Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh, doanh nghiệp cần có một hệ thống quản trị mục tiêu hiệu quả để đạt được thành công. Trong đó, OKR (Objectives and Key Results) được coi là một trong những phương pháp phổ biến, ưa chuộng nhất. Vậy OKR là gì? OKR hoạt động như thế nào? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, OKR ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng để tạo ra sự liên kết giữa các cấp độ trong tổ chức và thúc đẩy sự đổi mới. Tham khảo ngay nội dung chi tiết dưới đây để tìm hiểu cụ thể về những thông tin cơ bản, cần thiết nhất của phương pháp hữu ích này:
OKR là phương pháp quản trị theo mục tiêu và kết quả, giúp liên kết mục tiêu các cá nhân, đội nhóm trong tổ chức đảm bảo tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều cùng hướng tới mục tiêu chung.
OKR viết tắt của từ gì? Đây là phương pháp quản lý được viết tắt từ Objective Key Results. OKR giúp liên kết nội bộ tổ chức và các cá nhân trong công ty, bằng cách xác định 2 yếu tố chính: Mục Tiêu (Objective) và Kết quả then chốt (Key Result). Trong đó:
>>>> XEM THÊM: Key result là gì? Cách xây dựng OKRs chi tiết, hiệu quả
Bên cạnh những băn khoăn về OKR là gì hay OKR là viết tắt của từ gì thì nguyên lý hoạt động cũng là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu. Mục tiêu OKR luôn được đặt ra một cách rõ ràng và mang tính thách thức, cao hơn so với năng lực hiện tại của nhân viên. Điều này nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc và sáng tạo, giúp phát huy tối đa tiềm năng của nhân viên. Tuy nhiên, OKR không được sử dụng để đánh giá năng suất làm việc của đội ngũ nhân sự.
Ngoài ra, kết quả then chốt của OKR là yếu tố quan trọng giúp kết nối giữa tham vọng và thực tế. Dẫu vậy, doanh nghiệp cần lưu ý, không hề dễ dàng để xác định chính xác kết quả này. Do đó, tổ chức cần gắn kết quả then chốt với các cột mốc cụ thể để có thể định lượng và đo lường được.
Được sử dụng để thiết lập, theo dõi và đánh giá tiến độ đạt được mục tiêu của tổ chức, nhóm hoặc cá nhân do vậy OKR có thể được chia thành hai loại chính: OKR cam kết và OKR mở rộng (khát vọng).
OKR cam kết là những mục tiêu mà tổ chức, nhóm hoặc cá nhân có thể đạt được trong khoảng thời gian đã định. Đây là những mục tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ thành công của tổ chức trong việc đạt được các mục tiêu chính và cốt lõi. Để xác định OKR cam kết, cần trả lời các câu hỏi sau:
OKR mở rộng (khát vọng) là những OKR mà tổ chức, nhóm hoặc cá nhân có tham vọng đạt được nhưng khả năng hoàn thành 100% là gần như không thể. OKR mở rộng được sử dụng để kích thích sự đổi mới và sáng tạo, thường xác định thông qua các câu hỏi sau:
Mô hình OKR là một hệ thống quản trị mục tiêu, trong đó mỗi mục tiêu được chia thành các kết quả then chốt (key results) để đo lường và đánh giá. Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp có quy mô từ lớn đến nhỏ, giúp tổ chức đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.
Ví dụ OKR:
Ứng dụng phương pháp quản trị mục tiêu OKR, một công ty công nghệ đề ra mô hình OKR trong quý I năm 2024 như sau:
>>>> TÌM HIỂU THÊM: 5 whys là gì? Cách ứng dụng 5 whys tìm ra gốc rẽ vấn đề
Vốn là phương pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn trong quá trình hoạt động nên nếu hiểu rõ OKR là gì, ưu nhược điểm của OKR và áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp đem lại những lợi ích quan trọng cho tổ chức như:
Phương pháp quản trị OKR được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ khả năng hỗ trợ đơn vị kinh doanh tập trung vào các mục tiêu quan trọng, liên kết các cấp độ trong tổ chức và tạo động lực cho nhân viên. Để triển khai OKR thành công, đạt được những lợi ích nổi bật trên, tổ chức cần thực hiện đầy đủ theo quy trình 8 bước sau:
Objective là mục tiêu tổng quát, mang tính định hướng cho doanh nghiệp. Key Result là các kết quả cụ thể, đo lường được, cần đạt được để thực hiện mục tiêu. Khi xác định Objective và Key Result, đơn vị cần lưu ý các nguyên tắc sau:
Doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản lý OKR sẵn có hoặc xây dựng hệ thống quản lý riêng. Hệ thống này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Đây là bước quan trọng để thu thập ý kiến, hoàn thiện chiến lược OKR. Trong cuộc họp, cần thảo luận về các vấn đề sau:
Sau khi đã thống nhất chiến lược OKR, cần phổ biến đến toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Việc này giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu và kết quả cần đạt được, từ đó tích cực chủ động trong công việc.
Tại từng bộ phận, trưởng bộ phận sẽ triển khai công việc về cho nhân viên. Sau đó, hai bên sẽ cùng nhau phân tích công việc, chia sẻ quan điểm và mong muốn để thống nhất nhiệm vụ phù hợp cho từng cá nhân.
Sau khi đã triển khai OKR cho nhân viên, trưởng các phòng sẽ tổng hợp lại ý kiến và gửi về cho ban lãnh đạo để phê duyệt và thống nhất thời gian thực hiện. Tiếp đó, OKR sẽ được trình bày trong cuộc họp toàn công ty và triển khai hướng đi cụ thể để đạt kết quả mong đợi.
Theo dõi và đánh giá OKR cá nhân là một bước quan trọng trong quá trình triển khai OKR. Việc này giúp cho mỗi cá nhân làm việc hiệu quả, chủ động và tự giác trong công việc, từ đó tăng năng suất công việc.
Trong giai đoạn đầu triển khai OKR, các cấp quản lý cần thường xuyên giám sát, điều chỉnh trong quá trình nhân viên thực hiện. Sau đó khi nhân viên hiểu rõ về quy trình và thành thạo cách thực hiện OKR, công ty có thể lựa chọn theo dõi và đánh giá thông qua các phần mềm quản lý OKR.
Chấm điểm OKR là quá trình đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu dựa trên các Key Result. Điểm trung bình của các Key Result sẽ được dùng để xác định mức độ hoàn thành Objective. Dựa vào thang điểm từ 0 - 1.0, cách đánh giá OKR cụ thể như sau:
>>>> THAM KHẢO NGAY: Mô hình Canvas là gì? 8 bước lập kế hoạch canvas hiệu quả
OKR là một giải pháp quản lý mục tiêu hiệu quả, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng thành công. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi triển khai OKR:
Đây là lỗi phổ biến nhất, dẫn đến việc triển khai OKR không hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp và cá nhân không hiểu rõ về các khái niệm, nguyên tắc của OKR, dẫn đến việc thiết lập mục tiêu không phù hợp, không thể đo lường được hoặc không có sự liên kết giữa các cấp độ phòng ban.
Mục tiêu OKR nên là những mục tiêu thách thức giúp thúc đẩy sự phát triển và đổi mới. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo tính khả thi, tránh quá khó khăn sẽ khiến mọi người nản lòng và bỏ cuộc.
OKR nên tập trung vào tối đa 3 mục tiêu quan trọng nhất trong mỗi quý. Việc đặt quá nhiều mục tiêu OKR sẽ khiến việc đạt được tất cả KR trở nên khó khăn và có thể dẫn đến tình trạng bỏ quên một số kết quả cần đạt được quan trọng.
Mục tiêu và kết quả chính (KRs) của các cấp độ trong tổ chức khác nhau cần được liên kết với nhau như những viên gạch trong một tòa nhà. Nếu mỗi viên gạch không nằm đúng vị trí của mình, tòa nhà sẽ không thể vững chắc và cao tầng.
