên tắc và 5 bước xây dựng
ERP là gì? Lợi ích của phần mềm ERP đối với doanh nghiệp
Hướng dẫn cách sử dụng hệ thống ERP chi tiết cho doanh nghiệp