Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Mục tiêu ngắn hạn là gì? Chi tiết các bước thiết lập từ A-Z
1C Việt Nam
(11.09.2024)

Mục tiêu ngắn hạn là gì? Chi tiết các bước thiết lập từ A-Z

Việc hiểu mục tiêu ngắn hạn là gì, biết cách đặt mục tiêu ngắn hạn là bước đệm quan trọng cho cá nhân và doanh nghiệp trên hành trình tìm kiếm những kết quả to lớn hơn. Trong bài viết dưới đây, 1C Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết về khái niệm mục tiêu ngắn hạn cũng như cách xây dựng mục tiêu ngắn hạn hiệu quả. Tham khảo ngay!

1. Mục tiêu ngắn hạn là gì?

Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu có thời gian hoàn thành trong khoảng vài tháng đến một năm. Đây là những mục tiêu tập trung vào việc giải quyết các vấn đề hiện tại và tạo ra các bước đà nhất định để hỗ trợ cho việc đạt mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn thường bao gồm việc hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể như tăng doanh số bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm.

mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu có thời gian hoàn thành trong khoảng vài tháng đến một năm

2. Khi nào cần xác định mục tiêu ngắn hạn?

Thiết lập mục tiêu ngắn hạn trong công việc đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực trong công việc và trong cuộc sống. Dưới đây là một số tình huống cụ thể cần thiết lập mục tiêu ngắn hạn:

  • Khi có mục tiêu dài hạn: Mục tiêu ngắn hạn giúp biến những kế hoạch to lớn trở thành những bước hành động cụ thể và khả thi hơn. Từ đó hỗ trợ cho quá trình thực hiện các mục tiêu dài hạn.
  • Khi cảm thấy mất động lực: Mục tiêu ngắn hạn tập trung vào những thành tựu nhỏ, dễ đạt được trong thời gian ngắn, giúp tạo động lực và tăng sự tự tin. Việc xác định mục tiêu ngắn hạn cũng giúp doanh nghiệp tìm được điểm bắt đầu và xây dựng quy trình làm việc năng suất.
  • Khi muốn đánh giá hiệu quả của các hoạt động: Thiết lập mục tiêu ngắn hạn giúp nhà quản trị có cơ sở để đo lường được tính hiệu quả của các hoạt động hay chiến dịch. Bằng cách so sánh tiến trình thực tế với mục tiêu đã đặt ra, doanh nghiệp có thể đánh giá xem liệu hoạt động đang tiến triển theo đúng kế hoạch ngắn hạn hay không.
mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong cv
Mục tiêu ngắn hạn giúp biến những kế hoạch lớn thành những bước hành động cụ thể và khả thi hơn

>>>> XEM THÊM: Cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và mẫu file Excel mới nhất

3. Xác định mục tiêu ngắn hạn có lợi ích gì?

Việc hiểu mục tiêu ngắn hạn là gì cũng như biết cách áp dụng vào thực tế có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích cụ thể mà mục tiêu ngắn hạn có thể đem lại:

  • Tạo động lực và sự tập trung: Mục tiêu ngắn hạn trong công việc giúp doanh nghiệp tập trung vào nhiệm vụ cụ thể và cung cấp động lực để hoàn thành chúng. Bên cạnh đó, các cột mốc nhỏ cho người thực hiện biết rõ những gì cần đạt được, khi nào cần đạt được để luôn phấn đấu và vượt qua thử thách. 
  • Bước đệm cho mục tiêu dài hạn: Mục tiêu trong ngắn hạn cung cấp lộ trình đúng đắn, chi tiết và cụ thể để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu dài hạn dễ dàng hơn.
  • Cải thiện hiệu suất và kết quả công việc: Mục tiêu ngắn hạn xác định những nhiệm vụ quan trọng và thứ tự ưu tiên trong công việc. Từ đó, người thực hiện có thể tập trung nguồn lực vào những việc cần thiết và cải thiện hiệu suất làm việc. 
  • Giảm thiểu trì hoãn: Phân chia nhiệm vụ lớn thành các bước nhỏ để nhà quản trị dễ quản lý hơn. Đồng thời, việc này cũng giúp người thực hiện tập trung vào nhiệm vụ cụ thể tại một thời điểm nhất định và tránh trì hoãn. 
  • Giảm áp lực: Mục tiêu ngắn hạn thường đơn giản và ít áp lực hơn các mục tiêu dài hạn. Chi nhỏ mục tiêu cũng giúp người thực hiện cảm thấy thoải mái và có động lực để hoàn thành. 
mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu trong ngắn hạn cung cấp lộ trình đúng đắn, là bước đệm cho mục tiêu dài hạn

4. Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn khác nhau như thế nào?

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn vốn là hai khái niệm song hành với nhau. Để hiểu rõ hơn mục tiêu ngắn hạn là gì và tránh bị nhầm lẫn với mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây: 

Mục tiêu

Ngắn hạn

Dài hạn

Mốc thời gian

Công việc ngắn hạn có thể đo theo tuần, tháng, quý.

Thường đo bằng năm hoặc không có mốc xác định.

Hoạch định chiến lược

Thường gắn liền với vấn đề và tính hình hiện tại của cá nhân, doanh nghiệp. 

Gắn liền với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp hoặc cuộc đời của mỗi cá nhân. 

Khó khăn

Mục tiêu ngắn hạn đòi hỏi sự tập trung và đầu tư để hoàn thành trong thời hạn nhất định.

Mục tiêu dài hạn đòi hỏi sự kiên nhẫn vì kết quả thường đến sau một thời gian dài. 

Tính linh hoạt

Tính linh hoạt không cao do mục tiêu ngắn hạn thường có thời hạn rõ ràng, khó thay đổi.

Tính linh hoạt cao do có thời gian thực hiện dài hơn. Mục tiêu dài hạn cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đến từ môi trường bên ngoài. 

Số lượng

Có thể thực hiện cùng lúc nhiều mục tiêu ngắn hạn.

Hiếm có mục tiêu dài hạn nào có thể thực hiện đồng thời.

5. Các cách xây dựng mục tiêu ngắn hạn hiệu quả

Vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu ngắn hạn hiệu quả? Dưới đây là các bước cụ thể do 1C Việt Nam tổng hợp để doanh nghiệp có thể tham khảo. 

5.1 Bước 1: Xác định mục tiêu ngắn hạn

Việc xác định rõ ràng mục tiêu là rất quan trọng. Các mục tiêu ngắn hạn trong công việc thường gắn liền với tình hình thực tế cũng như giải quyết các vấn đề hiện tại. Mục tiêu này có thể liên quan đến sức khỏe, sự nghiệp, gia đình hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác trong doanh nghiệp. Đặc biệt khi đặt mục tiêu, doanh nghiệp cần chắc chắn mục tiêu có tính khả thi cũng như có thể đo lường được. 

mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Việc xác định rõ ràng mục tiêu là rất quan trọng

5.2 Bước 2: Chọn phương pháp thiết lập mục tiêu ngắn hạn

Có khá nhiều phương pháp giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu. Tùy vào nhu cầu cũng như quy trình vận hành, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai chiến lược mục tiêu dưới đây:

  • Phương pháp SMART: Được cấu thành bởi 5 chữ cái đầu của Specific (cụ thể) - Measurable (có thể đo lường) - Achievable (có tính khả thi) - Relevant (liên quan đến mục tiêu chung) - Time bound (có thời hạn rõ ràng). SMART là chiến lược giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu một cách chi tiết và rõ ràng nhất.
  • Phương pháp OKRs (Objectives and Key Results): Là phương pháp quản trị theo Mục tiêu và Kết quả then chốt. Trong đó, mục tiêu là những điều doanh nghiệp mong muốn trong tương lai và kết quả then chốt là những cột mốc nhỏ có thể đo lường được. 
mục tiêu ngắn hạn
SMART là chiến lược giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu một cách chi tiết và rõ ràng nhất

>>>> TÌM HIỂU NGAY: OKR là gì? Tổng hợp mọi thông tin về mô hình OKR

5.3 Bước 3: Theo dõi tiến độ

Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá kết quả của các mục tiêu ngắn hạn đã đặt ra. Nhà quản trị có thể ứng dụng một số phần mềm kỹ thuật số hoặc phương pháp sổ bút truyền thống. Việc thường xuyên theo dõi sẽ giúp doanh nghiệp nắm được tình hình thực tế cũng như đưa ra được giải pháp kịp thời khi có vấn đề xảy ra. 

mục tiêu dài hạn trong cv
Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá kết quả của các mục tiêu ngắn hạn đã đặt ra

>>>> ĐỌC THÊM: Sự khác nhau giữa OKR và KPI là gì? Nên sử dụng chỉ tiêu nào?

6. Cách viết mục tiêu ngắn hạn trong CV

Bên cạnh vai trò định hướng các hoạt động của doanh nghiệp, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV cũng cực kỳ quan trọng. Mục tiêu ngắn hạn thể hiện những điều mà ứng viên mong muốn đạt được hoặc kết quả công việc cụ thể tại vị trí ứng tuyển. Thông thường, mục tiêu ngắn hạn trong CV được diễn đạt như sau: Áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được ở trường vào công việc, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Dưới đây là ví dụ: Mục tiêu ngắn hạn trong CV là tôi mong muốn hoàn thành 100% công việc được giao cũng như có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng chiến lược Content của công ty.

mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn thể hiện mong muốn phấn đấu của ứng viên

Như vậy, bài viết trên đã trình bày chi tiết các kiến thức liên quan đến mục tiêu ngắn hạn là gì cũng như cách áp dụng khi cần thiết. Mong rằng quý doanh nghiệp đã có thêm những kiến thức bổ ích. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp nên kết hợp sử dụng phần mềm 1C:Company Management. Đây là một phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện, kết nối nhiều phòng ban lại với nhau, từ đó giúp công bố mục tiêu rộng rãi để mọi thành viên trong công ty đều thực hiện chuẩn chỉnh, đồng thời theo dõi tiến trình mục tiêu mục tiêu của từng vị trí, chức vụ. Nếu muốn tìm hiểu thêm về phần mềm, vui lòng liên hệ 1C Việt Nam để biết thêm chi tiết. 

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay