Kiến thức quản trị
Trang chủ Giải pháp Tin tức Chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh bài bản từ A-Z
1C Việt Nam
(05.05.2024)

Chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh bài bản từ A-Z

Lập kế hoạch kinh doanh là điều không thể thiếu trong mỗi dự án mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc hoàn thành các mục tiêu đề ra. Vậy lập kế hoạch kinh doanh là gì? Và quy trình các bước triển khai ra sao? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!

>>> ĐỌC THÊM: Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc áp dụng

1. Lập kế hoạch kinh doanh là gì?

Lập kế hoạch kinh doanh là một bản tài liệu chi tiết, trong đó mô tả các mục tiêu kinh doanh, chiến lược và cách triển khai để đạt được những mục tiêu đó. Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp đánh giá, phân tích và theo dõi tiến trình kinh doanh. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa khả năng hoàn thành mục tiêu, giảm thiểu rủi ro và thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như ngày nay.

lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh giúp đánh giá, phân tích và theo dõi tiến trình kinh doanh

>>>> XEM THÊM: 5 mô hình ra quyết định hỗ trợ doanh nghiệp hiểu quả nhất 

2. Tầm quan trọng của lập kế hoạch trong kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh có vai trò then chốt trong việc xác định hướng phát triển của doanh nghiệp, giúp mang lại nhiều lợi ích quan trọng, cụ thể:

  • Xác định mục tiêu, hướng phát triển: Việc lập kế hoạch giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển, đảm bảo sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch kinh doanh giúp xác định nguồn lực và tài chính để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đồng thời kế hoạch giúp cho việc xác định nguồn vốn, dự báo doanh thu và chi phí.
  • Quản lý rủi ro: Lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận diện và đánh giá rủi ro tiềm ẩn, từ đó đề xuất biện pháp phòng ngừa rủi ro, tăng cường khả năng ứng phó với tình huống không mong muốn và giảm thiểu tác động tiêu cực.
  • Quản lý dòng tiền hiệu quả: Lập kế hoạch hiệu quả giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền hiệu quả bao gồm chi phí, tài sản, nợ và ngân sách dự trù để tránh lãng phí nguồn lực không cần thiết.
  • Giao tiếp và hợp tác nhanh chóng: Kế hoạch kinh doanh là công cụ quan trọng để giao tiếp ý tưởng và mục tiêu của doanh nghiệp với các bên liên quan, ngoài ra giúp đi đến đồng thuận chung trong chiến lược phát triển kinh doanh.
  • Đánh giá và theo dõi: Kế hoạch chi tiết cung cấp cơ sở để đánh giá, theo dõi hiệu quả hoạt động kinh doanh và giúp đo lường tiến độ đạt được mục tiêu, phân tích hiệu quả của các hoạt động điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết.
cách lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh có vai trò then chốt trong việc xác định hướng đi và quản lý hoạt động kinh doanh

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Servant Leadership là gì? Toàn bộ thông tin về Servant Leadership

3. Các bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất

Trước khi doanh nghiệp bước vào thế giới kinh doanh, việc lập kế hoạch là bước để định hình chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp. Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị hay doanh nghiệp cần tuân thủ theo các bước để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả:

3.1. Xác định mục tiêu kinh doanh cụ thể và rõ ràng

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu kinh doanh tổng quát và phân chia chúng thành các mục tiêu cụ thể. SMART cùng việc đặt thời hạn cụ thể giúp theo dõi và đánh giá tiến triển. Đồng thời, nguyên tắc giúp đánh giá khả năng đạt được mục tiêu dựa trên tài nguyên, thị trường và cạnh tranh.

lập kế hoạch kinh doanh
Xác định mục tiêu kinh doanh là bước đòi hỏi doanh nghiệp xác định mục tiêu tổng quát

3.2. Nghiên cứu, phân tích thị trường kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp đánh giá thị trường để hiểu rõ về nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và cơ hội tiềm năng. Nhà quản trị có thể sử dụng phương pháp như phỏng vấn, khảo sát và xem xét dữ liệu thống kê,... để thu thập thông tin. 

bản kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp đánh giá thị trường để hiểu rõ về nhu cầu khách hàng

3.3. Phân tích, đánh giá SWOT 

Phân tích SWOT là bước quan trọng để đánh giá môi trường nội bộ và ngoại vi của doanh nghiệp. Tại đây, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức giúp xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. 

lập kế hoạch kinh doanh
Phân tích SWOT là bước quan trọng để đánh giá môi trường nội bộ, ngoại vi của doanh nghiệp

3.4. Xác định mô hình tổ chức kinh doanh phù hợp

Để xác định một mô hình kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố sau: lĩnh vực kinh doanh, khách hàng mục tiêu, giá trị cung cấp, kênh phân phối, mối quan hệ với khách hàng và nguồn thu nhập. Mô hình kinh doanh là cách mà doanh nghiệp tạo ra và phân phối giá trị cho khách hàng, từ đó thu lợi nhuận.

bảng kế hoạch kinh doanh
Mô hình kinh doanh là cách mà doanh nghiệp tạo ra, phân phối giá trị cho khách hàng

3.5. Lập kế hoạch Marketing hiệu quả giúp thu hút khách hàng

Lập kế hoạch Marketing là bước then chốt trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Nó tập trung vào việc định rõ mục tiêu, đối tượng khách hàng, kênh truyền thông và ngân sách Marketing. Một chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, tăng doanh số bán hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh. Đồng thời, quá trình này cũng cần linh hoạt, liên tục được theo dõi, đánh giá và điều chỉnh để phản ứng với yêu cầu thị trường biến động trong môi trường kinh doanh.

lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng

3.6. Quản lý nhân sự để đảm bảo hoạt động suôn sẻ

Xây dựng chiến lược quản lý nhân sự để đảm bảo hoạt động suôn sẻ của doanh nghiệp. Đầu tiên, việc dự báo nhu cầu nhân sự trong tương lai, bao gồm số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn và kỹ năng, giúp doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng, phát triển nhân lực phù hợp, xây dựng quy trình phối hợp giữa các phòng ban hiệu quả. Việc điều chỉnh chính sách và quy trình của công ty để phản ánh nhu cầu và mong muốn của nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một môi trường làm việc tích cực.

xây dựng kế hoạch kinh doanh
Doanh nghiệp tạo môi trường khuyến khích sự sáng tạo, đào tạo, phát triển nhân sự

3.7. Lập kế hoạch tài chính, quản lý nguồn lực hiệu quả

Thiết lập kế hoạch tài chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp định rõ các mục tiêu tài chính cụ thể như doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất sinh lời. Kế hoạch này là căn cứ để doanh nghiệp xác định những gì họ muốn đạt được và lập ra chiến lược để tiến tới mục tiêu đó. Đây là một bước quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh, đồng thời là cơ sở để định hình và quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch tài chính giúp xác định mục tiêu tài chính cụ thể, từ doanh thu đến lợi nhuận

Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp liên tục phải đánh giá và điều chỉnh lại bản kế hoạch để đảm bảo phù hợp với thực tế. Nhà quản trị cần đánh giá kỹ mục tiêu, tính khả thi và thực tế của kế hoạch tài chính, qua đó điều chỉnh một cách kịp thời và phù hợp. Doanh nghiệp cũng có thể nhờ thêm sự hỗ trợ từ các phần mềm quản lý doanh nghiệp để nắm được tình hình kinh doanh tổng thể, từ đó đưa ra các kế hoạch kinh doanh chuẩn xác hơn. 

4. Những lưu ý quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Những lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo sự thành công và bền vững trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là những điều nên lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh giúp kế hoạch diễn ra suôn sẻ và thành công:

4.1. Phải có một tầm nhìn dài hạn và mục tiêu cụ thể

Trước khi bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, quá trình phác thảo ý tưởng kinh doanh cơ bản là rất quan trọng. Việc đặt ra các câu hỏi như "Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào?" giúp xác định rõ các bước phác thảo cho kế hoạch kinh doanh.

các bước lập kế hoạch kinh doanh
Trả lời cho "Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào?" giúp xác định rõ bước phác thảo cho kế hoạch kinh doanh

4.2. Đặt ra những mục tiêu SMART 

Một lưu ý khác là doanh nghiệp nên đặt ra mục tiêu tổng quát và chia nhỏ thành các mục tiêu cụ thể, tuân thủ theo nguyên tắc SMART. Nhà quản trị cũng cần đặt thời hạn cụ thể giúp theo dõi và đánh giá quá trình.

lập kế hoạch kinh doanh
Doanh nghiệp nên đặt ra mục tiêu tổng quát và chia nhỏ thành các mục tiêu cụ thể

4.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, phân tích thị trường mục tiêu

Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng trong lập kế hoạch kinh doanh. Khảo sát thị trường giúp đánh giá sự phù hợp của sản phẩm/dịch vụ với xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng, đồng thời quyết định sự thành công của kế hoạch.

cách xây dựng kế hoạch kinh doanh
Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng trong lập kế hoạch kinh doanh

4.4. Tạo ra giá trị cho khách hàng

Kế hoạch nên tập trung vào chuyên môn và kinh nghiệm khi đưa ra quyết định đầu tư kinh doanh. Hiểu rõ điểm mạnh và tập trung làm nổi bật trong ý tưởng kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và vượt qua đối thủ.

lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch nên tập trung vào chuyên môn và kinh nghiệm khi đưa ra quyết định đầu tư

4.5. Đảm bảo rằng kế hoạch minh bạch và trung thực

Nhà quản lý nên đặc biệt lưu ý rằng phải đảm bảo kế hoạch kinh doanh minh bạch và trung thực. Để đạt được điều này, nhà quản lý cần xác minh các thông tin, đảm bảo dữ liệu chính xác và có tính ứng dụng cao, không đánh giá quá mức tiềm năng của doanh nghiệp. 

cách lập kế hoạch kinh doanh
Nên đặc biệt lưu ý đảm bảo kế hoạch kinh doanh phải minh bạch

5. Mẫu lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, đơn giản  

5.1. Bảng kế hoạch hành động phân tích tiếp thị

Bảng kế hoạch hành động phân tích tiếp thị giúp phát triển kế hoạch tiếp thị của chiến lược tiếp thị tổng thể và cung cấp phương tiện để phân tích và đánh giá hiệu suất các chiến lược tiếp thị.

bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết
Bảng kế hoạch hành động phân tích tiếp thị cung cấp phương tiện để phân tích và đánh giá

5.2. Bản kế hoạch tiếp thị hoàn chỉnh 

Bản mẫu kế hoạch marketing Excel hoàn chỉnh bao gồm chiến lược giá, tiếp thị điện tử, lựa chọn kênh quảng cáo, quan hệ công chúng và hoạt động vận hành tiếp thị. Bản mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên Excel tập trung vào việc tiếp cận khách hàng tiềm năng qua các kênh tiếp thị đa dạng.

lập kế hoạch kinh doanh
Bản tập trung vào việc tiếp cận khách hàng tiềm năng qua các kênh tiếp thị đa dạng

5.3. Mẫu kế hoạch tiếp thị bán hàng chi tiết 

Mẫu kế hoạch tiếp thị bán hàng chi tiết mô tả chi tiết công việc hàng tháng trong quá trình tiếp thị và bán hàng. Mẫu bao gồm phân tích ABC, khung kịch bản tương lai và chiến lược bán hàng.

bản kế hoạch kinh doanh chi tiết
Mẫu kế hoạch tiếp thị bán hàng chi tiết mô tả chi tiết công việc hàng tháng

5.4. Bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết tiếp thị kỹ thuật số

Bảng kế hoạch kinh doanh mẫu tiếp thị kỹ thuật số xây dựng kế hoạch dựa trên nhu cầu của khách hàng và mục tiêu chiến lược. Bảng kế hoạch tập trung vào việc thiết lập mục tiêu cụ thể và đảm bảo tính khả thi và thực hiện được của chúng.

lập kế hoạch kinh doanh
Bảng kế hoạch kinh doanh tiếp thị kỹ thuật số xây dựng dựa trên nhu cầu của khách hàng và mục tiêu chiến lược

Qua bài viết trên, 1C Việt Nam đã giúp nhà quản trị tìm hiểu về chi tiết lập kế hoạch kinh doanh và giới thiệu những mẫu kế hoạch doanh nghiệp có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin hữu ích trên giúp thiết lập bản kế hoạch kinh doanh đơn giản nhanh chóng. Nếu còn bất kì thông tin thắc mắc nào hãy liên hệ ngay 1C Việt Nam để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Triển khai giải pháp chuyển đổi số
cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay