Các bước quy trình quản lý văn thư lưu trữ hiệu quả
Quản lý văn thư lưu trữlà một phần quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý văn phòng, hành chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều cơ quan vẫn lưu trữ văn bản thủ công, dẫn đến nguy cơ mất mát và khó khăn trong việc tra cứu hồ sơ. Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu về quy trình quản lý văn thư lưu trữ hiệu quả, khoa học qua bài viết dưới đây nhé.
1. Quản lý văn thư lưu trữ là gì?
Quản lý văn thư lưu trữ là công việc quản lý các loại giấy tờ từ khi tiếp nhận đến khi được xử lý xong và được lưu vào hồ sơ nơi lưu trữ. Hiểu một cách đơn giản hơn, quản lý văn thư là hoạt động lưu giữ tài liệu, hiện vật nào đó nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn, đầy đủ của tài liệu.
2. Tầm quan trọng của việc quản lý văn thư lưu trữ trong doanh nghiệp
Công tác quản lý văn thư lưu trữ có vai trò quan trọng đối với mọi cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp bao gồm:
Cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác: Lưu trữ thông tin tập trung, khoa học giúp bộ phận văn thư nhanh chóng tìm kiếm và cung cấp thông tin chính xác. Ngoài ra, quá trình tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cũng trở nên dễ dàng hơn.
Bảo mật thông tin cao và đảm bảo tính thông suốt: Công tác lưu trữ văn thư không chỉ bảo mật thông tin mà còn đảm bảo tính thông suốt trong quá trình hoạt động của công ty.
Tạo điều kiện cho công tác lưu trữ: Ngoài việc cung cấp thông tin kịp thời, bảo mật, quản lý văn thư còn giúp duy trì sự gọn gàng, sạch đẹp của hồ sơ; đảm bảo số lượng và tính hoàn chỉnh của tài liệu để phục vụ công việc lưu trữ. Tài liệu được lưu trữ một cách hiệu quả sẽ đảm bảo tính an toàn và pháp lý cho doanh nghiệp.
3. Các bước trong quy trình quản lý văn thư lưu trữ truyền thống
3.1 Bước 1: Sử dụng các vật dụng để lưu trữ
Để quản lý, lưu trữ tài liệu một cách hiệu quả, cơ quan hoặc tổ chức có thể lựa chọn các phương thức lưu trữ sau:
Sử dụng loại kẹp file, bìa còng để bảo vệ các loại hồ sơ, tài liệu.
Sử dụng tủ treo tường để lưu trữ hồ sơ nếu văn phòng có diện tích hẹp.
Những hồ sơ ít sử dụng có thể được lưu trữ trong thùng hồ sơ và đặt ở các vị trí trong cùng để tiết kiệm không gian lưu trữ.
Đối với những tài liệu thường xuyên sử dụng, người quản lý hãy sắp xếp trong các giá tài liệu hoặc ngăn kéo để dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận nhanh chóng khi cần.
Sử dụng giấy ghi chú để đánh dấu, phân biệt các loại hồ sơ, giúp tăng hiệu quả trong tìm kiếm và quản lý tài liệu.
3.2 Bước 2: Phân loại hồ sơ, tài liệu
Có 3 cách để phân loại hồ sơ, tài liệu giúp quản lý văn thư lưu trữ trở nên dễ dàng hơn:
Phân chia hồ sơ theo dự án.
Phân chia hồ sơ theo chủ đề.
Phân chia hồ sơ theo thời kỳ.
3.3 Bước 3: Sắp xếp tài liệu, hồ sơ
Trong công việc sắp xếp tài liệu, hồ sơ có 3 cách đơn giản như:
Sắp xếp theo thời gian.
Sắp xếp theo mẫu tự.
Sắp xếp theo tính chất hồ sơ.
3.4 Bước 4: Phân loại danh mục hồ sơ, tài liệu
Để tạo điều kiện cho việc tìm kiếm thuận tiện hơn, bạn có thể tạo các thư mục riêng biệt trên máy tính và đưa hồ sơ, tài liệu vào từng thư mục tương ứng. Điều này sẽ giúp tra cứu, sử dụng hồ sơ trở nên dễ dàng, đặc biệt khi có số lượng lớn hồ sơ và tài liệu.
3.5 Bước 5: Lưu trữ
Quản lý văn thư lưu trữ có nhiều phương pháp khác nhau như lưu trữ trong kho, tạo bản sao mềm để sử dụng. Trong đó, có một phương pháp phổ biến hiện nay là tạo danh sách hồ sơ, tài liệu trong một bảng tính Excel, cho phép liên kết với các tập tin và hình ảnh để lưu trữ.
3.6 Bước 6: Theo dõi và cập nhật trong hồ sơ
Để đảm bảo việc tìm kiếm hiệu quả hơn, bộ phận văn thư cần cập nhật đầy đủ hồ sơ và chứng từ trên hệ thống khi có bất kỳ văn bản hay tài liệu mới nào. Đồng thời, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra định kỳ, bổ sung các giấy tờ, hồ sơ còn thiếu.
4. Những quy định chung trong quản lý văn thư lưu trữ
Công việc quản lý văn thư, giấy tờ là một hoạt động quan trọng, có tính chất pháp lý, đòi hỏi phải tuân thủ các quy định đã được ban hành. Dưới đây là một số quy định chung về việc lưu trữ văn thư mà doanh nghiệp cần nắm vững.
4.1 Quy định về một số từ ngữ chuyên ngành
Nghị định 30 bổ sung giải thích một số từ ngữ như:
Văn bản: Là thông tin truyền tải bằng ngôn ngữ ký hiệu, hình ảnh trong hoạt động của cơ quan, tổ chức tuân theo quy định đã đặt ra.
Văn bản chuyên ngành: Là văn bản được phát hành trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của một ngành nghề, do người đứng đầu cơ quan hoặc tổ chức đó quy định.
Văn bản hành chính: Là văn bản được hình thành nhằm hướng dẫn, điều hành và giải quyết công việc tại các cơ quan, tổ chức.
Văn bản điện tử: Là hình thức lưu văn bản dưới dạng thông điệp được tạo lập từ văn bản giấy và trình bày đúng theo thể thức đã quy định.
4.2 Nguyên tắc, yêu cầu trong công tác văn thư lưu trữ
Công tác quản lý văn thư lưu trữ cần được thực hiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc tiếp nhận, đăng ký các văn bản đi và đến sẽ được tập trung quản lý tại văn thư cơ quan, trừ những văn bản được yêu cầu đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ văn bản
5.1 Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin
Trong thời đại 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý văn thư lưu trữ đã trở thành xu hướng tất yếu. Khi đó, chuẩn hóa quy trình văn thư và tài liệu lưu trữ là một cách tối ưu hóa thời gian, tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu suất làm việc. Điều này giúp giảm áp lực cho người làm công tác văn thư lưu trữ và đảm bảo xử lý văn bản nhanh chóng, kịp thời, liên tục.
5.2. Quản lý văn thư hiệu quả với phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management
Bên cạnh lưu trữ bằng cách thủ công, việc sử dụng phần mềm quản lý tài liệu chuyên dụng là một giải pháp hiệu quả cho các tổ chức hiện nay. Sở hữu các tính năng thông minh và mạnh mẽ, phần mềm Văn phòng số 1C:Document Management sẽ hỗ trợ tự động hóa công tác lưu trữ văn thư, mang lại sự minh bạch, rõ ràng.
Tính năng nổi bật:
Cho phép quản lý toàn bộ văn bản, tài liệu, hồ sơ tập trung trên một nền tảng duy nhất, dễ dàng khởi tạo, truy xuất và xử lý thông tin theo yêu cầu.
Hỗ trợ quản lý các tài liệu đã được số hóa theo hệ thống quy củ, nhanh chóng, đơn giản.
Phân quyền truy cập chi tiết theo từng loại văn bản, từng phòng ban, cá nhân, tuyệt đối an toàn, bảo mật thông tin.
Cung cấp đầy đủ các tính năng quản lý các loại văn bản bao gồm văn bản đến, văn bản đi, văn bản nội bộ, hợp đồng, giúp quản lý văn thư khoa học và thông minh.
Tích hợp ứng dụng di động miễn phí giúp quản lý văn thư mọi lúc, mọi nơi.
Bài viết trên, 1C Việt Nam đã chia sẻ về tầm quan trọng cũng như quy trình quản lý văn thư lưu trữ hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp doanh nghiệp tìm được giải pháp tối ưu trong công tác quản lý văn thư. Liên hệ tới 1C Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn và triển khai phần mềm quản lý văn thư chuyên nghiệp, nhanh chóng.