Theo dõi và đánh giá thường xuyên là một hoạt động quan trọng trong quá trình thiết lập và thực hiện mục tiêu OKR. Việc này giúp doanh nghiệp nắm bắt được tiến độ thực hiện mục tiêu, phát hiện sớm các vấn đề phát sinh, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nếu không theo dõi thường xuyên, công ty sẽ chậm trễ trong việc nắm bắt được tình hình thực tế, dẫn đến nguy cơ thất bại trong việc đạt được mục tiêu.
Lãnh đạo có vai trò truyền cảm hứng, định hướng và tạo điều kiện cho việc triển khai OKR. Nếu lãnh đạo không cam kết và ủng hộ OKR, sẽ khó có thể tạo ra sự đồng thuận và sự tham gia tích cực của nhân viên, dẫn đến việc triển khai OKR không hiệu quả.
OKR (Objectives and Key Results) - phương pháp quản trị mục tiêu được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới, giúp định hướng chiến lược, tập trung nguồn lực, thúc đẩy sự đổi mới và đo lường hiệu quả hoạt động. Dưới đây là top 3 đơn vị kinh doanh đã áp dụng thành công OKR:
VNG
Là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia với nhiều sản phẩm và dịch vụ nổi tiếng, VNG đã áp dụng OKR từ năm 2014. Bằng cách liên kết các mục tiêu cá nhân với các mục tiêu chung của công ty, OKR đã giúp VNG đẩy nhanh quá trình ra quyết định, tăng cường sự minh bạch và thúc đẩy sự đổi mới.
Grab
Trước đây, Grab công ty công nghệ vận tải và thanh toán điện tử, có hệ thống quản trị mục tiêu chưa rõ ràng, khiến cho việc tập trung nguồn lực và nâng cao hiệu suất gặp nhiều khó khăn. Sau đó vào năm 2014, công ty đã quyết định áp dụng OKR, nhờ vậy, Grab xác định được những mục tiêu trọng tâm cần tập trung, giúp cho doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô và thị phần.
John Doerr, một trong những nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nhất thế giới, là người đã giới thiệu hệ thống OKR (Objectives and Key Results) cho Google vào năm 2000. Được sự đồng ý của những lãnh đạo cấp cao, ông đã giúp Google áp dụng thành công hệ thống này, góp phần vào sự phát triển vượt bậc của công ty. Hiện tại, Google sử dụng OKR để định hướng và đo lường hiệu quả hoạt động của toàn tổ chức.
Intel
Andy Grove, gia nhập Intel với vị trí CEO năm 1974 và ngay lập tức nhận thấy Intel đang cần chuyển đổi hoạt động kinh doanh tập trung sang vi xử lý. Trên cơ sở này ông đã giới thiệu phương pháp quản trị OKR đến với công ty. Tuy nhiên, phải đến năm 1975, phương pháp này mới được áp dụng một cách toàn diện.
OKR đã giúp Intel đạt được mục tiêu chuyển đổi này một cách hiệu quả, cho phép Intel tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất, đồng thời tạo ra sự gắn kết và phối hợp giữa các nhóm làm việc. Thành công của OKR tại Intel cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp Andy Grove trở thành một trong những CEO vĩ đại nhất trong lịch sử.
Như vậy, 1C Việt Nam đã phân tích định nghĩa OKR là gì cũng như gợi ý các bước xây dựng OKR cho doanh nghiệp. Để triển khai OKR thành công, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tư tưởng, văn hóa và nguồn lực. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp cũng có thể ứng dụng giải pháp chuyển đổi số mạnh mẽ như phần mềm 1C:Company Management. Đây là phần mềm tự động hóa công tác quản trị cho các doanh nghiệp sản xuất SMEs, kết nối tất cả bộ phận trong tổ chức thông qua nhiều tính năng ưu việt, thông minh. Mọi thông tin về giải pháp này, vui lòng liên hệ 1C Việt Nam ngay hôm nay. Đội ngũ của chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp 24/7.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: